d) Hiệu quả kinh tế xã hội của công tácXKLĐ thời kỳ 1991
2.2.2. Những hạn chế, thiếu sót của công tácXKLĐ từ năm 1991 đến nay và nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót đó
nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót đó
Khi nền kinh tế của ta chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, các chính sách về XKLĐ cũng được ban hành phù hợp với cơ chế mới. Tuy nhiên trong lĩnh vực này vẫn còn những nhược điểm sau:
a) Việc cụ thể hóa chủ trương XKLĐ ở các cấp ngành trong thời gian đầu còn chậm chạp và thiếu đồng bộ, chưa mạnh dạn đột phá mở rộng thị trường XKLĐ do vậy số lượng lao động xuất khẩu trong thời gian này còn ít. (năm 1991: 1020 người; năm 1992: 810 người; năm 1993: 3.960 người; năm 1994: 9.230 người).
Nước ta đã bỏ lỡ nhiều cơ hội vào các thị trường có nhu cầu sử dụng lực lượng lao động nước ngoài lớn như thị trường Trung Đông, Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông,...
b) Chưa có các văn bản pháp lệnh về công tác XKLĐ, việc quản lý người lao động chưa chặt chẽ. Nhiều người lao động đã tự ý phá bỏ hợp đồng gây mất lòng tin cho phía đối tác và làm tổn hại trên nhiều phương diện cho các công ty cung ứng lao động Việt Nam.
Tại thị trường Hàn Quốc năm 1994 có 3 Công ty Việt Nam ký hợp đồng đưa lao động của ta sang Hàn Quốc. Ba Công ty này đã đưa đi được 3.748 người, trong số này có 55,3% số người bỏ hợp đồng.
Năm 1996 có 8 Công ty cung ứng lao động Việt Nam đưa 4.595 người sang Hàn Quốc. Mặc dù có sự cải tiến về cả tuyển chọn và giáo dục đào tạo nhưng con số phá bỏ hợp đồng vẫn còn 7,26%.
Tại thời điểm tháng 6/1999, Việt Nam có khoảng 9.600 người lao động tại Hàn Quốc, trong đó có tới 3.500 người vi phạm, tự phá bỏ hợp đồng và có 600 người đi du lịch ở lại bất hợp pháp [4, tr.7].
Để đi sang Nhật, người lao động Việt Nam phải trải qua nhiều giai đoạn phức tạp về thủ tục hành chính và cả yêu cầu đào tạo, nhưng mức thu nhập cao. Tuy nhiên, số lượng người lao động bỏ hợp đồng đi tìm chỗ khác lương cao hơn chiếm tới 9,75%, một tỷ lệ cao
nhất so với lao động của các nước khác ở Nhật (tỷ lệ này của Trung Quốc là 1,04%; của Thái Lan là 0,91%; của Philipin là 2,07%; của Inđonexia là 2,54%) [29, tr.7].
Công tác quản lý vi mô còn lỏng lẻo, việc phổ cập thông tin đến người lao động còn ít. Do vậy, nhiều người lao động khi đi phải qua nhiều khâu trung gian, nộp nhiều tiền có nơi đi Nhật phải nộp tới 5.000 USD, đi Hàn Quốc là 4.000 USD và đi Đài Loan gần 3.000 USD.
Do chủ trương cho phép các thành phần kinh tế tham gia XKLĐ, nhiều công ty, doanh nghiệp được cấp giấy phép làm dịch vụ XKLĐ. Điều này một mặt khuyến khích khai thác tốt các thị trường XKLĐ, tăng số lượng XKLĐ trên mọi địa bàn, mặt khác đã tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh. Một số công ty do trình độ kém, không nắm chắc thị trường và công ty môi giới của phía đối tác nên còn nhiều sơ hở trong làm hợp đồng cung ứng lao động gây thiệt hại nghiêm trọng cho cả người lao động lẫn uy tín của các công ty dịch vụ XKLĐ Việt Nam.
c) Thủ tục hành chính còn rườm rà nhất là thủ tục về nhân sự. Mặc dù đã có quy định là thời gian làm thủ tục không quá 2 tuần nhưng ở hầu hết các công ty thời gian này thường kéo dài cả tháng và lâu hơn nữa. Điều đó làm cho tâm lý của người đi bị căng thẳng do chờ đợi, đồng thời đây cũng là nguyên nhân phát sinh các tiêu cực khác.
Công tác xét duyệt, tuyển chọn, đào tạo đội ngũ lao động phục vụ cho chương trình XKLĐ trong thời gian qua còn nhiều nhược điểm. Hệ thống cơ sở đào tạo cho lao động đi làm việc ở nước ngoài chưa được hình thành. Nội dung chương trình đào tạo cho lao động chưa thống nhất. Đặc biệt là ta chưa xây dựng được một kế hoạch đào tạo nguồn lao động đáp ứng với đề án XKLĐ cho thời kỳ 2000 - 2020. Quá trình xuất khẩu lao động của ta chủ yếu dựa vào sự lựa chọn lao động từ nguồn có sẵn trong xã hội. Kế hoạch của các cơ sở đào tạo nghề mới chỉ nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong nước mà chưa tính đến nhu cầu XKLĐ. Cũng do tuyển chọn đào tạo chưa tốt nên chất lượng lao động chưa cao. Hầu hết các chủ nước ngoài đều cho rằng điểm hạn chế của lao động nước ta là trình độ ngoại ngữ kém và thể lực chưa tốt. Một số chuyên gia nước ngoài nhận xét lao động Việt Nam ngại chịu trách nhiệm, thiếu kỹ năng và kinh nghiệm trong tổ chức quản lý, chưa quen với kỷ luật chuẩn mực và thông lệ quốc tế làm việc thiếu tính khoa học...