d) Hiệu quả kinh tế xã hội của công tácXKLĐ thời kỳ 1991
2.3. Những bài học kinh nghiệm chủ yếu rút ra từ công tác xuất khẩu lao động
buôn bán trái phép, tham gia vào các băng đảng, gây rối...
d) Chất lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu, còn nhiều hiện tượng tiêu cực như khai man lý lịch, chạy chọt để qua các vòng khám tuyển,... và khi đi không đủ tiêu chuẩn về ngoại ngữ và trình độ nghề nghiệp, sau khi bàn giao lao động, phía đối tác kiểm tra và trả về, đã gây ảnh hưởng tới uy tín của tổ chức đưa đi và thiệt hại về kinh tế cho người lao động.
Các cơ quan chức năng của nước ta và nước hữu quan chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, chưa có sự phân loại theo trình độ lành nghề để trả lương nên những công nhân có tay nghề cao thường tự ý phá bỏ hợp đồng để tìm đến những nơi có thu nhập và điều kiện làm việc tốt hơn.
e) XKLĐ là một chính sách kinh tế - xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, góp phần tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là đối với tầng lớp người nghèo, nhưng trong hiện thực XKLĐ ở nước ta dường như vẫn chỉ là chính sách cho người giàu, chưa có những giải pháp thiết thực để người nghèo cũng có thể tham gia xuất khẩu lao động. Vì thế chính sách XKLĐ chưa thực sự đi vào đời sống của quảng đại quần chúng nhân dân.
g) Các doanh nghiệp được phép XKLĐ còn chạy theo lợi ích riêng trước mắt, chưa kết hợp lợi ích của công ty với lợi ích của quốc gia và người lao động. Do vậy ký kết hợp đồng để trả lương người lao động chưa thỏa đáng. Mặt khác, chi phí để làm thủ tục đi lao động quá lớn khiến nhiều người lao động phải mang gánh nặng nợ nần. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến người lao động tự phá bỏ hợp đồng để đi tìm việc làm khác có mức thu nhập cao hơn nhằm sớm trả được nợ.
2.3. Những bài học kinh nghiệm chủ yếu rút ra từ công tác xuất khẩu lao động động
Tìm ra những bài học kinh nghiệm là điều cần thiết giúp cho công tác XKLĐ của ta đi đúng hướng và đạt hiệu quả cao. Từ thực tiễn 20 năm hợp tác và XKLĐ có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm chủ yếu sau: