Các giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh hưng yên hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay pot (Trang 83 - 87)

hiện nay

Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 ở nước ta là: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu

quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, củng cố và xây dựng nền tảng tài chính, tiền tệ quốc gia vững mạnh, phục vụ có hiệu quả cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nền tảng vững chắc trong hội nhập kinh tế quốc tế, giảm đói nghèo, tăng việc làm cho xã hội. Tích cực chuẩn bị các điều kiện và tiền đề về mặt tài chính để đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn trong giai đoạn sau, hình thành những ngành, lĩnh vực kinh tế chủ lực, mũi nhọn.

Phấn đấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá so sánh gấp hơn 2,1 lần năm 2000. Trong 5 năm 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 7,5 - 8,0%, phấn đấu đạt trên 8%/năm, GDP bình quân đầu người năm 2010 theo giá hiện hành đạt khoảng 950 - 1.000 USD. Thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng những ngành có hàm lượng công nghệ cao, tạo được tích lũy nội bộ nền kinh tế. Tới năm 2010, cơ cấu ngành trong GDP: khu vực nông nghiệp khoảng 15 - 16%, công nghiệp và xây dựng 42 - 43% và dịch vụ khoảng 41 - 42%. Kim ngạch xuất khẩu tăng 14 - 16%/năm. Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt 21 - 22% [38, tr. 140].

Để đạt tốc độ tăng trưởng GDP 7,5 - 8,0%/năm thì nhu cầu tổng vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm ước tính đạt khoảng 22 - 23 tỷ USD, với tốc độ tăng trung bình khoảng 14 - 15%, chiếm tỷ lệ 37 - 38% GDP. Vốn trong nước đóng vai trò quyết định (chiếm từ 65 - 70% tổng vốn đầu tư và bằng 24 - 26% GDP). Vốn nước ngoài chiếm khoảng 30 - 35% tổng vốn đầu tư (bao gồm vốn ODA, FDI và vốn vay thương mại), tỷ trọng vốn trung và dài hạn từ 40 - 50% tổng vốn đầu tư, chú trọng huy động cả nội tệ và ngoại tệ [38, tr. 140].

Đối với tỉnh Hưng Yên, để tăng GDP với mức tăng trưởng bình quân 14%/năm, thì tổng mức vốn đầu tư cần thiết cho cả giai đoạn 5 năm 2006 - 2010 là khoảng 59.400 tỷ

đồng (giá hiện hành), bình quân mỗi năm khoảng 11.800 tỷ đồng, bằng khoảng 2,3 lần so với mức đầu tư năm 2005 (năm 2005 là 5.200 tỷ đồng). Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2011 - 2015 dự kiến khoảng 125.000 tỷ đồng (giá hiện hành), bình quân mỗi năm khoảng 25.000 tỷ đồng, bằng khoảng 4,8 lần so với mức đầu tư năm 2005. Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 dự kiến khoảng 280.000 tỷ đồng (giá hiện hành), bình quân mỗi năm khoảng 56.000 tỷ đồng, gấp khoảng 10 lần so với mức năm 2005.

Theo báo cáo kết quả điều tra thực tế vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên lãnh thổ tỉnh Hưng Yên năm 2005 của Liên ngành Thống kê, Kế hoạch và Đầu tư, Công nghiệp tỉnh Hưng Yên tháng 5/2005, nguồn vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 2001 - 2005 gồm 4 nguồn cơ bản: nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước chiếm khoảng 12,6%, nguồn vốn vay chiếm 18%, nguồn vốn tự có khoảng 60,2% và nguồn vốn khác 9,2% [38, tr. 141].

Căn cứ vào khả năng và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên trong các thời kỳ tới, có thể dự kiến cơ cấu vốn đầu tư từ các nguồn vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Biểu 3.2: Dự kiến các nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020

Đơn vị tính: tỷ đồng, giá hiện hành

Chỉ tiêu Giai đoạn 2006 - 2010 Giai đoạn 2011 - 2015 Giai đoạn 2016 - 2020 Quy mô Tỷ lệ (%) Quy mô Tỷ lệ (%) Quy mô Tỷ lệ (%) Tổng số 59.400 100 125.000 100 280.000 100 1. Vốn NSNN 13.662 23,0 25.000 20,0 50.400 18,0 Trong đó: - Từ quỹ đất 7.425 12,5 11.250 9,0 19.600 7,0

- Ngân sách Trung ương 5.049 8,5 10.625 8,5 23.800 8,5 2. Vốn vay 5.940 10,0 12.500 10,0 28.000 10,0 3. Vốn tự có của doanh nghiệp 35.046 59,0 78.750 63,0 187.600 67,0 4. Nguồn vốn khác 4.752 8,0 8.750 7,0 14.000 5,0 Nguồn: [25].

Đối với ngành công nghiệp tỉnh Hưng Yên, đến năm 2010 phấn đấu đạt tổng giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 54.470 tỷ đồng (giá hiện hành), GDP công nghiệp đạt 10.370 tỷ đồng, tỷ trọng GDP công nghiệp so với GDP toàn tỉnh đạt khoảng 47% (GDP toàn tỉnh 22.060 tỷ đồng), lượng vốn cần thiết phải đầu tư cho sản xuất công nghiệp là 5.600 tỷ đồng, hệ số ICOR giai đoạn 2006 - 2010 là 5,0. Đến năm 2015 phấn đấu đạt tổng giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 171.760 tỷ đồng (giá hiện hành), GDP công nghiệp đạt 27.430 tỷ đồng, tỷ trọng GDP công nghiệp so với GDP toàn tỉnh đạt khoảng 52,56% (GDP toàn tỉnh 52.190 tỷ đồng), lượng vốn cần thiết phải đầu tư cho sản xuất công nghiệp là 14.500 tỷ đồng, hệ số ICOR giai đoạn 2011 - 2015 là 4,5. Đến năm 2020 phấn đấu đạt tổng giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 470.400 tỷ đồng (giá hiện hành), GDP công nghiệp đạt 70.700 tỷ đồng, tỷ trọng GDP công nghiệp so với GDP toàn tỉnh đạt khoảng 58,6% (GDP toàn tỉnh 120.620 tỷ đồng), lượng vốn cần thiết phải đầu tư cho sản xuất công nghiệp là 24.800 tỷ đồng, hệ số ICOR giai đoạn 2016 - 2020 là 4,0 [25, tr. 38].

Do vậy, nhiệm vụ thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, thu hút vốn cho đầu tư phát triển công nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên còn rất nặng nề, đòi hỏi Tỉnh ủy và ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên phải có những giải pháp thiết thực để tăng cường thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Có 4 giải pháp thu hút vốn đầu tư trong nước và 2 giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay pot (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)