Vị trí của công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay pot (Trang 44 - 45)

Hưng Yên có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, ý chí vượt khó thành tài. Hưng Yên có Văn Miếu Xích Đằng nổi tiếng là một trong 5 tỉnh có Văn Miếu lớn của cả nước và được Nhà nước xếp hạng năm 1992.

2.1.2. Vị trí của công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hưng Yên Yên

Hưng Yên là tỉnh nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trước khi tái lập tỉnh, Hưng Yên là một tỉnh thuần nông, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh rất nhỏ. Năm 1996 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 355 tỷ đồng (giá so sánh năm 1994), xếp vị trí thứ 41 trong cả nước.

Với diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 92.309,32 ha, diện tích đất nông nghiệp là 60.993 ha, diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 1.377 ha, mật độ dân số trung bình 1.222 người/km2, thuộc loại cao so với mức bình quân chung của cả nước và của vùng đồng bằng sông Hồng [38, tr. 26]. Với đặc thù này, nếu không đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì khó có thể nâng cao đời sống của nhân dân, thoát khỏi vị trí tỉnh nghèo, lạc hậu và kém phát triển. Hưng Yên không thể đi lên và làm giàu nếu chỉ dựa vào nông nghiệp, mà phải tập trung cao độ để phát triển nhanh, vững chắc công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, làm động lực cho phát triển nông nghiệp, dịch vụ và các ngành, lĩnh vực khác.

Phát triển mạnh mẽ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp sẽ giúp Hưng Yên khai thác được những lợi thế của mình:

- Lợi thế về vị trí địa lý: vị trí của tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, gần Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, là một trong 8 tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trên hai hành lang kinh tế là Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, trong tương lai có điều kiện khá thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Lợi thế về đất đai: đất đai của Hưng Yên bằng phẳng, màu mỡ, nằm trong vùng có điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, phù hợp với nhiều loại cây trồng cho năng suất cao, nhất là những cây đặc sản (nhãn lồng, vải thiều...), cây có giá trị kinh tế cao (cây cảnh, hoa, rau...), tạo ra một khối lượng nông sản hàng hóa lớn, chất lượng cao phục vụ cho thị trường Hà Nội, các tỉnh, thành phố khác và là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Lợi thế về nguồn nhân lực: Hưng Yên có nguồn lao động dồi dào, có khả năng

tiếp thu công nghệ hiện đại. Đây là nguồn lợi thế quan trọng phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh cũng như của cả nước.

- Lợi thế về giao thông: Hưng Yên có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng

(đường bộ, đường sắt, đường sông), có trục vành đai (3, 4, 5) của Hà Nội chạy qua, rất thuận lợi để lưu thông hàng hóa và đi lại.

Mặt khác, có phát triển công nghiệp thì mới có điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, thực hiện được các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh đề ra.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay pot (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)