0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Định hướng phát triển các nhóm ngành

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HƯNG YÊN HIỆN NAY POT (Trang 73 -79 )

* Ngành cơ khí, luyện kim, gia công kim loại, chế tạo máy và sửa chữa động cơ:

- Ưu tiên đầu tư phát triển các dự án sản xuất thép dải cán nguội và băng cuộn cán nóng, kết hợp hiện đại hóa các cơ sở hiện có với xây dựng mới các nhà máy hiện đại, sản xuất theo hướng tăng dần tỷ trọng thép chất lượng cao.

- Ưu tiên các dự án đầu tư ngành cơ khí chế tạo thiết bị và phụ tùng như các thiết bị cho sản xuất ô tô, xe máy, sản xuất động cơ nổ, động cơ điện. Nhất là các dự án sản xuất ô tô khách, ô tô tải, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành sản xuất ô tô của cả nước.

* Nhóm ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện, điện tử, tin học:

- Đẩy mạnh thu hút đầu tư trong nước cũng như đầu tư ngoài nước, đa dạng hóa loại hình đầu tư, huy động nội lực cho phát triển lĩnh vực ngành đầy tiềm năng này.

- Phát triển ngành theo hướng ứng dụng công nghệ cao chiếm lĩnh thị trường trong khu vực và trong nước, tiến tới xuất khẩu các sản phẩm phần mềm, sản phẩm công nghệ thông tin.

- Ưu tiên phát triển các dự án đầu tư vào sản xuất linh kiện, phụ tùng, các thiết bị công nghệ thông tin, nhất là các sản phẩm thiết bị điện, điện tử, tin học trong nhóm hàng hóa trọng điểm xúc tiến thương mại quốc gia năm 2005.

* Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản:

- Phát triển ngành này trở thành ngành kinh tế có lợi thế cạnh tranh. Chú trọng chế biến các sản phẩm xuất khẩu như thịt lợn và các thực phẩm chế biến xuất khẩu, đưa ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm thành ngành mũi nhọn trong phát triển công nghiệp nông thôn. Ưu tiên phát triển các lĩnh vực sản xuất các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu lớn, có giá trị gia tăng cao.

- Phát triển ngành theo quy hoạch chung, gắn với phát triển vùng nguyên liệu. Phát triển các cơ sở chế biến nông sản như chế biến thức ăn gia súc, giết mổ gia súc, kho bảo quản đông lạnh...tại các vùng sản xuất tập trung, đáp ứng phát triển chăn nuôi.

Giai đoạn 2006 - 2010: Thúc đẩy các dự án đã được cấp giấy phép đầu tư sớm đi vào hoạt động. Thu hút thêm đầu tư vào các lĩnh vực chế biến thịt xuất khẩu, thức ăn gia súc, chế biến đồ gỗ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

Giai đoạn 2011 - 2020: Khuyến khích mở rộng đầu tư nâng công suất sản xuất của các dự án hiện có, thu hút thêm các dự án đầu tư sản xuất chế biến nông sản thực phẩm, chế biến đồ gỗ cao cấp.

* Công nghiệp sản xuất dệt may, da giầy:

- Phát triển ngành công nghiệp dệt may, da giầy khai thác tối đa năng lực sản xuất và xuất khẩu của những sản phẩm hàng may mặc, giầy dép đang có lợi thế cạnh tranh.

- Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đầu tư tập trung phát triển công nghiệp phụ trợ sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giầy; giảm bớt khối lượng nhập khẩu nguyên phụ liệu cho ngành công nghiệp dệt may, da giầy của tỉnh và vùng.

- Phát triển các làng nghề dệt may gắn với phát triển vùng nguyên liệu trồng dâu, nuôi tằm, trồng đay của tỉnh. Sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hàng thuê ren, thảm đay, thảm cói truyền thống, hợp với thời trang phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

Giai đoạn từ nay đến 2010: Thúc đẩy các dự án đã đăng ký có giấy phép đầu tư đưa vào hoạt động hết công suất. Đầu tư phát triển các làng nghề dệt may vải lựa tơ tằm.

Giai đoạn 2011 - 2020: Khuyến khích các cơ sở đang hoạt động mở rộng sản xuất, đầu tư chiều sâu công nghệ, tập trung đầu tư vào công nghiệp sản xuất phụ liệu phục vụ ngành may mặc và da giầy để giảm chi phí nhập khẩu.

* Ngành hóa chất:

- Ưu tiên phát triển các sản phẩm hóa chất phục vụ sản xuất nông nghiệp:

+ Phân bón: Đầu tư sản xuất phân vi sinh, đa dạng hóa về chủng loại và nâng cao chất lượng phân bón cho phù hợp với từng loại cây trồng và điều kiện thổ nhưỡng. Ngoài

các loại phân bón truyền thống, nghiên cứu phát triển một số loại phân bón mới như phân bón lá, phân tan chậm.

+ Hóa dược: Nghiên cứu và ưu tiên phát triển các dự án đầu tư sản xuất các hoạt chất chiết suất từ thảo mộc cung cấp cho thị trường tiêu thụ trong nước và giảm tỷ lệ nhập khẩu. Nghiên cứu sử dụng nguồn dược liệu có thể trồng tại địa phương, phối hợp với ngành công nghiệp dược phẩm đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa dược.

+ Xây dựng các cơ sở chế biến và dịch vụ, phát triển các loại hình dịch vụ như bảo quản nông sản, chống mối mọt, dịch vụ cung cấp nhiên liệu và các sản phẩm hóa chất tiêu dùng. Đồng thời nâng cao nhận thức về an toàn hóa chất, nhất là thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất dễ gây cháy nổ cho các hộ nông dân.

- Đầu tư nâng cấp các cơ sở sản xuất plastic, màng plastic hiện có. Phát triển các cơ sở sản xuất đồ dùng gia dụng bằng plastic, sản xuất bao bì nhựa các loại, sản phẩm giả da, ống và phụ tùng nhựa các loại.

- Đầu tư phát triển ngành sản xuất chế biến các sản phẩm cao su như mút xốp, các băng tải cao su, sản phẩm phục vụ sản xuất phụ liệu cho ngành da giầy, các sản phẩm cao su dùng cho ngành y tế.

* Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng:

- Chú trọng đầu tư phát triển gắn với việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái. Đa dạng hóa hình thức đầu tư và sản phẩm, lựa chọn quy mô sản xuất thích hợp, công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến kết hợp giữa thiết bị nhập ngoại với thiết bị sản xuất trong nước, đáp ứng được nhu cầu vật liệu xây dựng trong tỉnh mà còn đáp ứng cho nhu cầu trong vùng.

- Đầu tư dây chuyền sản xuất phát triển một số loại sản phẩm mới chưa có trên địa bàn như gạch tự chèn không nung...Đến năm 2010 không còn các lò thủ công sản xuất gạch, ngói nhằm tiêu chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng vật liệu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản, gắn liền với các cơ sở chế biến, đáp ứng một số loại nguyên, nhiên liệu thiết yếu cho sản xuất trong tỉnh và tiêu thụ ra thị trường ngoài tỉnh. Tập trung phát triển ngành khai khoáng cung cấp các nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các công trình dự án của Nhà nước về hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến than tiến tới đầu tư xây dựng tổ hợp mỏ than - nhà máy nhiệt điện sử dụng than nâu.

Từ nay đến năm 2020, tập trung vào các lĩnh vực sau: đầu tư khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng, nhằm thỏa mãn nhu cầu vật liệu xây dựng trong vùng theo quy hoạch các điểm khai thác để đảm bảo yếu tố môi trường phát triển bền vững. Dự kiến đầu tư nghiên cứu lập quy hoạch các điểm khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng trên địa bàn, với mức vốn đầu tư 200 tỷ đồng.

* Ngành sản xuất và phân phối điện, nước:

- Ngành sản xuất và phân phối điện: Định hướng phát triển ngành phân phối điện trên cơ sở phù hợp với bản quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, theo từng giai đoạn phát triển trong giai đoạn quy hoạch công nghiệp. Dự kiến tổng vốn đầu tư quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2005 - 2010 khoảng 1.214 tỷ đồng.

- Ngành sản xuất và phân phối nước:

+ Mở rộng, xây dựng mới các công trình cấp nước sinh hoạt cho các khu đô thị, nước cho sản xuất tại các khu cụm công nghiệp. Đầu tư sửa chữa, nâng cấp mở rộng hệ thống nước hiện có, các công trình thủy nông kết hợp với hệ thống cấp nước sinh hoạt tại các thôn, xã.

+ Tiếp tục thực hiện chương trình quốc gia về nước sạch nông thôn trong việc xây dựng hệ thống bể chứa, đường dẫn nước mặt và nước ngầm.

Các dự án đầu tư chính đến năm 2010 là đầu tư xây dựng tại 5 huyện lỵ chưa có trạm cấp nước sạch còn lại, mỗi huyện lỵ có 1 trạm với công suất 1.000 m3/ngày đêm với mức đầu tư dự kiến khoảng 2 tỷ đồng cho mỗi trạm. Đến năm 2020, đầu tư dưới phương thức Nhà

nước và nhân dân cùng làm, đảm bảo mỗi xã có ít nhất 1 trạm cấp nước sạch với công suất từ 300 - 800 m3/ngày đêm, dự kiến mức vốn đầu tư từ 600 - 1.500 triệu đồng cho mỗi trạm [25, tr. 18].

* Ngành công nghiệp khác:

- Ưu tiên các dự án mang tính chất bảo vệ môi trường như xử lý chất thải, tái sử dụng cho sản xuất. Chú trọng đầu tư cho các dự án sản xuất các mặt hàng sản phẩm tái chế như đồ nhựa, kim loại đồng, chì, sắt...

- Tập trung đầu tư phát triển cho lĩnh vực xuất bản, in ấn và bản ghi đáp ứng nhu cầu đào tạo, giáo dục và nâng cao đời sống tinh thần của mọi người dân trong tỉnh, trong vùng. Đầu tư mở rộng sản xuất tạo ra những ngành sản xuất mới như công nghiệp sản xuất đồ chơi, đồ dùng giảng dạy...

* Nhóm ngành tiểu thủ công nghiệp và làng nghề:

- Khai thác có hiệu quả các khu cụm công nghiệp làng nghề, xây dựng cơ chế, chính sách thích hợp đối với mỗi loại hình làng nghề. Sử dụng hết diện tích sản xuất trong 12 khu công nghiệp làng nghề.

- Khuyến khích các hộ tư nhân, cá thể chuyển thành các doanh nghiệp dân doanh, hình thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn. Xây dựng sản phẩm hàng hóa, thương hiệu mẫu mã phù hợp, chiếm lĩnh được thị trường tiêu thụ trong khu vực và hướng tới xuất khẩu. Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất lớn, nhất là các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực chế biến nông sản thực phẩm, dệt may, cơ khí, hóa chất...

- Xây dựng từ 3 - 5 làng nghề sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, loại sản phẩm tiêu dùng và phục vụ cho xuất khẩu thông qua các công ty sản xuất khác như khoai lang sấy, miến dong, nhãn lồng, các bột gia vị, nước chấm... Dự kiến xây dựng các làng nghề về khu vực các huyện phía Nam tỉnh, với tổng vốn đầu tư dự kiến tới 10 tỷ đồng.

- Xây dựng, khôi phục và củng cố phát triển thêm từ 3 - 5 làng nghề tiểu thủ công nghiệp trong lĩnh vực dệt may, thuê ren, da giầy, tập trung chủ yếu tại các huyện phía Nam tỉnh, tổng số vốn đầu tư dự kiến tới 10 - 15 tỷ đồng.

- Phát triển các làng nghề sản xuất trong lĩnh vực cơ khí, sửa chữa máy móc nông nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gốm, sành sứ...tạo dựng dần mối liên kết với các nhà máy sản xuất lớn trên địa bàn, đưa công nghệ cơ giới hóa vào sản xuất. Phân bố tập trung chủ yếu tại các huyện phía Bắc tỉnh. Dự kiến vốn đầu tư khoảng 15 - 20 tỷ.

- Phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ từ các làng nghề truyền thống của tỉnh trong việc sản xuất đồ gỗ gia dụng cao cấp, đồ gỗ giả cổ, hàng thủ công mỹ nghệ từ gỗ, chế tác vàng bạc, đá quý... Dự kiến vốn đầu tư khoảng 10 tỷ đồng.

Mục tiêu cụ thể phát triển công nghiệp của tỉnh Hưng Yên theo kết quả dự báo từ phương án đã chọn.

Xem phụ lục 5: Mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành và Mục tiêu giá trị gia tăng công nghiệp phân theo ngành (giá cố định 1994).

Dự kiến giai đoạn 2016 - 2020: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 17%/năm, đến năm 2020 giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 110.000 tỷ đồng. Giá trị gia tăng công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 16%/năm, đến năm 2020 đạt giá trị gia tăng khoảng 22.000 tỷ đồng [25, tr. 26].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HƯNG YÊN HIỆN NAY POT (Trang 73 -79 )

×