Chủ trương thu hút FDI của Việt Nam trong giai đoạn tớ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Vĩnh Phúc potx (Trang 69 - 72)

Đối với nước ta FDI là một thành tố quan trọng trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời nó cũng góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi hơn. Trong tình trạng thiếu vốn và công nghệ hiện nay của nước ta, công tác bức xúc là thu hút càng nhiều, càng nhanh FDI càng tốt. Gần 20 năm qua, kể từ khi luật đầu tư nước ngoài ra đời tại Việt Nam (29/12/1987) tới nay, việc thực hiện chủ trương thu hút FDI đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội, vào thắng lợi của công cuộc đổi mới, đưa nước ta ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, tăng cường thế và lực của ta trên trường quốc tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá mở ra nhiều ngành nghề sản xuất mới, nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thêm việc làm mới, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Tuy đã đạt được kết quả đáng khích lệ nhưng hoạt động ĐTNN còn đặt ra nhiều vấn đề bức xúc cần có những chủ trương chính sách thích hợp hơn để kịp thời tháo gỡ. Tốc độ tăng trưởng vốn ĐTNN chưa vững chắc, kết quả giải ngân vốn ĐTNN còn ở mức thấp. Công tác quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ĐTNN còn chậm, chất lượng chưa cao, thiếu cụ thể, dẫn tới tình trạng cấp phép ĐTNN vào một số lĩnh vực và sản phẩm tạm thời vượt quá nhu cầu hiện tại như các dự án khách sạn, nước giải khát có ga, sản phẩm điện tử gia dụng, lắp ráp ô tô.... Bên cạnh đó hình thức thu hút ĐTNN lại chưa phong phú, khả năng góp vốn của bên Việt Nam còn hạn chế. ĐTNN tại Việt Nam chỉ thực hiện theo 3 hình thức là doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong các doanh nghiệp ĐTNN hiện chỉ được thành lập theo hình thức công ty TNHH, nên chưa mở được các kênh mới để thu hút ĐTNN. Tuy đã có định hướng cơ bản trong việc thu hút ĐTNN theo ngành, lĩnh vực, đối tác nhưng trên thực tế chưa làm rõ chiến lược thu hút ĐTNN một cách toàn diện. Vì thế có một số lĩnh vực ngành nghề vẫn chưa có quy hoạch, gây khó khăn cho việc xác định chủ trương thu hút ĐTNN như việc quy hoạch mạng lưới các trường đại học, dạy nghề.

Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay Việt Nam vẫn được đánh giá là một quốc gia trong khu vực có lợi thế về thu hút ĐTNN. Xu thế chuyển dịch vốn ĐTNN từ các

nước phát triển sang các nước nghèo đang tăng lên. Rõ ràng cơ hội thu hút vốn đầu tư ĐTNN đối với Việt Nam là rất lớn. Vấn đề đặt ra là phải xác định rõ vai trò và trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng và định hướng thu hút ĐTNN, thiết lập các quyết định mới cần thiết và bãi bỏ các quy định pháp luật hạn chế quy mô vốn và lĩnh vực đầu tư mà các doanh nghiệp nước ngoài có thể hoạt động, ban hành các chính sách ưu đãi khuyến khích ĐTNN có hiệu quả. Theo các chuyên gia trong và ngoài nước là cần hoàn thiện và xây dựng đồng bộ, nhất quán các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ĐTNN. Cải tiến các công cụ thuế tín dụng, cơ chế xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan, như ban hành mức thuế thu nhập áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, bãi bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài áp dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài khi chuyển thu nhập của họ về nước, nâng cao chất lượng quy hoạch đầu tư nước ngoài....

Nhận thức rõ vai trò to lớn của FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Đảng và Chính phủ ta đã đưa ra những chủ trương cụ thể nhằm thu hút FDI một cách hiệu quả. Có thể nêu một số chủ trương chính trong thời gian tới như sau:

Thứ nhất: Khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, các dự án mới ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, điện tử, vật liệu mới viễn thông, sản xuất phát triển kết cấu hạ tầng kinh - tế xã hội và các ngành mà Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh gắn với công nghiệp hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Thứ hai: Tiếp tục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những địa bàn có nhiều lợi thế để phát huy vai trò của các vùng động lực, tạo điều kiện liên kết phát triển các vùng khác nhau trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh. Khuyến khích và dành các ưu đãi tối đa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những vùng và địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đẩy mạnh đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng ở các địa bàn này bằng các nguồn vốn khác nhau để tạo đều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tập trung thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tập trung đã hình thành theo qui định được phê duyệt.

Thứ ba: Khuyến khích các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài từ tất cả các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng về tài chính và nắm công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển, tiếp tục thu hút các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài ở khu vực. Có kế hoạch vận động các tập đoàn, công ty có quy mô vừa và nhỏ, nhưng công nghệ hiện đại, khuyến khích, tạo thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư về nước.

Thứ tư: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp nói chung, hệ thống luật pháp về đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng, bao gồm cả các văn bản dưới luật sao cho đồng bộ, nhất quán. Thời gian qua các cơ quan chức năng của Nhà nước ta đã hết sức cố gắng trong vấn đề này, tuy nhiên do hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với Việt Nam còn tương đối mới mẻ và phức tạp nên việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp về đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn nằm trong chủ trương thu hút FDI của Việt Nam trong mọi thời kỳ.

Thứ năm: Trong thời gian tới cần kiện toàn bộ máy quản lý hành chính các ngành và các cấp từ trung ương đến địa phương theo hướng tinh giảm thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy gọn nhẹ, nâng cao hiệu lực của các quyết định hành chính. Riêng trong lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cần đảm bảo nguyên tắc quản lý theo hướng “một cửa” đề nắm bắt kịp thời những yêu cầu và xử lý nhanh chóng các thủ tục cần thiết cho quá trình xin cấp giấy phép đầu tư cũng như quá trình triển khai dự án đầu tư.

Trên đây là một số chủ trương chủ yếu của Đảng và Nhà nước ta nhằm thu hút FDI vào Việt Nam trong giai đoạn tới. Với những chủ trương cụ thể, rõ ràng và cần thiết như vậy cần phải có sự phối hợp thực hiện của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương để từ đó nâng cao hiệu quả thu hút FDI, góp phần tích cực vào phát triển đất nước. Đi theo đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước trong thu hút FDI, tỉnh Vĩnh Phúc cũng từng bước nâng cao khả năng thu hút của FDI của mình. Theo thống kê đánh giá của các chuyên gia hiện nay Vĩnh Phúc là 1 trong 10 tỉnh thành thu hút đầu tư lớn nhất cả nước, sở dĩ vậy vì Vĩnh Phúc có định hướng phát triển kinh tế cụ thể và xác định được nhu cầu với đầu tư của tỉnh 1 cách rõ ràng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Vĩnh Phúc potx (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)