Hệ thống các biện pháp, các chính sách Vĩnh Phúc áp dụng nhằm thu hút FDI.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Vĩnh Phúc potx (Trang 58 - 64)

Đầu tư vào phát triển khu công nghiệp được Vĩnh Phúc xác định là định hướng phát triển tất yếu và bền vững trong công cuộc phát triển công nghiệp của tỉnh. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ VIII đã đề ra, "phát huy và khai thác cao độ tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tận dụng mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài, tranh thủ sự giúp đỡ của trung ương, thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, chuyển mạnh cơ cấu kinh tế theo

hướng công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, phân công lại lao động xã hội..." Nhận thức đúng đắn và đầy đủ vai trò của các KCN và tác động của nó đối với phát triển kinh tế, Vĩnh Phúc đã tập trung mọi nguồn lực và điều kiện cho các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào địa bàn tỉnh. Những năm gần đây tỉnh đặc biệt coi trọng công tác xúc tiến đầu tư, đã tổ chức tham dự nhiều cuộc hội thảo, tiếp xúc với nhiều đoàn doanh nghiệp trong và ngoài nước để quảng bá môi trường đầu tư năng động, hấp dẫn của mình, không ngừng cải thiện môi trường đầu tư vào các lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh nhà.

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt với các tỉnh lân cận về thu hút FDI và cũng để không bỏ lỡ cơ hội về thu hút đầu tư, tỉnh đã ban hành chính sách ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn tỉnh (kèm quyết định 2475/2002/QĐ-UB ngày 09/7/2002) với những ưu đãi về tiền thuê đất, hỗ trợ đào tạo lao động, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng và san lấp mặt bằng... Các thủ tục hành chính cũng không ngừng được cải tiến, giảm tối đa các thủ tục giấy tờ rườm rà, gây phiền hà cho các nhà đầu tư, thời gian cấp phép chỉ còn một nửa so với quy định của Nhà nước. Đây chính là yếu tố quan trọng trong việc củng cố niềm tin, giải toả tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư khi có ý định đầu tư vào tỉnh.

Trong quá trình thu hút FDI Vĩnh Phúc rất chú trọng đến việc vận dụng khung chính sách chung của Nhà nước tương ứng với các điều kiện và khả năng của mình. Cụ thể là: Thực hiện nghị quyết số 09/2001/NĐ-CP ngày 28/8/2001 của Chính phủ về tăng cường thu hút đầu tư, giải phóng mặt bằng đã được tỉnh đưa lên hàng đầu, là một trong những nhiệm vụ chính của năm, Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc kỳ họp thứ 8, khoá XIII đã xác định năm 2002 là năm "Giải phóng mặt bằng và thu hút đầu tư" và tiếp tục khẳng định điều này trong tên gọi của năm 2003 là năm "tiếp tục giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư, đẩy mạnh quy hoạch và huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển". Với những kết quả đạt được trong hai năm 2002 và 2003, năm 2004 được tỉnh xác định là năm "tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng cải cách các thủ tục hành chính, thu hút đầu tư, phát triển du lịch". Thực hiện chủ trương đó tỉnh tập trung tích cực trong việc lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng, từng bước làm tốt công tác phối hợp giữa các ngành, các tổ

chức đoàn thể tạo môi trường thuận lợi cho xúc tiến đầu tư, hoàn thành kế hoạch năm 2004 và tạo tiền đề cho việc thực hiện kế hoạch các năm tiếp theo.

Hệ thống các biện pháp Vĩnh Phúc áp dụng nhằm thu hút FDI cụ thể như sau:

* Các biện pháp tạo môi trường đầu tư thuận lợi

- Tập trung làm tốt chiến lược đó tỉnh đã xác định đúng các quy hoạch chuyên ngành, đặc biệt quy hoạch phát triển 3 đô thị, Vĩnh Yên, Phúc Yên và Mê Linh, để đến năm 2020 sẽ có 60 - 70 vạn dân sinh sống ở 3 đô thị này và sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Cùng một lúc tỉnh cũng quy hoạch phát triển công nghiệp, quy hoạch phát triển du lịch, quy hoạch phát triển các ngành nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vốn đã thuận lợi của mình.

- Chủ động về quỹ đất để phát triển sản xuất, nhất là quỹ đất để phát triển công nghiệp, dịch vụ, các dự án cũng như để xây dựng các khu chăn nuôi biệt lập với dân cư. Ngay từ đầu và mãi sau này tỉnh chủ trương chỉ thu hồi đất sau khi dân thông suốt. Nơi nào gặp khó khăn nhất là có mặt Bí thư tỉnh uỷ, chủ tịch UBND tỉnh để đối thoại, thống nhất với dân. Vì thế công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Vĩnh Phúc làm rất tốt, không xảy ra khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện đông người.

- Chủ động đầu tư kết cấu hạ tầng. Tỉnh xác định nếu đầu tư tốt vào đường giao thông, đường trong khu công nghiệp thì sớm tạo ra thị trường và các dịch vụ. Cho nên tỉnh đã vay tiền để xây dựng đường xá trong khu công nghiệp Quang Minh 1 và Quang Minh 2 (tổng diện tích trên 600 ha) khu công nghiệp Bình Xuyên rộng 260 ha... và đã đạt được những kết quả đáng kể về thu hút đầu tư và phát triển thị trường dịch vụ.

- Chuẩn bị sẵn nguồn nhân lực, mở nhiều trung tâm đào tạo công nhân cơ khí, may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng ngay tại địa bàn tỉnh, các trường Công nhân kỹ thuật Việt - Xô, Công nhân cơ khí nông nghiệp 1 trung ương, Trường đào tạo nghề Vĩnh Phúc trực tiếp đào tạo trên 70% học sinh Vĩnh Phúc. Các trường đại học, cao đẳng, trung học đang ở Vĩnh Phúc và một số trường của Trung ương cũng tham gia đào tạo công nhân, cán bộ kỹ thuật bậc cao, góp phần nâng cao chất lượng tay nghề cho nguồn nhân lực của tỉnh.

Có cơ chế chính sách để điều tiết, ví dụ thị xã Vĩnh Yên được tỉnh hỗ trợ toàn bộ ngân sách để đền bù, giải phóng mặt bằng khu công nghiệp Khai Quang rộng hơn 300 ha,

giảm hẳn gánh nặng cho nhà đầu tư. Làm như vậy tỉnh đã đưa được công nghiệp vào vùng khó khăn, về gần nông thôn, tạo cơ hội từng bước đô thị hoá nông thôn.

- Cải cách hành chính, nhất là đơn giản tối đa mọi thủ tục. Ban lãnh đạo tỉnh rất quan tâm đến việc kêu gọi các nhà đầu tư, hễ biết có doanh nghiệp, nhà đầu tư nào dù bất kể ở đâu, ban lãnh đạo cũng đích thân đến mời vào Vĩnh Phúc. Vĩnh Phúc luôn đảm bảo sẽ mở rộng cửa và có những thủ tục thông thoáng nhất đón chào các nhà đầu tư.

Những biện pháp trên đây được tỉnh xác định là những biện pháp quan trọng đối với việc tạo môi trường đầu tư thông thoáng, đúng với chủ trương chính sách của Đảng và chính phủ nhằm thu hút FDI, đồng thời để đạt được 2 mục tiêu chính của tỉnh là: giải phóng sức sản xuất của mọi thành phần kinh tế và biến ngoại lực thành nội lực.

* Các biện pháp về ưu đãi đầu tư tại địa bàn tỉnh.

- Về giá thuê đất: Giá cho thuê đất đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài là mức giá thấp nhất theo khung giá quy định hiện hành của Nhà nước. Giá cho thuê đất đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước là mức giá tỷ lệ phần trăm quy định cho sản xuất và dịch vụ áp dụng giá đất theo quy đinh hiện hành của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

- Về tiền thuê đất: Các dự án đầu tư tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ngoài việc được miễn tiền thuê đất theo quy định hiện hành của Nhà nước còn được miễn thêm như sau:

+ Dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất tại địa bàn huyện Lập Thạch và các xã miền núi của huyện Tam Đảo-Tam Dương, Bình Xuyên, Mê Linh được miễn thêm 8 năm, đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các địa bàn khác được miễn thêm 5 năm.

+ Các dự án đầu tư xây dựng khu chung cư cao tầng (từ 3 tầng trở lên) để cho thuê ở đô thị, phục vụ khu công nghiệp, cụm công nghiệp; các dự án đầu tư vào các công trình văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ nhân dân, các dự án chế biến nông sản, thực phẩm sử dụng trên 30% nguồn nguyên liệu tại Vĩnh Phúc được miễn 100% tiền thuê đất.

+ Các dự án thoả mãn 1 trong các điều kiện sau đây được ngân sách tỉnh hỗ trợ theo tỷ lệ % của tổng số tiền đền bù (không tính giá trị các công trình kiến trúc như nhà cửa, cầu cống, đường điện, nước...) theo chính sách hiện hành của Nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt :

- Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, cụm công nghiệp được hỗ trợ 8%

- Sử dụng công nghệ cao và sử dụng từ 50 lao động trở lên được hỗ trợ 10%. - Có vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên được hỗ trợ 10%.

- Chế biến nông sản, thực phẩm sử dụng trên 30% nguồn nguyên liệu tại Vĩnh Phúc và sử dụng 50 lao động trở lên được hỗ trợ 15%.

- Đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vùng đồng bằng của các huyện: Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc được hỗ trợ 15%. Đầu tư vào sản xuất ở huyện Lập Thạch, các xã miền núi của các huyện Tam Dương Bình Xuyên và các cụm công nghiệp ở Vĩnh Yên được hỗ trợ 100% (không tính đất trồng lúa).

Mỗi dự án như trên được hỗ trợ tiền đền bù giải phóng và san lấp mặt bằng không vượt quá 2 tỷ Việt Nam đồng.

* Về kinh phí đào tạo nghề cho lao động của tỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những dự án được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề là những dự án đầu tư mới, sử dụng lao động chưa qua đào tạo là người của tỉnh Vĩnh Phúc được ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí 1 lần để đào tạo nghề là 500.000 đồng Việt Nam/người. Trường hợp tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức đào tạo nghề ở mức cơ bản thì doanh nghiệp chỉ được hỗ trợ 200.000 đồng Việt Nam/người. Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề như trên được thanh toán cho doanh nghiệp vào thời điểm sau 12 tháng kể từ khi dự án đi vào sản xuất trên cơ sở số lao động thực tế mà chủ đầu tư cam kết bằng văn bản sử dụng ổn định ít nhất 36 tháng kể từ ngày ký hợp đồng lao động.

* Về xây dựng hạ tầng cơ sở

Đối với xã, phường, thị trấn có đất bị thu hồi để triển khai dự án, tỉnh hỗ trợ xây dựng hạng mục trong hệ thống kết cấu hạ tầng công cộng cần thiết cho những xã, phường, thị trấn bị thu hồi đất để triển khai dự án mức hỗ trợ là 20% tổng giá trị đền bù

theo chính sách hiện hành của Nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng không vượt quá 3 tỷ Việt Nam đồng.

Đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh đảm bảo xây dựng hạ tầng gồm đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc đến hàng rào, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu xử lý chất thải rắn công nghiệp tập trung, khu quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp, khu công nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

* Về thủ tục hành chính

Tất cả các dự án đầu tư theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là luật khuyến khích đầu tư trong nước khi đầu tư vào Vĩnh Phúc, chủ đầu tư làm thủ tục (từ khâu tiếp xúc, giới thiệu địa điểm hình thành dự án, hồ sơ xin cấp phép đầu tư, triển khai dự án và nhận kết quả) tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc. Với ưu đãi này việc làm thủ tục hành chính cho các dự án đầu tư được đơn giản đi rất nhiều, tạo tâm lý thoải mái cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó thời gian tối đa kể từ ngày Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho đến khi cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư không kể ngày nghỉ cũng được rút ngắn còn: 5 ngày đối với dự án thuộc diện cấp giấy phép đầu tư, 10 ngày đối với dự án thuộc diện cấp ưu đãi đầu tư và 20 ngày đối với dự án thuộc diện phải thẩm định cấp giấy phép đầu tư.

Chương 3 : Một số giải pháp tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc 3.1 Xu hướng FDI trên thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Vĩnh Phúc potx (Trang 58 - 64)