Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các cụm, khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Vĩnh Phúc potx (Trang 52 - 58)

dồi dào…

Tóm lại có thể có một nhận xét chung về cơ cấu ngành của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc như sau: Có sự chênh lệch rất lớn về số dự án FDI giữa ngành công nghiệp với các ngành khác trong tỉnh. Do vậy ban lãnh đạo tỉnh cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân của những yếu kém trong thu hút đầu tư của các ngành khác để khắc phục dần dần, tạo nên một cơ cấu đồng đều giữa các ngành về thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, từ đó làm cho nền kinh tế Vĩnh Phúc phát triển một cách đồng đều và toàn diện.

2.2.3. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các cụm, khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc. Phúc.

Phát huy lợi thế tiềm năng nhiều mặt của Tỉnh, Vĩnh Phúc đã có chủ trương, định hướng quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tập trung vào một số cụm điểm công nghiệp nông thôn, làng nghề. Trong vài năm gần đây Vĩnh Phúc đã xây dựng được 9 khu, cụm công nghiệp và bước đầu đã thu hút được khá nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước vào hoạt động có hiệu quả.

* Khu công nghiệp Kim Hoa, huyện Mê Linh.

Khu công nghiệp Kim Hoa đã được quy hoạch trên diện tích 265,41 ha, nằm sát quốc lộ 2 và cách ga Phúc Yên 2,1 km, cách Hà Nội 30km, cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 10km. Có độ cao so với mặt biển từ 20 - 30m, cường độ chịu lực từ 0 - 4kg/cm2. Có hệ thống thông tin liên lạc thuận lợi trong và ngoài nước. Dự kiến vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho toàn bộ khu công nghiệp này khoảng 80 triệu USD, bình quân khoảng 30 USD/10m2.

+ Tổng diện tích : 265,41 ha, trong đó: - Đất công nghiệp : 165,96 ha.

- Đất dịch vụ công cộng : 8,7 ha

- Đất giao thông : 44,21 ha - Đất cây xanh : 37,04 ha

Hiện nay có 4 dự án lớn đã và đang đầu tư vào khu công nghiệp Kim Hoa với tổng vốn là 198,6 triệu USD và 47,5 tỷ VNĐ. Các ngành công nghiệp được đầu tư vào khu công nghiệp này là cơ khí, nhựa, đồ gia dụng, dụng cụ chính xác, điện tử, vật liệu xây dựng, may mặc, giày da, dụng cụ thể thao, nông nghiệp và chế biến thức ăn gia súc (bảng2.4). Nhìn chung tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp Kim Hoa tương đối ổn định và hiệu quả (đối với các dự án đã triển khai tại khu công nghiệp này) tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên với diện tích quy hoạch rất lớn như vậy thì 4 dự án là tương đối ít, trong tương lai cần phải thu hút thêm nhiều dự án FDI hơn nữa vào khu công nghiệp này sao cho phù hợp với các ngành công nghiệp chủ yếu như đã nêu ở trên. Bên cạnh đó cần tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp dài hạn trên địa bàn khu công nghiệp này. Để thực hiện tốt điều đó hiện nay khu công nghiệp Kim Hoa đang triển khai xây dựng đường giao thông nội bộ và hệ thống cấp nước, hệ thống xử lý chất thải; xây dựng trạm biến áp cấp điện từ điện lưới quốc gia. Khu công nghiệp Kim Hoa đang từng bước hoàn thiện về kết cấu hạ tầng để thu hút nhiều hơn nữa các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án FDI.

Bảng 2.4. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp Kim Hoa

STT Tên công ty Lĩnh vực hoạt động

Vốn đầu tư (triệu USD)

1 Công ty liên doanh NAGAKAWAVN

Sản xuất, lắp ráp và kinh doanh các sản phẩm điện tử, điện lạnh

4,800 2 Công ty Takanichi Việt

Nam

Sản xuất ghế và cửa ô tô 5,966 3 Công ty Honda Việt Nam Sản xuất xe máy 104,003 4 Công ty Toyota Việt Nam Sản xuất ô tô 89,609

Nguồn : Niên giám thống kê - Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc. * Khu công nghiệp Khai Quang, thị xã Vĩnh Yên.

Khu công nghiệp này đã được quy hoạch có diện tích 275 ha, nằm sát quốc lộ 2 và cách Hà Nội 50km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 30km về phía Tây Bắc. Có độ cao so với mặt nước biển từ 20 - 30m cường độ chịu lực từ 2 - 4kg/cm2.

Trong tổng diện tích 275 ha có:

- Đất công nghiệp: 155,41 ha, trong đó đất xây dựng đợt 1 là 63,3 ha. - Đất khu trung tâm: 5,4 ha.

- Đất kho tàng: 5,8 ha. - Đất giao thông: 37,3 ha - Đất khu phụ trợ: 1,7 ha

- Đất cây xanh, công viên: 60 ha. - Đất cây xanh giải phân cách: 10 ha.

Dự kiến vốn đầu tư hạ tầng cho toàn bộ khu công nghiệp này khoảng 20 triệu USD. Các ngành công nghiệp được đầu tư vào khu công nghiệp này là: cơ khí, đồ điện, dân dụng, điện tử, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, may mặc, giày dép, dụng cụ thể thao...

Hiện nay trong khu công nghiệp này đã có 28 dự án đầu tư đã và đang đi vào hoạt động, trong đó có 22 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đang còn hiệu lực của 6 Quốc gia vùng lãnh thổ (chủ yếu là các doanh nghiệp Hàn Quốc) với tổng vốn đầu tư hơn 100 triệu USD.

Bảng 2.5: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp Khai Quang - Vĩnh Yên.

STT Tên công ty Lĩnh vực hoạt động

Vốn đầu tư (triệu

USD)

1 Công ty TNHH công nghiệp DEZEN

SX và lắp ráp các loại linh kiện, phụ tùng cho ô tô, xe máy và các loại thiết bị khác

1,200

Meisei Việt Nam SX các loại nhựa đúc từ các khuôn trên và KD tất cả các SP liên quan đến các SP kể trên 3 Công ty TNHH thiết

bị đo lường điện tử THK Việt Nam

SX và lắp ráp các thiết bị đo lường và kiểm nghiệm điện tử

2,000

4 Công ty liên doanh quốc tế Thanh phúc

SX Antein và Đaphem dùng trong công nghiệp đồ uống

2,500 5 Công ty TNHH Công

nghiệp TS-ARI

SXKD các loại bao bì PP, PE, các loại bao xi măng, các loại vải nhựa, các loại bao container, hạt nhựa…

5,000

6 Công ty TNHH công nghiệp Broad Bright Vĩnh Phúc - Việt Nam

Chế tạo gia công và KD linh kiện xe ô tô, xe máy, tấm kim loại và linh kiện cách nhiệt

4,000

7 Công ty TNHH Vina Korea

May mặc xuất khẩu quần áo, dệt kim chất lượng cao

4,000 8 Công ty TNHH công

nghiệp chính xác VN1

SX phụ tùng ô tô, xe máy, các loại xe lăn cho người tàn tật, vỏ máy tính, máy in, ổn áp, một số thiết bị máy công nghiệp

10,000

9 Công ty liên doanh vận tải hành khách VP

Kinh doanh vận tải hành khách công cộng

1,500

10 Công ty TNHH Shin won Việt Nam

May mặc xuất khẩu 5,000 11 Công ty TNHH Băng

ráp Yali Hồ Bắc - TQ

SXKD các loại giấy ráp, vải ráp và băng ráp

1,320

Nhìn bảng trên có thể thấy có khá nhiều dự án FDI với quy mô và vốn tương đối lớn tham gia vào đầu tư tại khu công nghiệp Khai Quang trong đó chủ yếu là các nhà đầu tư Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh các ngành thuộc công nghiệp chế biến như: sản xuất may mặc xuất khẩu, sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, sản xuất và kinh doanh bao bì, nhựa các loại…. các nhà đầu tư của Hàn Quốc tham gia đầu tư vào khu công nghiệp Khai Quang nói riêng và các khu công nghiệp của Vĩnh Phúc nói chung là tương đối lớn cả về quy mô hoạt động và vốn đầu tư. Trong số 22 doanh nghiệp FDI tại khu công nghiệp Khai Quang có dự án của Công ty TNHH Công nghiệp chính xác VN1 là có số vốn đầu tư lớn nhất (10 triệu USD). Công ty này chuyên về sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, các loại xe lăn cho người tàn tật, máy in, ổn áp và một số thiết bị máy công nghiệp là những lĩnh vực sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải có vốn lớn để đầu tư cho thiết bị máy móc, công nghệ. Dự án của Công ty TNHH công nghiệp DEZEN có vốn đầu tư thấp nhất là 1,2 triệu USD, dự án này chuyên về sản xuất và lắp ráp các loại linh kiện phụ tùng cho ô tô, xe máy và các loại thiết bị khác. Ngoài ra có 2 dự án có vốn đầu tư 5 triệu USD, 2 dự án có vốn đầu tư 4 triệu USD và trung bình các dự án còn lại có vốn đầu tư khoảng 2 triệu USD. Nhìn chung tình hình hoạt động của các dự án FDI tại KCN Khai Quang tiến triển rất tốt, đạt kết quả cao và thu hút được một lượng lao động khá lớn, góp phần giải quyết việc làm cho người dân trong tỉnh.

* Khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh.

Khu công nghiệp Quang Minh là khu công nghiệp có quy mô khá lớn với diện tích 165,7 ha trong đó đất công nghiệp chiếm 136,4 ha. Khu công nghiệp này thuộc huyện Mê Linh (nằm hai bên đường cao tốc Hà Nội - Nội Bài, cách cầu Thăng Long 6 km về phía Bắc. Khu công nghiệp Quang Minh hiện đang được đầu tư rất lớn vào kết cấu hạ tầng nhằm mục đích thu hút được nhiều các dự án FDI hơn: đang đầu tư xây dựng giao thông nội bộ và mương thoát nước, cấp điện từ điện lưới quốc gia, hệ thống cấp nước và xử lý chất thải…. Lĩnh vực ưu tiên đầu tư tại khu công nghiệp này là: công nghiệp nhẹ, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghệ cao, sản xuất dược phẩm, chế biến nông, lâm sản.

Bảng 2.6: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh.

STT Tên công ty Lĩnh vực hoạt động Vốn đầu tư (triệu USD)

1 Công ty Liên doanh thẻ thông minh MK

SX thẻ từ, các loại thẻ dữ liệu khác, đầu đọc, thiết bị đầu cuối

2,000

2 Công ty TNHH đầu tư T&M Việt Nam

Đầu tư xây dựng trung tâm thương mại, giới thiệu trang thiết bị nội thất

5,000

3 Công ty liên doanh Kluster Hà Nội

Thiết kế sản xuất và kinh doanh thiết bị nội thất bằng gỗ

4,500

4 Công ty TNHH cửa sổ nhựa châu Âu

SX và kinh doanh các loại cửa sổ, cửa ra vào và tấm ngăn sản phẩm từ nhựa PVC, Composit cao cấp hoặc bằng nhôm, thép

5,000

5 Công ty liên doanh Woodsland

SX đồ gỗ xây dựng và trang trí nội thất

1,200 6 Công ty TNHH may mặc

xuất khẩu Vit-Garment

SX hàng may mặc chất lượng cao theo tiêu chuẩn ISO 9002

4,500 7 Công ty TNHH Khải Hoa Sản xuất giấy Kraft, may thêu

xuất khẩu

4,902 8 Công ty TNHH SEPPA -

Việt Nam

SX nước giải khát các loại. 1,320 9 Công ty Vit-Metal Co.,

Ltd

SX tấm lợp 3,312

Khu công nghiệp Quang Minh có vị trí địa lý rất thuận lợi cho phát triển do nằm cách cảng hàng không quốc tế Nội Bài 3 km, cách thủ đô Hà Nội 25km và có đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua, gần quốc lộ 18 đi cảng Hải Phòng và cảng nước sâu Cái Lân. Với vị trí địa lý thuận lợi như vậy khu công nghiệp Quang Minh thu hút được rất nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước. Đến hết năm 2004 đã có 161 dự án đầu tư vào KCN Quang Minh, trong đó có 21 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 102,4 triệu USD. Bảng 2.6 là một số dự án FDI tiêu biểu tại KCN Quang Minh. Các dự án này hầu hết là hoạt động có hiệu quả, đóng góp cao vào ngân sách tỉnh và tạo công ăn việc làm cho người lao động trong tỉnh. Vốn thực hiện của các dự án FDI, tại KCN Quang Minh đạt 40,7 triệu USD, bằng 43,2% so với tổng vốn đầu tư.

Tỷ lệ vốn thực hiện của các dự án FDI đạt thấp nguyên nhân chính là do lượng dự án đầu tư năm 2004 tăng nhanh gấp 1,5 lần năm 2002, chiếm 55% tổng dự án đầu tư từ năm 2003 trở về trước. Do vậy hầu hết các dự án này đang trong quá trình lập các thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng.

Trên đây là 3 khu công nghiệp điển hình cho việc thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ngoài ra, ở Vĩnh Phúc còn có các cụm khu công nghiệp như: cụm công nghiệp Bình Xuyên; cụm công nghiệp Hương Canh, cụm công nghiệp Tiền Phong, Tân Tiến, Lai Sơn, Xuân Hoà, nhưng các khu công nghiệp này chỉ thu hút được 1 hoặc 2 dự án với tổng vốn đầu tư không lớn lắm. Do vậy vấn đề đặt ra đối với Vĩnh Phúc hiện nay là phải tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài với các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước trong khu vực ASEAN bằng nhiều hình thức như: tham dự hội thảo, giới thiệu tiềm năng của tỉnh tại nước ngoài…

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Vĩnh Phúc potx (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)