Thực trạng thu hút FDI tại Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Vĩnh Phúc potx (Trang 39 - 41)

* Tình hình FDI tại Vĩnh Phúc

Khi mới được tái lập năm 1997, Vĩnh Phúc là tỉnh thuần nông, điểm xuất phát kinh tế thấp, trong tổng GDP trên địa bàn, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 52,5%, giá

trị sản xuất công nghiệp - xây dựng chỉ chiếm 12,9% GDP bình quân đầu người chỉ bằng 48% bình quân cả nước, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh chỉ đạt dưới 100 tỷ đồng, điều kiện về cơ sở hạ tầng cho phát triển các khu công nghiệp hầu như không có. Xuất phát từ thực tế trên đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII đã xác định phải: "Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, nhất là đối với công nghiệp, sớm thoát khỏi tình trạng kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.... chuyển nền kinh tế theo hướng cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ". Với quyết tâm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, tránh nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn, nhằm tận dụng được tối đa những lợi thế về vị trí địa lý và những ưu đãi mà thiên nhiên đem lại, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định thu hút đầu tư trong và ngoài nước là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Giai đoạn từ 1997 đến 2000 là thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Đông Nam á và Châu á, nên công tác thu hút đầu tư của cả nước nói chung cũng như trong tỉnh còn nhiều hạn chế, toàn tỉnh chỉ thu hút được 20 dự án bao gồm 13 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư là 497,67 tỷ đồng và 7 dự án đầu tư nước ngoài đến từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, ấn độ, Singapore... với tổng vốn đầu tư là 50,24 triệu USD. Trong đó có một số dự án đã đi vào hoạt động đạt hiệu quả cao, đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động trong tỉnh. Nhận thức được vai trò của tầm quan trọng của việc phát triển các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, trên cơ sở khai thác tốt các tiềm năng về vị trí và các chủ trương, chính sách về thu hút đầu tư của Nhà nước, từ năm 2001 đến nay thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 - 2005 là tiếp tục chủ trương khơi dậy nội lực, cải thiện môi trường đầu tư, coi trọng thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước, tập trung cao độ chỉ đạo thực hiện tốt giải phóng mặt bằng, công tác thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững ổn định trong tương lai.

Từ năm 2001 đến hết năm 2004 toàn tỉnh đã thu hút được 219 dự án, bao gồm 187 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư là 10.122,2 tỷ đồng (tăng 14,38 lần về số dự án và 20,33 lần về số vốn đầu tư so với giai đoạn 1997 - 2000) và 32 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư là 166,75 triệu USD (tăng 4,57 lần về số dự án và 3,31 lần về số vốn đầu tư so với giai đoạn 1997 - 2000). Các dự án này chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp chế tác, các ngành chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất vật liệu

xây dựng, các ngành thu hút nhiều lao động như giày da, may mặc, nước giải khát, hoá chất.... tạo điều kiện phát huy tốt tiềm năng thế mạnh cũng như khai thác được tối đa nguồn nhân lực trẻ, dồi dào của tỉnh. Riêng 3 tháng đầu năm 2004 toàn tỉnh đã thu hút được 38 dự án, bao gồm 30 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư là 1.540 tỷ đồng, đạt 44% về vốn đầu tư so với kế hoạch và 8 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 42,6 triệu USD, đạt 42,6% về vốn đầu tư so với kế hoạch.

Trên đây là những nét khái quát chung về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Vĩnh Phúc potx (Trang 39 - 41)