Kinh nghiệm của tỉnh Hà Tây trong thu hút FD

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Vĩnh Phúc potx (Trang 26 - 29)

Hà Tây là một tỉnh đồng bằng Sông Hồng - Miền Bắc Việt Nam, phía đông giáp Thủ đô Hà Nội, phía đông nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía nam giáp tỉnh Hà Nam, phía tây giáp tỉnh Hoà Bình, phía bắc giáp hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Hà Tây là một tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng, có điều kiện giao thông thuận lợi, là một trong 8 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía bắc. Hà Tây còn là tỉnh có lực lượng lao động dồi dào (với dân số 2,5 triệu người) và trình độ dân trí cao; có nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát

triển mạnh với hơn 1.100 làng nghề; có tiềm năng du lịch với nhiều cảnh quan, di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng. Đã có thời nhiều nhà đầu tư nước ngoài tấp nập đến với Hà Tây vì ở đây có lợi thế hơn nhiều so với Phú Thọ và Vĩnh Phúc về nhiều mặt, và việc học tập kinh nghiệm trong thu hút đầu tư nước ngoài ở Hà Tây là việc mà nhiều tỉnh khác nên làm, trong đó có cả Vĩnh Phúc - một tỉnh giáp ranh với Hà Tây. Tuy nhiên mấy năm gần đây Hà Tây hầu như không thu hút thêm được một dự án mới nào, nguyên nhân được dư luận đã nhiều lần nhắc tới, đó là vấn đề về cơ sở hạ tầng cho các dự án đầu tư nước ngoài, trong đó khâu yếu nhất là giải phóng mặt bằng.

Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng của môi trường đầu tư nước ngoài, nó là bước đầu tiên quyết định đến sự lựa chọn địa điểm đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù Ban lãnh đạo tỉnh Hà Tây đã đưa ra những biện pháp khắc phục những yếu kém trên các lĩnh vực, nhất là về quản lý, sử dụng đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và xử lý dứt điểm một số vụ việc phức tạp, kéo dài. Tuy nhiên công tác quy hoạch quản lý sử dụng đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng vẫn còn nhiều mặt trì trệ, yếu kém, để xảy ra nhiều vụ vi phạm pháp luật nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của lãnh đạo, đến niềm tin của nhân dân và môi trường đầu tư của tỉnh, gây trở ngại cho việc triển khai một số dự án kinh tế - xã hội của Trung ương và giảm rõ rệt một số dự án đầu tư nước ngoài vào tỉnh. Có thể nói vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng chậm chạp khó khăn là trở ngại lớn nhất của Hà Tây trong thu hút đầu tư nước ngoài. Các tỉnh thành khác nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng cần lấy đó làm bài học kinh nghiệm trong quá trình thu hút FDI ở tỉnh mình, bởi vì vấn đề giải phóng mặt bằng luôn được coi trọng hàng đầu trong chính sách thu hút FDI ở bất kì một tỉnh thành nào. Bên cạnh yếu kém về khâu giải phóng mặt bằng, ở Hà Tây vẫn còn tồn tại một số vấn đề xã hội (giáo dục, y tế, việc làm...): tệ nạn xã hội gia tăng, đời sống nhân dân ở một số vùng còn thấp, chậm được cải thiện; tình hình an ninh nông thôn còn tiềm ẩn những nhân tố bất ổn định; giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân còn chậm, còn để kéo dài một số vụ khiếu kiện vượt cấp, kể cả lên Trung ương. Việc củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở các cấp từ tỉnh đến cơ sở còn yếu, việc tuyên truyền giáo dục chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ cho cán bộ, đảng viên và nhân dân làm chưa tốt, chưa tạo được sự đồng thuận trong xã hội. Trên đây là những nguyên nhân

khách quan có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng như làm cho môi trường đầu tư của tỉnh kém hấp dẫn hơn.

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan như trên là những nguyên nhân chủ quan cần khắc phục như sau: đó là việc xác định mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển của tỉnh chưa thật rõ ràng, công tác quy hoạch chưa tốt, thiếu sự phối hợp, gắn kết giữa các vùng của tỉnh, giữa tỉnh Hà Tây với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc và các địa phương khác; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh Uỷ Hà Tây và một số cấp uỷ đảng từ tỉnh đến cơ sở còn yếu, kỷ cương, kỷ luật nhiều việc, nhiều lúc không nghiêm. Hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền còn thấp, chưa thực sự năng động, chủ động trong việc tìm các cơ chế chính sách để thu hút các nguồn lực, phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Một số cơ quan, đơn vị, một số Cán bộ, Đảng viên và cả một số hộ dân cư còn thiếu gương mẫu chấp hành luật pháp, dẫn đến những sai phạm, nhất là những sai phạm trong quản lý sử dụng đất đai, nhưng cấp uỷ và chính quyền còn hữu khuynh, chưa xử lý kiên quyết, kịp thời. Một số vụ việc phức tạp, kéo dài, bức xúc xảy ra trong nội bộ nhân dân hoặc giữa nhân dân với tổ chức cơ quan...chưa được tập trung chỉ đạo giải quyết khẩn trương, nghiêm minh....Những nguyên nhân chủ quan này cần phải được khắc phục ngay trong chính nội bộ của tỉnh thì mới mong cải thiện được tình hình thu hút FDI. Cụ thể là ban chấp hành, ban thường vụ và thường trực tỉnh uỷ cần đề cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ, mục tiêu xã hội đã đề ra. Bên cạnh đó cần tiếp tục nghiên cứu xác định rõ tiềm năng, lợi thế và định hướng phát triển lâu dài của tỉnh, rà soát, bổ sung quy hoạch tổng thể, xây dựng, quy hoạch chi tiết các ngành, vùng; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng các cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn, nhưng cần chú ý bước đi hợp lý, xác định rõ trọng điểm từng thời gian, tránh phân tán, dàn trải. Nghiên cứu bổ sung các cơ chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư để khuyến khích, thu hút mạnh đầu tư trong và ngoài nước, sớm phát huy được lợi thế của tỉnh. Đây cũng là những biện pháp mà các tỉnh thành khác cần phải học tập, bởi đó là nền tảng cho một môi trường thu hút đầu tư thuận lợi.

Nói chung để thu hút FDI một cách hiệu quả nhất, tỉnh Vĩnh phúc cần học tập những kinh nghiệm thành công cũng như không thành công của những địa phương khác, cụ thể là vận dụng và phát huy những thành công đồng thời hạn chế và khắc phục những

thất bại của các địa phương khác phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh nhà. Qua phân tích kinh nghiệm của 3 tỉnh thành lân cận với Vĩnh Phúc là Hà Nội, Hải Dương và Hà Tây có thể rút ra được những bài học quý báu về thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó Hà Nội và Hải Dương là 2 tỉnh thành khá thành công về thu hút FDI mà Vĩnh Phúc cần phải học hỏi, vận dụng sáng tạo những biện pháp thu hút FDI của họ để thu hút FDI đạt hiệu quả cao; ngược lại, Hà Tây lại là tỉnh không thành công trong thu hút FDI, mà những yếu kém và hạn chế của Hà Tây là vấn đề Vĩnh Phúc phải tránh và khắc phục trong quá trình thu hút FDI của mình.

Chương 2

Thực trạng thu hút fdi ở Vĩnh Phúc 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của bất kỳ một địa phương nào bao giờ cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến quyết định của các nhà đầu tư. Các nhân tố này không chỉ tác động đến quy mô mà còn quy định một số đặc điểm của hoạt động đầu tư nước ngoài tại địa phương. Vì vậy trước khi nghiên cứu thực trạng thu hút FDI ở Vĩnh Phúc không thể không xem xét đến các điều kiện về tự nhiên kinh tế xã hội tại đây

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Vĩnh Phúc potx (Trang 26 - 29)