Về công tác tập hợp chi phí và tính giá thành:

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 75 - 77)

BẢNG TÍNH KHẤU HAO TSCĐ

3.2.2. Về công tác tập hợp chi phí và tính giá thành:

- Về việc hạch toán các chi phí phải trả: Chi phí phải trả hay chi phí trích trước là chi phí phát sinh trong tương lai và đã được dự toán, có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ hiện tại. Vì vậy cần trích trước khoản chi phí này vào kỳ hiện tại theo dự toán. Mục đích của việc làm

này là nhằm sự ổn định, tránh những phát sinh đột biến. Cụ thể là ở công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt thực hiện việc trích trước các khoản chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định. Vì đây là khoản phát sinh tương đối lớn do số lượng tài sản cố định của công ty tương đối lớn, thường xuyên phải sửa chữa và nâng cấp.

- Việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho: Công ty áp dụng phương pháp tính giá nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp này có nhược điểm là chưa phản ánh hết sự biến động của giá cả nguyên vật liệu trên thị trường, từ đó dẫn đến việc hạch toán chi phí sản xuất nhiều khi thiếu chính xác và việc tính giá thành sản phẩm chưa bao quát hết sự biến động của các yếu tố đầu vào. Theo em công ty nên sử dụng phương pháp giá hạch toán, phương pháp này cho phép công ty kết hợp chặt chẽ giữa hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu.

Hệ số giá nguyên

vật liệu Giá thực tế NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Giá hạch toán NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ

Giá trị thực tế NVL

xuất trong kỳ = Giá hạch toán NVL x Hệ số giá NVL

- Về việc đánh giá sản phẩm dở dang: Có thể xác định giá trị số lượng nguyên vật liệu xuất kho thông qua việc tổng hợp các phiếu xuất kho, kiểm kê số lượng sản phẩm dở dang trực tiếp tại các dây chuyền sản xuất, căn cứ vào số lượng sản phẩm dở dang, giá trị nguyên vật liệu xuất kho cho sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dở dang một cách chính xác.

- Về việc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung: Tại công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt, việc phân bổ tất cả chi phí sản xuất chung theo chi phí nguyên vật liệu chính là chưa hợp lý, bởi lẽ trong chi phí sản xuất chung có nhiều loại: chi phí về nhân công, chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao… Do đó nếu phân bổ theo cùng một tiêu thức sẽ không thấy được ảnh hưởng của từng loại chi phí đến giá thành sản phẩm. Theo em có thể dựa vào định mức tổng chi phí nhân công 1kg sản phẩm sản xuất để phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng loại sản phẩm mà không cần phẩn bổ theo chi phí nguyên vật liệu chính. Như vậy sẽ chính xác hơn và công việc cũng đơn giản hơn.

Chẳng hạn, trong kỳ sản xuất được 1500kg giò lụa 1000g và đơn giá nhân công 1kg sản phẩm giò lụa là 1200đ thì chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho sản phẩm này là: 1.500 x 1.200 = 1.800.000đ

- Về phương pháp tính giá thành: Doanh nghiệp có hệ thống định mức vật tư, có tiền công định mức, có chỉ tiêu giá thành định mức. Vậy trong những trường hợp chi phí cho từng loại không thể tách riêng ra được có thể kết hợp với phương pháp tỷ lệ để tính giá thành sản phẩm. Theo phương pháp này căn cứ vào tỷ lệ chênh lệch giữa chi phí thực tế phát sinh với chi phí định mức để điều chỉnh giá thành định mức ban đầu. Như vậy việc tập hợp chi phí sẽ được tiến hành dễ dàng hơn. Cuối kỳ kế toán chỉ cần tổng hợp chi phí vào bên nợ TK 154 mà không cần phân bổ chi phí cho từng sản phẩm.

Với đặc điểm sản xuất của công ty là đa dạng về số lượng và mẫu mã, nhưng nhìn chung đều thuộc ba nhóm chính là: xúc xích, giò và thịt lơn tươi. Mỗi nhóm sản phẩm có nguyên vật liệu đầu vào giống nhau, quy trình chế biến tương đối giống nhau. Vì vậy công ty có thể sử dụng phương pháp tính giá thành theo hệ số. Theo phương pháp này, chỉ cần tính giá đơn vị sản phẩm gốc căn cứ vào tổng giá thành các loại sản phẩm và tổng sản phẩm gốc, sau đó dựa vào hệ số quy đổi của từng loại để tính ra giá đơn vị của từng loại sản phẩm. Sản phẩm gốc được chọn có thể căn cứ vào giá bán hoặc tính chất của sản phẩm đạt quy cách chất lượng nhất. Hệ số quy đổi có thể căn cứ vào tỷ lệ giữa định mức hao phí vật tư chính của sản phẩm gốc với các sản phẩm khác.

Ví dụ: Nếu ta lấy sản phẩm xúc xích hong khói 50x0.5 làm sản phẩm gốc thì hệ số quy đổi của sản phẩm này là 1. Hệ số quy đổi của xúc xích vườn bia 0.5 là: 1.25/1.50=0.833.

Hệ số quy đổi của xúc xích nướng 29x0.5 là: 1.25/1.75=0.715.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 75 - 77)