31/12/2008 081223 Tính lương phải trả NV tổ pha lọc
T12/08 334 71.146.447 334 71.146.447 31/12/2008 081225 Trích 17% BHXH&BHYT tháng 12/08 3383 5.490.320 31/12/2008 081225 Trích 17% BHXH&BHYT tháng 12/08 3383 2.044.080 31/12/2008 081225 Trích 17% BHXH&BHYT tháng 12/08 3383 3.006.960 31/12/2008 081226 Trích 2% KPCĐ tháng 12/08 3382 897.280 31/12/2008 081226 Trích 2% KPCĐ tháng 12/08 3382 189.120 31/12/2008 081226 Trích 2% KPCĐ tháng 12/08 3382 302.720 31/12/2008 081227 Phân bổ chi phí lương cho SP chế
biến thịt 1541 235.321.923
31/12/2008 081227 K/c CP lương cho lò mổ 1543 43.218.120
31/12/2008 081227 K/c CP nhân công PX pha lọc 1545 74.456.127
Tổng phát sinh nợ: 352.996.170 Tổng phát sinh có: 352.996.170 Số dư cuối kỳ: 0 Lập, ngày 31 tháng 12năm 2008 KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký, họ tên) NGƯỜI GHI SỔ (Ký, họ tên)
2.3.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ cho việc sản xuất ở phân xưởng bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác liên quan đến phân xưởng.
Chi phí sản xuất chung của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt được theo dõi trên tài khoản 627 và được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 sau:
TK 6271: Chi phí nhân viên nhà máy
TK 62711: Chi phí tiền lương, BHXH, BHYT nhà máy TK 62712: Chi phí ăn trưa nhà máy
TK 62713: Chi phí khác cho nhân viên nhà máy TK 6272: Chi phí vật liệu
TK 62721: Chi phí vật liệu
TK 62722: Chi phí vận chuyển vật liệu sản xuất TK 6273: Chi phí công cụ dụng cụ
TK 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 62771: Chi phí điện sản xuất
TK 62772: Chi phí sửa chữa nhỏ, duy trì máy móc thiết bị TK 6278: Chi phí bằng tiền khác
TK 627LM: Chi phí chung lò mổ TK 627LM1: Khấu hao TSCĐ lò mổ TK 627LM2: Công cụ dụng cụ lò mổ TK 627LM3: Chi phí chung khác lò mổ
Bảng 2.7: Sơ đồ tổ chức chi phí sản xuất chung:
Quá trình tập hợp chi phí sản xuất chung được tập hợp như sau:
* Chi phí nhân viên nhà máy: Được theo dõi trên tài khoản 6271, quá trình tập hợp chi phí, tính lương và trích nộp BHXH được tiến hành tương tự như lương công nhân sản xuất. Chỉ khác ở cách tính lương. Lương của nhân viên quản lý phân xưởng được tính theo giờ công quy đổi. Cụ thể như sau:
Tổng thu nhập 1 tháng = Tổng giờ quy đổi x Đơn giá lương giờ + Phụ cấp Trong đó:
- Tổng số giờ quy đổi = Giờ hệ số 1x1 + Giờ hệ số 1.3x1.3 + Giờ hệ số 1.5x1.5 + Giờ hệ số 2x2 + Giờ lễ phép
+ Nếu làm 8h trong ngày thì hệ số là: 1 + Nếu làm chủ nhật thì hệ số là: 1.3
+ Nếu làm thêm ngoài giờ hành chính thì hệ số là: 1.5 + Nếu làm vào ngày lễ tết thì hệ số là: 2
Chứng từ:
Phiếu xuất kho Hóa đơn GTGT Phiếu chi Số liệu chuyển từ các phân hệ khác Phân hệ kế toán chi phí SXC Chuyển số liệu sang các phân hệ khác Kế toán tổng hợp Báo cáo: Chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết TK 627 Sổ cái TK 627 Các sổ liên quan khác
Đơn giá lương giờ = Mức lương được hưởng Tổng số giờ công trong tháng - Mức lương được hưởng căn cứ vào thỏa thuận ghi trên hợp đồng - Tổng số giờ công 1 tháng = Tổng số ngày làm việc trong tháng x
8h/ngày
Ví dụ: Lương của ông Đinh Văn Mạnh phụ trách phân xưởng pha lọc tháng 12 như sau:
2.000.000 25 ngày x 8h
Tổng số giờ công quy đổi = (25 x 8h)x1+(7x2h)x1.5=221h Phụ cấp trách nhiệm: 1.000.000
Tổng thu nhập của ông Mạnh = 221x10.000+1.000.000= 3.210.000đ * Chi phí vật liệu:
Chi phí vật liệu được hạch toán vào chi phí chung là các nguyên liệu xuất dùng chung cho toàn phân xưởng. Các nguyên liệu đó là những gia vị chế biến sản phẩm mà không thể tách riêng ra từng loại. Có thể ví dụ một số nguyên liệu sau: Nước mắm, mộc nhĩ, mì chính, mùn cưa…
Việc thu mua hay xuất kho các nguyên liệu này được tiến hành giống như xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán cũng tiến hành tập hợp chi phí vật liệu chung như đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Ngoài ra, còn tính vào chi phí vật liệu chung khoản chi phí vận chuyển vật liệu cho sản xuất. Căn cứ để tính chi phí này là giấy đề nghị thanh toán của người thực hiện vận chuyển, kế toán căn cứ vào đó để lập phiếu chi tính vào chi phí.
* Chi phí công cụ dụng cụ:
Công cụ dụng cụ của nhà máy bao gồm các thiết bị có giá trị nhỏ không đủ tiêu chuẩn TSCĐ và các chi phí bảo hộ lao động. Chi phí công cụ được hạch toán vào tài khoản 6273. Việc hạch toán khoản chi phí này sẽ căn cứ vào phiếu xuất kho và bảng phân bổ chi phí dài hạn.
Chi phí công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ một lần thường là các thiết bị bảo hộ lao động và được xuất kho định kỳ mỗi tháng.
Chi phí công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ nhiều lần sẽ được hạch toán vào tài khoản 242- chi phí trả trước dài hạn. Định kỳ kế toán sẽ phân bổ khoản chi phí này vào chi phí sản xuất chung và các chi phí khác.
Toàn bộ máy móc thiết bị sử dụng cho sản xuất sản phẩm và nhu cầu quản lý tại phân xưởng sẽ được hạch toán vào tài khoản 6274. Riêng các TSCĐ sử dụng tại lò mổ sẽ được hạch toán vào tài khoản 6274LM.
Phương pháp trích khấu hao tại công ty là theo phương pháp đường thẳng. Việc trích khấu hao TSCĐ sẽ được tính toán căn cứ vào thời gian sử dụng, bộ phận sử dụng, ngày tháng bắt đầu tính khấu hao.
Nguyên giá TSCĐ Số tháng tính khấu hao Ví dụ:
Khấu hao của băng chuyền pha lọc thịt
357.153.362 120
Hàng tháng kế toán lập bảng tính khấu hao và phân bổ chi phí khấu hao vào các tài khoản tương ứng.
Bảng 2.11: Bảng tính khấu hao tài sản cố định:
Công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt