của chanh bảo quản
Trong quả chanh có hàm lượng nước lớn. Nước làm cho quả căng mọng và hòa tan các chất dinh dưỡng chủ yếu của chanh. Nhưng trong quá trình bảo quản, lượng nước trong chanh cũng như rau quả nói chung giảm đi. Vì vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát hao hụt khối lượng tự nhiên của chanh ở các nồng độ chitosan bảo quản khác nhau. Kết quả phân tích được trình bày trong bảng 4.1 và đồ thị 4.1.
Đồ thị 4.1: Biến đổi hao hụt khối lượng của chanh bảo quản ở các nồng độ chitosan khác nhau
Qua bảng 4.1 và đồ thị 4.1 chúng tôi nhận thấy rằng: hao hụt khối lượng tự nhiên của chanh tăng dần theo thời gian bảo quản ở tất cả 3 CT, cụ thể là chanh ở CT1 hao hụt khối lượng tự nhiên là 1,56% (sau 10 ngày); 3,07% (sau 20 ngày); 3,01% (sau 30 ngày), chanh CT 2 và CT3 cũng lần lượt tăng từ 1,32% và 1,40% sau 10 ngày lên 1,93% và 2,24% sau 30 ngày. Điều này có nghĩa là thời gian bảo quản càng dài thì hao hụt khối lượng tự nhiên của chanh càng lớn.
Hao hụt khối lượng tự nhiên là khác nhau ở các công thức. Sau 10 ngày chanh ở CT2 và CT3 không có sự khác nhau rõ rệt, nhưng chanh ở CT1 hao hụt khối lượng tự nhiên cao hơn hẳn so với 2 công thức trên. Nhưng đến ngày thứ 20 và 30 hao hụt khối lượng tự nhiên của chanh bảo quản ở CT2 và CT3 đã có sự khác nhau rõ rệt. Sau 30 ngày bảo quản hao hụt khối lượng tự nhiên nhỏ nhất ở CT2, lớn nhất ở CT1. Như vậy khi xử lý chanh ở các nồng độ chitosan khác nhau, việc tạo các màng bao xung quanh quả với các độ dày khác nhau đã ảnh hưởng đến tốc độ thoát hơi nước và hô hấp của quả, nên dẫn đến sự sai khác có ý nghĩa về sự hao hụt khối lượng tự nhiên của chanh