Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút đầu tư trực tiếp nhằm phát triển kinh tế ở tỉnh Nghệ An ppt (Trang 68 - 69)

IV Y tế, giáo dục 6 37 76 244,3 85 128,4 83 218,6 20 968,

Cơ cấu Vốn đầu tư của các dự án đầu tư trong nước ở Nghệ An phân theo lĩnh vực

3.2.6. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư

Đối với các nhà đầu tư, những ưu đãi về thuế, về tiền thuê đất, về thời hạn của dự án vẫn rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn là hiệu năng của bộ máy Nhà nước. Từ khi các công chức Nhà nước tiếp cận ban đầu với nhà đầu tư, đến việc thẩm định dự án đầu tư và

quản lý sau khi cấp phép đều cần phải có nhận thức đúng “nhà đầu tư là chủ thể, là người

có quyền nhất và quan tâm nhất đến hiệu quả đầu tư”. Từ đó, quản lý Nhà nước trong thu

hút đầu tư phải trên quan điểm: Nhà nước hỗ trợ, hướng dẫn và thực hiện các thủ tục hành

chính tối thiểu nhất, với thời gian ngắn nhất để nhà đầu tư có thể triển khai được dự án sớm nhất. Quản lý nhà nước bao gồm cả việc xử lý vi phạm pháp luật, nhưng cần coi đó là

việc làm bắt buộc chứ không phải để đối phó với các nhà đầu tư, cản trở hoạt động SXKD của các doanh nghiệp.

Trong thời gian tới, ở Nghệ An cần thực hiện việc kiện toàn tổ chức và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tính thạo việc, chuyên nghiệp của cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư tại các Trung tâm: Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch; Văn phòng UBND tỉnh và các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan. Đây là một giải pháp rất quan trọng nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư để tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Tỉnh cần quán triệt quan điểm, cách làm thu hút đầu tư nhằm tạo được sự đồng thuận cho các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và nhân dân; Thực hiện phân công, phân cấp cho các ngành, các cấp để xử lý trước, trong và sau khi cấp giấy phép đầu tư, tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành để kiểm tra, giám sát việc đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh.

Xác định đầu mối giúp UBND tỉnh xử lý hồ sơ cho các nhà đầu tư, cụ thể: Các dự án đầu tư vào Khu Kinh tế Đông Nam và các KCN tập trung giao cho Ban Quản lý Khu Kinh tế Đông Nam; Các dự án còn lại giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư. Kiện toàn các Ban Chỉ đạo bồi thường giải phóng mặt bằng các huyện, thành phố, thị xã nhằm đảm bảo năng lực giải quyết công việc; Hằng năm UBND tỉnh phải có chương trình công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư của các nhà đầu tư, kiểm tra tiến độ thực hiện dự án, việc tuân thủ quy hoạch, kiến trúc và bảo vệ môi trường…

Giải quyết dứt điểm việc thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của một số dự án không khai hoặc triển khai chậm để thu hồi đất, bàn giao cho các nhà đầu tư mới.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút đầu tư trực tiếp nhằm phát triển kinh tế ở tỉnh Nghệ An ppt (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)