IV Y tế, giáo dục 6 37 76 244,3 85 128,4 83 218,6 20 968,
Cơ cấu Vốn đầu tư của các dự án đầu tư trong nước ở Nghệ An phân theo lĩnh vực
3.1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Nghệ An về thu hút đầu tư trực tiếp
HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP Ở NGHỆ AN
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG
3.1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Nghệ An về thu hút đầu tư trực tiếp trực tiếp
- Quan điểm của Trung ương: Từ việc đánh giá thành tựu cũng như chỉ ra những yếu kém về thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong những năm qua, định hướng cho những năm tới, đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ rõ:
… Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, chú trọng cải cách hành chính, đào tạo nguồn nhân lực, tạo lập những điều kiện thuận lợi hơn nữa để thu hút mạnh các nguồn vốn quốc tế, như vốn ODA, vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp dưới nhiều hình thức, tín dụng thương mại và các nguồn vốn khác
Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, phấn đấu đạt trên 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm. Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu
hút FDI, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn FDI…
Phát huy tính năng động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế. Từng doanh nghiệp phải khẩn trương đổi mới từ tư duy đến phong cách quản lý, đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, giảm chi phí để tăng sức cạnh tranh. Xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư… [8].
- Quan điểm của tỉnh Nghệ An
+ Khai thác, huy động tối đa mọi nguồn vốn đầu tư trực tiếp:
Đại hội đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI đã đề ra phương hướng và quan điểm phát triển là:
Huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, ưu tiên cho đầu tư khai thác tiềm năng miền Tây và vùng biển. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp- Dịch vụ- Nông nghiệp. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội; tạo các bước đột phá trong phát triển công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp; chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế… [30, tr.80]. Mục tiêu tổng quát mà đại hội đề ra là: “... phấn đấu đưa Nghệ An thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo và kém phát triển vào năm 2010, cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020; xây dựng thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ; quyết tâm đưa Nghệ An sớm trở thành một trong những tỉnh khá của cả nước” [30, tr.80]. Về mục tiêu thu hút vốn đầu tư, Đại hội đề ra:
Có chính sách huy động mọi nguồn vốn từ trong dân, từ ngoài tỉnh, từ nước ngoài, từ ngân sách…cho đầu tư phát triển, dự kiến tổng đầu tư toàn xã hội từ 70.000 – 75.000 tỷ đồng; trong đó nguồn vốn trong nước khoảng 57.000 – 58.000 tỷ (chiếm 83%), kêu gọi đầu tư nước ngoài 11.000 – 12.000 tỷ (chiếm 17-18%). Trong nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, nguồn vốn huy động từ ngân sách phấn đấu đạt 10-20%, còn lại phải có các cơ chế, chính sách để huy động từ các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh sản xuất khoảng 12-13%, huy động
sức dân khoảng 21-22% và thông qua các hoạt động tín dụng 13-14% [30, tr.81].
+ Tiếp tục đổi mới tư duy và phương thức xúc tiến đầu tư để thu hút các nhà dầu tư trong nước, nước ngoài và các nhà đầu tư trong tỉnh đầu tư ngày càng nhiều vào tỉnh nhằm huy động cho được tổng mức đầu tư xã hội giai đoạn 2006 – 2010 là 70 - 75 ngàn tỷ đồng, trong đó đầu tư vào các dự án lớn có tính đột phá để đến 2010 đạt tổng thu ngân sách tỉnh từ
5.000-5.500 tỷ đồng.
Biểu 3.1: DỰ BÁO NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ CỦA NGHỆ AN ĐẾNNĂM 2020
Chỉ tiêu Đơn vị Giai đoạn
2006-2010
Giai đoạn 2011-2020
Tổng đầu tư thòi kỳ Tỷ đồng 75,000 630,000
- Vốn ngân sách Tỷ đồng 25,100 113,500 Tỷ trọng so tổng đầu tư % 33.5 18.0 - Nguồn vốn doanh nghiệp Tỷ đồng 10,400 120,300 Tỷ trọng so tổng đầu tư % 13.9 19.1 - Vốn dân cư Tỷ đồng 15,000 126,000 Tỷ trọng so tổng đầu tư % 20.0 20.0 - Vốn nước ngoài Tỷ đồng 12,200 148,000 Tỷ trọng so tổng đầu tư % 16.3 23.5 Hệ số ICOR 3.20 4,06
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020
Biểu 3.2: DỰ KIẾN THU NGÂN SÁCH TỪ MỘT SỐ SẢN PHẨM, NGÀNH LĨNH VỰC TRỌNG ĐIỂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN VÀO NĂM 2010
TT Sản phẩm, ngành, lĩnh vực Sản lượng (năm 2010) Nộp NS năm 2010 (tỷ đồng) 1 Bia 250 triệu lít 1.000
Bao gồm: N/m Bia Nam Cấm: 100tr lít; TCT Bia Sài Gòn: 100 tr lít; Bia Nghệ An
(Huy động 75%- 80% công suất)
2 Thủy điện
Gồm: Thủy điện Bản vẽ, Hủa Na, Bản Cốc, Khe Bố, Sao Va, Nhạn Hạc, Bản Mồng và Nậm Cắn 1 850MW 205 (Huy động 75%- 80% công suất) 3 Xi măng Gồm: XM Đô Lương 1: 900.000 tấn; XM Đô lương 2:1,4 tr tấn ; XM Hoàng Mai: 2,8 tr tấn; 2 N/mXM Anh Sơn: 800.000 tấn 5,9 triệu tấn 165 (Huy động 70%- 75% công suất) 4 Đường
Bao gồm: N/m đường NA Tate & lyle
180 nghìn
tấn 50
5 Thuốc lá 20 triệu
bao 10
6 Sữa và nước giải khát (sữa: 30 triệu
lít) 45 triệu lít 20
7 Các SP trọng điểm khác (chế biến gỗ, giấy, VLXD, thủy sản, chế biến nông sản và sx hàng mỹ nghệ)
350
Tổng cộng 1.800
Nguồn: Tỉnh uỷ Nghệ An, Chương trình xúc tiến đầu tư gắn với phát triển nguồn thu ngân sách tỉnh giai đoạn 2006 – 2010, Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh, Ngày 08/6/2006.
+ Thu hút đầu tư phải gắn với quản lý nhà nước: Không thể thu hút đầu tư bằng mọi
giá: Quan điểm “mở cửa” thoải mái hay lựa chọn lĩnh vực đầu tư cần thiết? Không ai phủ
nhận tính hiệu quả của các dự án đã được đầu tư. Song nhìn nhận một cách nghiêm túc,
nhiễm môi trường. Nhiều dòng sông hiền hoà đã trở thành “dòng sông chết” bởi hàng
ngày phải tiếp nhận hàng vạn m3 nước thải công nghiệp chưa qua xử lý. Nhiều khu dân cư “ngạt thở” vì khí bụi của các nhà máy…đấy là chưa nói đến có nhiều dự án “treo” biến những cánh đồng trù phú thành những bãi đất hoang hoá kéo dài cả chục năm trời, kèm theo đó là hàng nghìn hộ nông dân không có việc làm vì đất sản xuất đã được quy hoạch cho dự án. Tỉnh thống nhất quan điểm không chấp nhận thu hút đầu tư bằng mọi giá. Thu hút đầu tư phải trên cơ sở quy hoạch và đảm bảo tính hiệu quả cả về kinh tế - xã hội. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, nếu chúng ta cải thiện tốt về cơ sở hạ tầng, phát triển tốt chất lượng nguồn nhân lực, cải cách mạnh mẽ về thủ tục hành chính và có khả năng giám sát tài chính theo kịp nhu cầu… thì chúng ta hoàn toàn có quyền lựa chọn các nhà đầu tư cũng như các lĩnh vực đầu tư.