Giải pháp về công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút đầu tư trực tiếp nhằm phát triển kinh tế ở tỉnh Nghệ An ppt (Trang 57 - 58)

IV Y tế, giáo dục 6 37 76 244,3 85 128,4 83 218,6 20 968,

Cơ cấu Vốn đầu tư của các dự án đầu tư trong nước ở Nghệ An phân theo lĩnh vực

3.2.1. Giải pháp về công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư

Triển khai các loại quy hoạch ngành, xây dựng, phát triển đô thị, sử dụng đất… theo những nội dung của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm

2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày

28/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ) để từ đó xây dựng danh mục các chương trình, đề

án, dự án nhằm triển khai thực hiện quy hoạch.

Về quy hoạch phát triển Khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An và các KCN trong tỉnh phải gắn với xu thế đô thị hoá tất yếu của các vùng nông thôn ven Thành phố Vinh, Thị xã Cửa Lò, Thị xã Thái Hoà, Thị trấn Hoàng Mai và nhiều thị trấn khác. Trong tương lai, các thị trấn Hoàng Mai, Con Cuông, Diễn Châu… sẽ trở thành thị xã. Vì vậy, cần có quy hoạch ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội trước, khu dân cư đô thị mới liền kề ngoài hàng rào KCN. Tạo điều kiện khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần của người lao động và hoạt động của các doanh nghiệp KCN. Cụ thể như cơ sở dạy nghề, nhà ở cho công nhân và chuyên gia, cửa hàng thực phẩm, bách hoá, trạm y tế, nhà trẻ, công trình phúc lợi, vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác.

Trong điều kiện ngân sách hạn chế, KCN nên quy hoạch ở những vùng đất hoang hoá, rộng lớn, thưa thớt dân cư để vừa ít tốn ngân sách đền bù, giải phóng mặt bằng, vừa tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Quy hoạch KCN phải gắn chặt với việc bảo vệ môi trường. Thực tế cho thấy, nếu sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường thì hiệu quả của sản xuất nhiều khi không bù đắp được tác hại do ô nhiễm môi trường gây ra. KCN Nam Cấm nằm trên vùng đất hoang hoá, sản xuất nông nghiệp không có hiệu quả, dân cư thưa thớt nên việc đền bù, giải phóng mặt bằng có nhiều thuận lợi, nhưng ở vùng sâu trũng nên chi phí san lấp mặt bằng rất lớn. KCN Bắc Vinh nằm trong thành phố Vinh nên việc giải phóng mặt bằng, đền bù, giải toả hết sức khó khăn cả về phía nhà đầu tư và người dân trong vùng quy hoạch. Hạn chế mở rộng KCN Cửa Lò vì nó có thể ảnh hưởng xấu đến khu du lịch biển. Vì vậy, cần chọn lọc để phát triển thêm một số KCN trên địa bàn các huyện miền Tây của tỉnh trên cơ sở phát huy lợi thế về tài nguyên, khoáng sản như: KCN Sông Dinh (huyện Quỳ Hợp), KCN Tri Lễ (huyện Anh Sơn), KCN Yên Khê (huyện

Con Cuông), KCN Hưng Tây (huyện Hưng Nguyên), KCN tập trung ở Đông Hồi (Quỳnh Lập, Quỳnh Lưu)…

Về các quy hoạch khác, cần rà soát, đánh giá lại các tài nguyên, khoáng sản, nguồn lợi rừng, nguồn lợi biển có khả năng hợp tác, liên doanh đầu tư. Tổ chức nghiên cứu các tài liệu, các số liệu cơ bản mà Nghệ An đã có, bổ sung, chỉnh lý cho phù hợp với thực tế

làm cơ sở cho việc lập dự án tiền khả thi các dự án trọng điểm (đã được phê duyệt) một

cách chính xác, đầy đủ, có cơ sở khoa học để làm tài liệu xúc tiến đầu tư giai đoạn 2008 - 2010 và các năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút đầu tư trực tiếp nhằm phát triển kinh tế ở tỉnh Nghệ An ppt (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)