Định hướng vùng, địa bàn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút đầu tư trực tiếp nhằm phát triển kinh tế ở tỉnh Nghệ An ppt (Trang 54 - 57)

IV Y tế, giáo dục 6 37 76 244,3 85 128,4 83 218,6 20 968,

Cơ cấu Vốn đầu tư của các dự án đầu tư trong nước ở Nghệ An phân theo lĩnh vực

3.1.2.2. Định hướng vùng, địa bàn

Hướng các nhà đầu tư vào đầu tư phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An, nhằm thực hiện tốt Quyết định 147/2005/QĐ-TTg ngày 15/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt Đề án “Phát triển kinh tế xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2010”:

+ Phát triển cấy công nghiệp như: Chè, cà phê, cao su, mía, cam, dứa, cây đặc sản như: dược liệu, cánh kiến đỏ…

+ Khoanh nuôi bảo vệ rừng, nhất là bảo vệ các khu rừng đặc dụng, vườn quốc gia Pù Mát, gắn với trồng rừng, chế biến gỗ.

+ Phát triển mạnh chăn nuôi đại gia súc. + Phát triển thuỷ điện.

+ Tổ chức khai thác có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, vật liệu xây dựng gắn với bảo vệ môi trường.

+ Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản.

+ Phát triển các khu kinh tế cửa khẩu: Nậm Cắn, Thanh Thuỷ và Thông Thụ. + Phát triển du lịch sinh thái.

+ Đầu tư hình thành các khu, các cụm công nghiệp nhỏ ở các huyện làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội miền núi.

- Vùng đồng bằng ven biển:

+ Xúc tiến, vận động, kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển mạnh cây công nghiệp ngắn ngày như: lạc, vừng để làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nông sản. Đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến thức ăn gia súc để phục vụ cho chăn nuôi.

+ Khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ hải sản xuất khẩu, mở rộng diện tích nuôi tôm ở Diễn Châu, Quỳnh Lưu để đưa sản lượng nuôi trồng các loại thuỷ sản lên 30.000 – 35.000 tấn, trong đó có 3.000 tấn tôm nuôi.

+ Đầu tư xây dựng, nâng cấp các cơ sở chế biến thuỷ sản phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Tiếp tục nâng cấp các cảng cá Của Hội, Lạch Quèn, Lạch Cờn, Lạch Vạn để phục vụ tốt hơn hậu cần cho nghề cá.

+ Phát triển khu công nghiệp Nam Cấm, Hoàng Mai, Khu kinh tế Đông Nam Nghệ

An và các cụm công nghiệp nhỏ tiêu thụ công nghiệp ở các huyện ven biển ( Nghi Lộc,

- Vùng đô thị: Gồm Thành phố Vinh, Thị xã Cửa Lò, Thái Hoà và các thị trấn

+ Công nghiệp sạch: công nghiệp điện tử, viễn thông, công nghiệp dệt, may, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.

+ Tập trung thu hút các dự án vào Khu công nghiệp Bắc Vinh và cụm công nghiệp của Thành phố. Khuyến khích các nhà đầu tư vào kinh doanh các lĩnh vực chế biến nông, lâm, hải sản, hoá chất, vật liệu xây dựng … tại Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An, Khu Công nghiệp Nam Cấm. khuyến khích các nhà đầu tư vào xây dựng các khu thương mại, siêu thị.

+ Vận động các nhà đầu tư hướng vào kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp, khu du lịch, thương mại…

+ Tập trung mọi nguồn lực đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tạo nguồn thu lớn cho ngân sách ở Thành phố Vinh và Thị xã Của Lò.

+ Vận động, kêu gọi đầu tư vào các dự án công nghệ cao, các dự án đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

+ Thu hút các Nhà đầu tư đầu tư vào khu du lịch biển Của Lò, Nghi Thiết… du lịch văn hoá, lịch sử, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí…

+ Khuyến khích, kêu gọi các nhà đầu tư đầu tư vào dịch vụ tư vấn, tài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục.

Biểu 3.3: DỰ BÁO CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020

Ngành Kinh tế 2005 (%) 2010 (%) 2015 (%) 2020 (%)

1. Công nghiệp, xây dựng 30,4 39,0 41,4 43,0

2. Nông – lâm – thuỷ sản 34,2 24,0 18,2 14,0

3. Dịch vụ 35,4 37,0 40,4 43,0

Tổng số (%) 100 100 100 100

Nguồn: UBND tỉnh Nghệ An, Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020, Tháng 12 /2006.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút đầu tư trực tiếp nhằm phát triển kinh tế ở tỉnh Nghệ An ppt (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)