IV Y tế, giáo dục 6 37 76 244,3 85 128,4 83 218,6 20 968,
Cơ cấu Vốn đầu tư của các dự án đầu tư trong nước ở Nghệ An phân theo lĩnh vực
2.3.1. Những tồn tại, hạn chế
- Thu hút vốn đầu tư đạt thấp so với nhu cầu, tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Phần lớn các dự án có quy mô nhỏ, chủ yếu trên các lĩnh vực chế biến lâm sản, khai thác chế biến
khoáng sản, khách sạn nhỏ… rất ít dự án lớn, công nghệ hiện đại nhằm tạo được sức “đột
phá” để chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế của tỉnh (FDI: dự án khai thác vàng Sông Hiếu:
550.000 USD; Khách sạn Việt Lào 1 triệu USD; nhà máy thức ăn chăn nuôi gia súc: 1 triệu USD; liên doanh sản xuất keo: 95.000 USD; cửa hàng Huapheng: 130.000 USD…Dự án trong nước, như:Trang trại chăn nuôi đà điểu ở Diễn Châu: 2,27 tỷ đồng, Nhà máy kem Đỗ Quyên 3 tỷ đồng, Nhà máy thức ăn gia súc TNT 4 tỷ đồng…).
- Số các dự án đăng ký nhiều, nhưng triển khai ít. Tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn
đăng ký thấp, nhiều dự án có tiến độ chậm, có dự án bị giải thể (Có 01 dự án bị giải thể:
Liên doanh Hồng Thái – Sit, vốn đăng ký là 50 triệu USD; 27 dự án triển khai chậm hoặc chưa triển khai: Dự án Hồ Cửa Nam, Khu du lịch Trung Đô, Khu du lịch Đảo Lan Châu, Nghìn năm Thăng Long ở Mũi Rồng… với tổng số vốn đăng ký là 6.437,46 tỷ đồng). Các dự án đầu tư vào các KCN còn nhỏ về quy mô, ít về số lượng, tiến độ chậm, KCN Bắc Vinh đã có 13/14 dự án đi vào hoạt động, còn KCN Nam Cấm có 21 dự án đầu tư nhưng chỉ mới có 06 dự án đi vào hoạt động, hiệu quả kinh doanh hạn chế.
- Tỷ trọng vốn đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp còn thấp và thiếu ổn định, hiệu quả kinh tế do các dự án mang lại chưa cao, chưa tương xứng với sự quan tâm, tập trung chỉ đạo của tỉnh ủy, UBND tỉnh.
- Hoạt động xúc tiến đầu tư còn thiếu và yếu. Công tác chuẩn bị, xây dựng tài liệu, dữ liệu xúc tiến đầu tư không kịp thời, chất lượng thấp, hình thức nghèo nàn, chưa tương
xứng với yêu cầu và sự quan tâm của các nhà đầu tư. Cơ chế mới “một cửa liên thông” về
xử lý hồ sơ cho các dự án đầu tư ngoài Khu Kinh tế Đông Nam và các Khu Công nghiệp tập trung thay thế Quyết định 4412/2004/QĐ-UBND chưa được ban hành do đó thủ tục hành chính về đầu tư còn phải qua nhiều cơ quan, nhiều bước nên lãng phí thời gian, công sức gây bức xúc cho các nhà đầu tư.
- Các cơ quan quản lý nhà nước chưa phục vụ tốt cho hoạt động của các doanh nghiệp. Theo phản ánh của các doanh nghiệp tại các cuộc gặp mặt với đại diện lãnh đạo tỉnh và các ngành thì:
+ Chi phí không chính thức còn cao, doanh nghiệp phải chờ đợi lâu, đi lại nhiều lần; các hướng dẫn thủ tục về thành lập doanh nghiệp, xây dựng, đất đai, nộp thuế… còn lúng túng, thiếu nhất quán
+ Những vướng mắc, khó khăn về giải phóng mặt bằng, thực hiện ưu đãi đầu tư… cho các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư chưa được giải quyết kịp thời, thấu đáo, dứt điểm nên các dự án này chưa triển khai hoặc triển khai chậm so với tiến độ dẫn đến tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký thấp và ảnh hưởng tới tâm lý của các nhà đầu tư muốn triển khai các dự án mới.
- Các ngành, các địa phương thiếu sự phối kết hợp một cách chặt chẽ, đồng bộ với nhau trong việc tranh thủ sự ủng hộ của các bộ, ngành trung ương, các địa phương có tiềm năng và vận động, thu hút các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty lớn, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Do đó, hiệu quả công tác xúc tiến, vận động đầu tư còn thấp, khó thu hút được các nhà đầu tư có tiềm năng vào các dự án lớn.
- Cơ sở hạ tầng, mặt bằng phục vụ đầu tư còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp tiến độ phát triển đầu tư, ảnh hưởng tới tâm lý của nhà đầu tư. Việc chưa chuẩn bị sẵn sàng về
đất đai (đặc biệt đối với các dự án lớn cần mặt bằng sản xuất rộng) cũng như việc giải
phóng mặt bằng, đền bù, di dời và tái định cư dân khu vực đầu tư còn nhiều bất cập đã hạn chế việc tiếp nhận các dự án mới cũng như đẩy nhanh tiến độ của các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
- Ngoài ra, một số trở ngại ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư nước ngoài như nguồn nhân lực bất cập, nguồn nhân lực tại chỗ tuy dồi dào, nhưng chất lượng chưa cao, chủ yếu là lao động phổ thông. Lao động có tay nghề cao, thạo ngoại ngữ còn thiếu; cạnh tranh gay gắt do thị trường mở cửa theo lộ trình cam kết quốc tế, công nghiệp phụ trợ còn hạn chế, chi phí đầu vào tăng (giá nguyên, vật liệu tăng, giá nhân công.v.v ); thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài dẫn tới thiếu nước và điện phục vụ sản xuất; vẫn còn vướng mắc về thủ tục pháp lý và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ …