IV Y tế, giáo dục 6 37 76 244,3 85 128,4 83 218,6 20 968,
Cơ cấu Vốn đầu tư của các dự án đầu tư trong nước ở Nghệ An phân theo lĩnh vực
3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực
Việc đào tạo và cung cấp lao động, trước hết phải căn cứ vào định hướng phát triển các ngành tại địa phương để có phương án bố trí hợp lý và đáp ứng được yêu cầu.
Biểu 3.4: DỰ BÁO CƠ CẤU LAO ĐỘNG NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020
1. Công nghiệp, xây dựng 8,1 15,0 20,0 23,0
2. Nông – lâm – thuỷ sản 79,6 68,0 58,0 49,0
3. Dịch vụ 12,3 17,0 22,0 28,0
Tổng số (%) 100,0 100,0 100,0 100,0
Nguồn: UBND tỉnh Nghệ An, Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020, Tháng 12/2006
Để phát triển nguồn nhân lực ở Nghệ An trong thời gian tới, một số nội dung cần thực hiện là:
- Tăng cường mạnh mẽ công tác đào tạo, nhất là đào tạo nghề với sự tham gia của các tổ chức trong và ngòai nước nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu lao động kỹ thuật cao của nhà đầu tư. Trước hết là đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, công nhân lành nghề, công nhân bậc cao. Đây là khâu thiếu và yếu của Nghệ An hiện nay. Tổng số lao động cần đào tạo trong giai đoạn 2006-2010 là 192.000 người, trong đó, công nhân kỹ thuật và lành nghề là: 51.250 người, thợ bậc cao: 10.000 người, còn lại là đào tạo ngắn hạn. Ngoài ra, cần đào tạo một đội ngũ cán bộ biết cách quản lý các chương trình, dự án, giỏi ngoại ngữ, tâm huyết, phục vụ tốt cho công tác xúc tiến đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư.
- Thực hiện Nghị quyết số: 04/NQ-TU ngày 12/202/2008 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về chương trình phát triển nguồn nhân lực giai đọan 2006-2010. Khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư xây dựng các trường đại học và cao đẳng. Triển khai các giải pháp đồng bộ để tạo ra những đột phá về nâng cao chất lượng và quy mô đào tạo theo nhu cầu của xã hội.
- Tiếp tục triển khai đề án nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, giai đoạn 2006-2010. Xây dựng Nghệ An trở thành trung tâm giáo dục đào tạo của cả nước với chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc gia và khu vực, TP.
Vinh trở thành trung tâm giáo dục – đào tạo của Khu vực Bắc Trung bộ; Đề án “phát triển
giáo dục miền Tây Nghệ An giai đoạn 2006-2010”.
- Phát triển mạnh mẽ hệ thống dạy nghề đa cấp, đa trình độ (sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề) chuyển từ dạy nghề trình độ thấp sang trình độ cao nhằm nâng cao chất lượng lao động cho thị trường lao động. Sở Lao động – Thương binh và xã hội phối hợp với các
cơ quan liên quan, căn cứ vào cơ cấu ngành nghề để dự báo nhu cầu lao động của các doanh nghiệp. Qua đó phối hợp với các trường nghề để có định hướng và kế hoạch đào tạo lao động phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tăng cường năng lực, quản lý đầu tư cho hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư các cấp.
- Sửa đổi, bổ sung chính sách thu hút nhân tài; có cơ chế phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo nhân tài; khuyến khích phát huy tài năng, đặc biệt là tài năng của lớp trẻ.
- Tuyên truyền, quảng bá nhu cầu lao động của các doanh nghiệp để từng bước lôi kéo đội ngũ lao động của tỉnh đi lập nghiệp ở các tỉnh, thành phố phái nam. Đội ngũ lao động này có ưu điểm là đã được đào tạo và đào tạo lại tại các cơ sở mà họ đang làm việc. Hơn nữa những lao động này đã có kinh nghiệm cũng như sản xuất công nghiệp. Những phẩm chất quan trọng mà các lao động địa phương vẫn còn thiếu.