IV Y tế, giáo dục 6 37 76 244,3 85 128,4 83 218,6 20 968,
Cơ cấu Vốn đầu tư của các dự án đầu tư trong nước ở Nghệ An phân theo lĩnh vực
3.2.2. Giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư
- Xây dựng chiến lược và các lĩnh vực đầu tư một cách cụ thể để các nhà đầu tư lựa chọn lĩnh vực và dự án đầu tư đúng theo định hướng phát triển của tỉnh. Tiếp tục cụ thể hoá cơ chế chính sách của nhà nước, đưa ra những chính sách ưu đãi đối với từng ngành, từng lĩnh vực, nhằm tạo ra sức hấp dẫn các nhà đầu tư, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh và có tính khả thi cao. Xây dựng cơ chế hỗ trợ cả về nhân lực và vật lực nhằm tạo ra
“cú huých” thúc đẩy nội lực từ bên trong và tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư từ bên ngoài. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung các chính sách ưu đãi đầu tư, cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp để kích thích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cường về năng lực tài chính cho doanh nghiệp để trước hết doanh nghiệp có thể tồn tại, đứng vững và thích nghi trong cơ chế thị trường, sau là tăng sức cạnh tranh. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp về mặt bằng SXKD, đào tạo nhân lực, hay cung cấp thông tin, xây dựng để đạt chứng chỉ quản lý chất lượng ISO … phù hợp với cam kết khi chúng ta gia nhập WTO. Ban hành cơ chế khuyến khích vận động và tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư trong nước nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vận động đầu tư và thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư . Kịp thời ban hành chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với các nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng hoặc đầu tư theo hình thức BOT (hoạt động xây dựng – kinh doanh – chuyển giao), tôn vinh khen thưởng cho các nhà đầu tư hoặc các tổ chức, cá nhân có công lao vận động được nguồn vốn đầu tư vào tỉnh. Quy định chế độ ưu đãi khi nhà đầu tư đang thực hiện dự án đầu tư tại tỉnh mà vận động về cho tỉnh thêm dự án đầu tư khác.
- Sớm hoàn thiện việc xây dựng hạ tầng các KCN. Trước hết, phải tranh thủ được nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, với mức hỗ trợ tối đa là 70 tỷ cho việc đầu tư các KCN
các địa phương (theo Quyết định số 24/2008/QĐ-TTg ngày 05/02/2008 của Thủ tướng
Chính phủ) bằng việc xây dựng Khu Công nghiệp ở tỉnh phải đáp ứng được tiêu chí KCN
theo Quyết định số 183/2004/QĐ-TTg ngày 19/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, cần ban hành chính sách nhằm kêu gọi các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng các KCN: Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư hạ tầng vay vốn, ưu đãi của nhà nước; Đối với các KCN chưa có nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng, khuyến khích các nhà đầu tư có dự án đầu tư vào các KCN bỏ chi phí để tự san nền trên diện tích mà nhà đầu tư thuê để xây dựng nhà máy. Với phương thức này, thì phần lớn chi phí san nền sẽ huy động của các nhà đầu tư; Vận động các đơn vị cung cấp dịch vụ như điện, nước, viễn thông lắp đặt hệ thống cung cấp đến chân hàng rào doanh nghiệp. Qua đó làm giảm chi phí đầu tư hạ tầng KCN.
- Tập trung đầu tư để hoàn thành mạng giao thông phục vụ nhu cầu phát triển chung của nền kinh tế (cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không) đồng bộ và thuận tiện cho việc vận động hàng hoá giữa các vùng với các nước và quốc tế. Trước mắt, cần nâng cấp các tuyến quốc lộ, xây dựng mới tuyến đường phía Tây Nghệ An, đường vành đai phía Tây quốc lộ 48, đường nối quốc lộ 48 với quốc lộ 45 Thanh Hoá, đường Xiêng Thù (Kỳ Sơn) – Yên Tĩnh (Tương Dương), đường Châu Thôn (Quế Phong) – Tân Xuân (Tân Kỳ) nối với đường Hồ Chí Minh. Xây dựng một số tuyến đường ngang nối với trục đường Hồ Chí Minh. Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện các tuyến tỉnh lộ quan trọng và nâng cấp một số tuyến đường huyện lộ lên tỉnh lộ, xây dựng xong đường quốc lộ 7 nối quốc lộ 48. Nâng cấp và đồng bộ hoá giao thông nội thị, hoàn thành cơ bản giao thông nông thôn.
- Nâng cấp và mở rộng cảng Cửa Lò để tàu có trọng tải từ 1-1,5 vạn tấn có thể ra vào thuận lợi và nâng năng lực hàng hoá thông qua cảng khoảng 2 triệu tấn/năm. Gắn việc mở rộng và nâng cấp các tuyến đường ra vào cảng, xây thêm một số bến mới để nâng công suất cảng đạt khối lượng luân chuyển hàng hoá ngày càng lớn. Nâng cấp sân bay Vinh, tăng thêm các tuyến nội địa và mở thêm một số đường bay quốc tế. Mở rộng, nâng cấp quốc lộ 1A đoạn Vinh- Hoàng Mai, nghiên cứu khôi phục, nâng cấp, mở mới một số tuyến đường sắt phục vụ vận tải hàng hoá. Hoàn thành các nhà máy nước Vinh, Nam Cấm, Cửa Lò. Phát triển các ngành dịch vụ, các ngành sản xuất phụ trợ cho các doanh nghiệp như dịch vụ tư vấn đào tạo, tư vấn pháp luật, bưu chính viễn hệ thông, hệ thống điện, các
doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp và dịch vụ sửa chữa, bảo hiểm, ngân hàng, phòng cháy chữa cháy.
- Đẩy nhanh việc đền bù GPMB bằng việc thực hiện một số giải pháp như: Quan tâm
công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chủ trương chính sách. Trong quá trình quy hoạch, quá trình thực hiện đền bù giải phóng mặt bừng phải phổ biến đầy đủ cho nhân dân về luật đất đai, các Nghị định của Chính phủ, quyết định của UBND tỉnh. Làm tốt công tác tư tưởng trong nhân dân, nâng cao sự hiểu biết và được sự thống nhất ủng hộ, đồng lòng
của nhân dân; Nâng cao năng lực và trách nhiệm của Hội đồng bồi thường GPMB. Các
Hội đồng GPMB thông thường ở giai đoạn đầu triển khai rất bài bản, tích cực và được chỉ đạo sát sao từ chính quyền các cấp, càng về sau công việc càng khó khăn, tồn đọng nhiều việc, thành viên hội đồng GPMB đều làm việc kiêm nhiệm nên rất khó khăn trong việc sắp xếp nhiệm vụ chuyên môn. Để giải quyết khó khăn nêu trên, cần bổ sung thêm 3-5 biên chế cho các huyện để thành lập bộ phận chuyên trách công tác bồi thường GPMB, người được giao nhiệm vụ làm các thủ tục GPMB cần hiểu đầy đủ các chế độ, chính sách, pháp luật liên quan đến bồi thường GPMB; Mặt khác cần lường hết mọi khó khăn có thể xảy ra
để giải quyết kịp thời nhanh gọn; Chuẩn bị đủ chi phí bồi thường GPMB và vốn tái định
cư (nếu có) theo kế hoạch là điều kiện quyết định việc hoàn thành GPMB. Nếu chi trả không kịp thời, người dân chờ đợi gây khó khăn; chưa kể nếu giá cả thay đổi phải làm lại thủ tục đền
bù rất tốn kém kinh phí và kéo dài thời gian; Xử lý nghiêm minh các hiện tượng làm sai trái
trong công tác GPMB. Các cấp chính quyền cần ngăn chặn hiện tượng tiêu cực, lợi dụng bồi thường GPMB để trục lợi như: trồng thêm cây, xây mộ, xây thêm công trình, cố tình lấn chiếm... Để tránh những khó khăn trên khi có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết cần công bố quy hoạch, thông báo của cấp có thẩm quyền để nhân dân trong vùng quy hoạch xây dựng, giữ nguyên hiện trạng, đồng thời giải quyết đền bù GPMB trong thời gian sớm nhất để nhân dân không chờ đợi quá lâu. Thực tế công tác GPMB có nhiều điều kiện để nẩy sinh tiêu cực và làm sai quy định, áp dụng sai định mức: Nâng hạng đất, nâng giá trị nhà cửa, cây cối, tính toán sai số lượng (mồ mả, vật nuôi...) Do đó các cơ quan chức năng cần thường xuyên kiểm tra, giám sát giải quyết xử lý sớm các sai sót, thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc cố tình làm trái (nếu có) để ngăn chặn những thiệt hại cả vật chất, thời gian và niềm tin của nhân dân.
- Cải cách thủ tục hành chính: Nhà nước ta coi cải cách hành chính là bước đột phá để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế –xã hội. Theo đó, ngày 17/9/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 136/QĐ-TTg phê duỵêt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, tạo cơ sở để thực hiện công tác cải cách hành chính một cách đồng bộ và nhất quán. Trong đó, có việc đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy hoạch pháp luật, tăng cường năng lực các cơ quan hành chính nhà nước, đảm bảo việc tổ chức thực thi pháp luật nghiêm minh; cung cấp thông tin đầy đủ về chính sách, pháp luật của nhà nước cho mọi người, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và giư gìn kỷ cương xã hội. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, ban hành cơ chế kiểm tra đánh giá cán bộ công chức, viên chức trong việc tiếp nhận và giải quyết công việc của dân
và doanh nghiệp; mở rộng thực hiện cơ chế “một cửa”, quy định cụ thể, rõ ràng trách
nhiệm cá nhân khi thi hành công vụ. Cải cách bộ máy hành chính thông qua điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ trong các cơ quan hành chính cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước trong tình hình mới. Ban hành và áp dụng các quy định mới về phân cấp giữa các cấp chính quyền địa phương, nâng cao thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phương, gắn phân cấp công việc với phân cấp về tài chính, tổ chức và cơ bản. Cải cách bộ máy chính quyền địa phương, phương thức quản lý và lề lối làm việc của các cơ quan hành chính các cấp.
Thủ tục hành chính là vấn đề các nhà đầu tư rất quan tâm vì nó liên quan tới chi phí và cơ hội đầu tư. Vấn đề trọng yếu nhất của thủ tục hành chính ở tỉnh Nghệ An hiện nay tập trung ở tư tưởng, trình độ và trách nhiệm của đội ngũ những người thực hiện chính sách. Hiện nay, các khâu giải quyết các thủ tục dăng ký đầu tư và vướng mắc trong quá trình đầu tư còn quá nhiều cửa, phân tán, chồng chéo và tỏ ra kém hiệu quả. Nguyên nhân cơ bản vẫn là do có quá nhiều đầu mối. Để thực hiện tốt hơn việc thu hút đầu tư trực tiếp, tỉnh Nghệ An cần đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tạo thuận lợi và giảm chi phí cho các nhà đầu tư. Trước hết và cấp bách, UBND Tỉnh cần điều chỉnh, bổ sung Quyết định 4412
QĐ/UB ngày 19/11/2004 về “phân công trách nhiệm các ngành, các cấp trong việc tham
mưu, đề xuất, xử lý hồ sơ các dự án sử dụng 100% vốn của các nhà đầu tư vào địa bàn tỉnh Nghệ An”, vì Quyết định này giao chưa hết việc, chưa chi tiết, cụ thể cho các cấp, các ngành trong việc giải phóng mặt bằng và quy định thời gian để giải quyết các khâu, các phần việc
trong quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư còn quá dài nên vướng mắc trong quá trình thực hiện, gây khó khăn cho nhà đầu tư. Trong thời gian tới cần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của văn phòng một cửa nhằm rút gọn quy trình và thời gian cấp phép, công khai minh bạch các bước của thủ tục đầu tư. Hoàn thiện quy trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án đầu tư theo quy định của Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật đầu tư. Thông báo công khai tại nơi tiếp nhận hồ sơ và chuyển tải nội dung văn bản lên trang Web thu hút đầu tư của tỉnh. Rút gọn quy trình cấp phép
so với quy định, tiếp tục thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ” trong thẩm tra, thẩm định dự án
đầu tư. Tiếp tục cải cách nâng cao chất lượng của bộ máy quản lý Khu Kinh tế, Khu Công nghiệp và cơ quan tham mưu UBND tỉnh về hoạt động đầu tư. Kỷ luật nghiêm khắc những cán bộ, công chức có hành động nhũng nhiễu doanh nghiệp, các nhà đầu tư.