III Khách sạn,

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút đầu tư trực tiếp nhằm phát triển kinh tế ở tỉnh Nghệ An ppt (Trang 31 - 33)

IV Y tế, giáo dục 6 37 76 244,3 85 128,4 83 218,6 20 968,

III Khách sạn,

Khách sạn, thương mại, dịch vụ 2 1,130 1 0,250 3 1,380 - Khách sạn 1 1,000 1 1,000 Hồng Kông

- Thương mại 1 0,130 1 0,130 Hàn Quốc

- Dịch vụ 1 1 0,250 Hàn Quốc Tổng cộng 19 139,4 05 2 20,05 0 3 61,76 24 221,2 15

Nguồn: Sở KH & ĐT tỉnh Nghệ An, Báo cáo thu hút FDI, Tài liệu Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh, tháng 9/2008.

Có thể nói, đây là một sự cố gắng lớn so với trước đây và so với các tỉnh trong khu vực Bắc Trung bộ. Nguyên nhân của sự thay đổi tích cực này phải kể đến đó là sự quan tâm của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh trong ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị, Văn bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh về môi trường đầu tư đã giúp cho đầu tư đạt được kết quả khả quan.. Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác như chủ trương chính sách và đặc biệt là những quyết sách điều hành cụ thể của tỉnh Nghệ An rất đúng và rất quyết liệt. Khi tất cả các yếu tố luật pháp, tuyên truyền đã được đảm bảo thì cũng cương quyết đấu tranh, thậm chí có những biện pháp mạnh (như cưỡng chế để GPMB).

Tuy nhiên, tỷ lệ vốn thực hiện đạt thấp, nếu tính tổng vốn đầu tư từ 2001 đến nay, vốn thực hiện chỉ đạt khoảng 57%; tỷ lệ vốn thực hiện bình quân hiện nay thấp do phần lớn các dự án cuối năm 2006 và năm 2007 bao gồm các dự án đầu tư lớn như: 05 dự án thuỷ điện 3.425 tỷ, Nhà máy xi măng Đô Lương 1.300 tỷ..đang trong quá trình triển khai công tác chuẩn bị đầu tư nên tỷ lệ vốn giải ngân thấp. Ngoài ra, một số dự án chậm triển khai do còn gặp khó khăn trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

2.2.2.Quy mô đầu tư

Về các dự án FDI: Có 09 đối tác thuộc 09 Quốc gia và vùng lãnh thổ đến đầu tư ở tỉnh, đứng đầu vẫn là Trung Quốc với 09 dự án và vốn đăng ký 30,555 triệu USD chiếm 37,5% về số lượng dự án nhưng chỉ chiếm 13,8% về lượng vốn đầu tư FDI. Có 02 dự án FDI có số vốn đầu tư rất lớn, chiếm đa số vốn FDI ở tỉnh, đó là dự án LD Mía đường NAT & L, nhà đầu tư Vương quốc Anh với số vốn đầu tư 90 triệu USD và dự án trồng rừng nguyên liệu ở các huyện miền núi, của nhà đầu tư Elite Green Co.Ltd (Đài Loan) tổng vốn đầu tư là 60 triệu USD. Chỉ riêng 02 dự án này đã chiếm đến 67,8% tổng số vốn FDI vào Nghệ An, còn lại 22 dự án của các nhà đầu tư khác, chỉ chiếm 32,2% tổng số FDI ở Nghệ An. Qua đó có thể thấy, đối với các nhà đầu tư nước ngoài chỉ mới đầu tư khá lớn ở Nghệ An trên lĩnh vực nông lâm nghiệp và một số dự án về khai thác, chế biến khoáng sản với quy mô nhỏ, còn các lĩnh vực có giá trị gia tăng lớn, mà Nghệ An đang rất cần thì chưa thu hút được.

Về đầu tư trong nước, các dự án lớn chủ yếu là do các Tập đoàn, Tổng công ty ở TP HCM và Hà Nội đầu tư. Tỉnh cũng đã thu hút được một số dự án đầu tư trực tiếp, vốn khá

lớn của các doanh nghiệp ở nước ngoài và TP HCM mà người quê hương Nghệ Tĩnh làm chủ hoặc tham gia hội đồng quản trị, như: Dự án Công viên trung tâm, Khu đô thị Quang Trung, Vinh Tân của Công ty TECCO, Khu trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê và căn hộ cao cấp VICENTRA… Các doanh nghiệp trong tỉnh thì chỉ đầu tư những dự án quy mô vừa và nhỏ.

Một vấn đề đáng chú ý là các dự án có quy mô vốn đầu tư lớn ngày càng tăng và chủ

yếu tập trung trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản; bất động sản, (xây dựng khu

đô thị, khách sạn, dịch vụ và trung tâm thương mại); tiếp theo là thuỷ điện và sản xuất vật liệu xây dựng vốn là thế mạnh của tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, nguồn lực này, thế mạnh này

của tỉnh là “hữu hạn” và “không bị giảm hay mất giá trị khi chậm khai thác chúng” do đó,

nhiều dự án đầu tư ở lĩnh vực này cũng nói lên sự thiếu đa dạng, thiếu cơ bản hay chưa thật bền vững trong thu hút đầu tư trực tiếp ở Nghệ An.

Tính riêng các dự án đầu tư trong nước có 43 dự án với quy mô vốn đầu tư đăng ký dưới 15 tỷ đồng, chiếm 20% tổng số dự án; 136 dự án có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng đến dưới 300 tỷ đồng, chiếm 63,3% tổng số dự án; 36 dự án trong nước có quy mô vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng, chiếm 16,7% tổng số dự án. Đặc biệt, có 11 dự án có vốn đăng ký đầu tư hơn 1000 tỷ đồng, chiếm 5,1% điển hình như: Dự án thuỷ điện Hủa Na 4.255 tỷ, Thuỷ điện Khe Bố 2.530 tỷ, Khu đô thị Vinh Tân 2.150 tỷ, Tổ hợp sân golf, khách sạn và biệt thự ở Cửa Lò 1.527 tỷ, Trung tâm thương mại Chợ Vinh 1500 tỷ, Nhà máy xi măng Đô Lương 1.477,72 tỷ đồng…

Một khía cạnh khác, các dự án đầu tư trực tiếp thuộc lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là các dự án xây dựng các khu đô thị mới, thì tất cả các nhà đầu tư đều huy động vốn đóng

góp của khách hàng là các tổ chức, cá nhân trong tỉnh (theo luật định, nhà đầu tư được huy

động tối đa 70% sau khi thi công xong phần móng công trình), do vậy, thực chất trong tổng số vốn đầu tư của dự án mà nhà đầu tư đăng ký có sự tham gia khá lớn của nguồn vốn

“nội tỉnh”. Điều đó làm giảm khả năng thu hút vốn của các nhà đầu tư “nội tỉnh” cho các dự án khác.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút đầu tư trực tiếp nhằm phát triển kinh tế ở tỉnh Nghệ An ppt (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)