Đẩy mạnh hoạt động marketing, thực hiện nhiều hình thức xúc tiến thương mại tại thị trường EU

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn hiện pdf (Trang 92 - 93)

- Khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá cả

3.2.2.3. Đẩy mạnh hoạt động marketing, thực hiện nhiều hình thức xúc tiến thương mại tại thị trường EU

thương mại tại thị trường EU

Một trong những hạn chế của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU thời gian qua là việc xúc tiến thương mại, tiếp thị hàng hóa chưa được thực hiện có hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp chưa coi trọng hoạt động xúc tiến thương mại, thụ động chờ người mua hàng, không ít doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm và thiếu thông tin về thị trường EU nên hoạt động xúc tiến thương mại chưa đạt được hiệu quả cao. Chi phí cho hoạt động xúc tiến thương mại khá cao, nhất là trong điều kiện hàng dệt may nước ta có mặt tại thị trường EU chậm hơn so với hàng nhiều nước khác, cũng làm hạn chế khả năng tiếp thị, quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU thời gian tới, các doanh nghiệp phải có sự đầu tư thích đáng cho công tác marketing, xúc tiến thương mại bằng nhiều hình thức như:

- Chủ động tìm kiếm đối tác thông qua việc tham gia các hội chợ triển lãm hàng dệt may được tổ chức tại các nước, nhất là tại EU và Việt Nam. Tận dụng các cơ hội giới thiệu sản phẩm hàng dệt may Việt Nam khi các tập đoàn kinh tế của EU vào tìm hiểu thị trường Việt Nam và thông qua hệ thống siêu thị của các công ty EU hiện đang hoạt động tại Việt Nam để quảng bá sản phẩm dệt may Việt Nam.

- Các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu cần tổ chức tốt công tác tiếp thị và quảng cáo sản phẩm của mình đến các nhà nhập khẩu EU. Một kinh nghiệm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc hay Thái Lan là cử nhân viên tiếp thị mang sản phẩm mẫu đi chào hàng trực tiếp với các nhà nhập khẩu hàng dệt may. Đây là hình thức chào hàng được ưa chuộng ở hầu hết các nhà nhập khẩu EU. Để có bước đi này cần có sự

nghiên cứu kỹ càng về hệ thống phân phối ở các nước EU dưới nhiều hình thức, chú trọng đến việc thông qua các cơ quan thương vụ Việt Nam tại các nước EU để tìm hiểu hệ thống phân phối ở thị trường này. Đồng thời, các doanh nghiệp phải xây dựng được một đội ngũ nhân viên tiếp thị giàu kinh nghiệm, am hiểu thị trường. Phương pháp tiếp thị thứ hai cũng cần được các doanh nghiệp xem xét sử dụng là thuê chính nhân viên tiếp thị của các nước EU để giới thiệu sản phẩm hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam dưới hình thức trả hoa hồng theo hợp đồng ký được.

- Thông tin quảng cáo nhằm giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp với người tiêu dùng và đối tác các nước EU, chú trọng việc xây dựng hình ảnh công ty thông qua trang Web. Với những thông tin tự giới thiệu trên hệ thống Internet, khách hàng có được những hiểu biết nhất định về doanh nghiệp. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng có thể áp dụng một số biện pháp thông tin quảng cáo phù hợp với điều kiện tài chính của mình như: Xuất bản catalog giới thiệu chức năng, nhiệm vụ kinh doanh, uy tín, kinh nghiệm và các sản phẩm của doanh nghiệp. Các mẫu hàng xuất khẩu được in thành tranh ảnh và có chú thích cụ thể cho từng mẫu hàng bao gồm: chất liệu vải, giá chào hàng, ký mã hiệu sản phẩm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi tham khảo, giao dịch.

- Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc gửi thư và bản chào hàng trực tiếp tới các đại lý, nhà nhập khẩu bán buôn hàng dệt may tại các nước EU. Cơ sở dữ liệu với địa chỉ liên hệ của các đối tác tiềm năng có thể tìm thấy trên Internet, danh bạ công ty hoặc do các tổ chức xúc tiến thương mại cung cấp. Đẩy mạnh việc giao dịch thông qua hệ thống thư tín điện tử, kết hợp với các cách giao tiếp truyền thống như đàm phán trực tiếp, trao đổi qua điện thoại…

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn hiện pdf (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)