- Khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá cả
3.2.1.6. Chính sách đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong ngành dệt may
thuê đất, cơ sở hạ tầng, thuế… để tận dụng được thế mạnh về công nghệ, trình độ quản lý và thương hiệu của các đối tác nước ngoài. Khẩn trương thúc đẩy việc hình thành và đi vào hoạt động của các trung tâm nguyên phụ liệu dệt may trên phạm vi cả nước, phát triển các hình thức giao dịch thương mại điện tử, giảm bớt các khâu trung gian trong mua bán các nguyên, phụ liệu dệt may.
3.2.1.6. Chính sách đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong ngành dệt may ngành dệt may
Con người là nhân tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất, quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong những năm tới, lợi thế về nguồn lực lao động dồi dào vẫn là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, đội ngũ lao động trong ngành dệt may nước ta hiện nay còn thiếu về số lượng, năng suất lao động chưa cao. Nhà nước cần có những chính sách tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng lao động của ngành dệt may, kể cả lao động quản lý, lao động kỹ thuật, lao động phổ thông nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành. Nhà nước sớm có chính sách hỗ trợ khuyến khích, thu hút và đào tạo cán bộ ở bậc đại học và trên đại học cho ngành công nghiệp dệt may. Đầu tư cho các trường dạy nghề, mở rộng quy mô đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề cao phục vụ cho nhu cầu của ngành công nghiệp dệt may trong thời gian tới và một phần đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động dệt may ra các nước. Nhà nước thông qua con đường ngoại giao để thu hút các chương trình tài trợ của nước ngoài đối với việc dạy nghề, tiếp nhận và chuyển giao thành những chương trình thường xuyên. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng liên kết với các đối tác nước ngoài để đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật của ngành dệt may, bao gồm cả việc mời chuyên gia nước ngoài vào giảng dạy và cử một đội ngũ lao động ra nước ngoài để học tập. Có chính sách ưu tiên để xây dựng đội ngũ các nhà tạo mẫu thời trang với các kiến thức được đào tạo ở các trung tâm thời trang lớn của thế giới tại EU và các nước có ngành công nghiệp dệt may phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc… nhằm đưa ngành công nghiệp thời trang nước ta phát triển mạnh trong tương lai. Tạo những điều kiện thuận lợi về kỹ thuật, chính sách đãi ngộ để
các nhà khoa học trong các lĩnh vực có mối quan hệ chặt chẽ với ngành dệt may có điều kiện phát huy khả năng nghiên cứu và áp dụng các kết quả nghiên cứu của họ trong thực tế. Chú trọng đến việc nghiên cứu các sản phẩm, công nghệ để thay thế việc nhập khẩu từ nước ngoài, gắn kết quá trình nghiên cứu với thực hiện các yêu cầu từ phía doanh nghiệp. Nhà nước cần có các chính sách cải thiện điều kiện làm việc của người công nhân thông qua chính sách tiền lương, tiền thưởng, các loại phụ cấp, chỗ làm việc, chỗ ăn nghỉ… để đảm bảo lợi ích cho người lao động. Phát huy vai trò các tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị xã hội khác ở các doanh nghiệp dệt may, nhất là các doanh nghiệp dệt may có vốn đầu tư nước ngoài để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Nhà nước chú trọng tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu về thương mại quốc tế, tìm hiểu thị trường, luật lệ quốc tế đối với ngành hàng cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ xuất nhập khẩu trong các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu. Để tăng cường xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU thì việc nắm vững đặc điểm, xu hướng, thị hiếu của từng tiểu thị trường trong thị trường rộng lớn này là rất cần thiết. Do vậy, hàng năm Nhà nước nên đầu tư một phần kinh phí để đưa cán bộ sang học tập, nghiên cứu tại các nước thành viên của EU để có điều kiện tham mưu tốt hơn cho các doanh nghiệp khi lựa chọn thị trường và mặt hàng nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Đối với đội ngũ cán bộ quản lý các cấp trong các doanh nghiệp dệt may nhà nước, cần phải thường xuyên tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý đặc biệt là các kỹ năng quản lý hiện đại. Kiên quyết đưa ra khỏi vị trí lãnh đạo đối với những cán bộ kém năng lực, kém phẩm chất.