Những nhận xét chung

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn hiện pdf (Trang 56 - 60)

- Khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá cả

2.2.1.Những nhận xét chung

Xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng hoạt động thương mại thì thị trường EU là thị trường lớn đầu tiên được hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam khai thác. Từ những kết quả đạt được trên thị trường này đã tạo điều kiện cho những bước phát triển tiếp theo của dệt may xuất khẩu Việt Nam đối với thị trường thế giới, trong đó có những thị trường lớn như Mỹ, Canađa, Nhật Bản. Hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào EU được đánh giá cao về chất lượng. Đã có nhiều Công ty đa quốc gia đặt hàng với các doanh nghiệp Việt Nam gia công khối lượng lớn sản phẩm dệt may sau đó gắn nhãn hiệu, logo của họ để bán trên các thị trường quốc tế. Điều này chứng tỏ về chất lượng hàng dệt may Việt Nam đã phần nào được cải thiện, đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng quốc tế. Nhiều mặt hàng của Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn của các hãng danh tiếng trên thế giới như Pierr Cardin, Gucci... Hàng dệt may Việt Nam đã có mặt trên hầu hết các nước thành viên EU cũ và mới. Chính sách ngoại thương của EU có tác động lớn đến kết quả xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Một số mặt hàng của Việt Nam, trong đó hàng dệt may xuất khẩu vào EU, được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan (GSP) đã

làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường EU.

Xuất khẩu hàng dệt may vào EU có những bước tăng trưởng to lớn như trên đã tạo điều kiện quan trọng cho ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Tuy nhiên, từ thực tế việc xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào EU cho thấy sẽ có những khó khăn trong việc đẩy mạnh hoạt động này trong thời gian tới, đó là:

- EU là một trong những thị trường lớn của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam, nhưng thị phần hàng dệt may Việt Nam tại thị trường dệt may EU rất nhỏ bé, chỉ chiếm trên dưới 1% kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của EU. Với tương quan như trên cho thấy Việt Nam chưa phải là đối tác chính của các nước EU trong việc nhập khẩu hàng dệt may. Nếu đo mức độ phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam với EU thì hàng xuất khẩu Việt Nam phụ thuộc đáng kể vào thị trường EU, còn mức độ ảnh hưởng của hàng xuất khẩu Việt Nam, trong đó có hàng dệt may đến thị trường EU là không đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU tăng mạnh kể từ khi hai bên ký kết Hiệp định dệt may (1992) có một nguyên nhân là hạn ngạch của EU dành cho hàng dệt may Việt Nam thời kỳ 1992-2004 được mở rộng cho từng giai đoạn. EU cũng nới lỏng một số quy định như cho hàng dệt may Việt Nam được khai thác các phần hạn ngạch các nước ASEAN không sử dụng hết để xuất khẩu vào thị trường EU. Tuy nhiên số lượng hạn ngạch EU dành cho Việt Nam còn quá thấp so với tiềm năng ngành dệt may Việt Nam, đồng thời cũng quá thấp so với nhiều nước trong khu vực: chỉ bằng 5% của Trung Quốc, bằng 10% - 15% của các nước ASEAN khác. Việt Nam cũng là một trong số ít nước bị áp dụng chế độ hạn ngạch với nhiều mặt hàng và số lượng mỗi mặt hàng cũng rất hạn chế. Thái Lan có 20 nhóm hàng bị áp dụng chế độ hạn ngạch, Singapore có 8 nhóm, Indonesia có 12, trong khi đó Việt Nam giai đoạn 1993-95 có 106 nhóm, 1996-98 có 54 nhóm và đến năm 2003 vẫn còn 29 nhóm hàng dệt may của Việt Nam bị áp hạn ngạch. Những hạn chế này đã làm giảm đáng kể kết quả xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU trong giai đoạn 1992-2004.

kim ngạch xuất khẩu, nhưng hoạt động xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào các đối tác nước ngoài. Một tỷ lệ lớn hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường EU thực hiện bằng cách gia công cho nước thứ ba nên hiệu quả kinh tế thu được từ hoạt động xuất khẩu không cao do phần gia công cho các nước khác để xuất khẩu vào EU không được hưởng ưu đãi thuế quan giành cho Việt Nam. Sản phẩm xuất khẩu chỉ tập trung vào một số sản phẩm truyền thống, quen làm như áo jacket, áo sơ mi và quần âu, rất hạn chế trong việc xuất khẩu các sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, chất lượng cao. Chính vì vậy, nhiều chủng loại (được gọi là cat nóng) luôn luôn thiếu hạn ngạch, nhưng có chủng loại lại không sử dụng hết hạn ngạch.

Để tăng hiệu quả hoạt động xuất khẩu, trong những năm qua một số doanh nghiệp dệt may xuất khẩu đã cố gắng gia tăng sản lượng hàng dệt may xuất khẩu dạng mua nguyên liệu, bán thành phẩm, nhưng những nỗ lực này mới chỉ dừng lại ở một số doanh nghiệp dệt may lớn như May Việt Tiến, May 10, Dệt Thành Công, May Đức Giang…còn ở các doanh nghiệp nhỏ, nhất là các doanh nghiệp tư nhân thường phải tìm kiếm các đơn hàng bằng cách gia công lại cho các doanh nghiệp lớn.

- Trong xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu tính chủ động trong hoạt động bán hàng, chưa xác định được mục tiêu, biện pháp của chiến lược dài hạn để thâm nhập vào thị trường EU. Việc tiếp cận hệ thống phân phối của thị trường EU đối với các doanh nghiệp dệt may nước ta còn rất hạn chế. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức được tầm quan trọng của nhãn hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Hàng may mặc do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, nhưng lại mang nhãn hiệu của người khác, người sử dụng không biết được họ đang sử dụng sản phẩm do các công ty Việt Nam sản xuất, điều đó làm hạn chế cơ hội quảng bá thương hiệu của Việt Nam trên thị trường thế giới.

- Năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường EU không cao, đây là nguyên nhân quan trọng nhất làm cho hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam gặp khó khăn lớn trên thị trường EU. Đặc biệt từ năm 2005, khi buôn bán hàng dệt may được thực

hiện tự do giữa các nước là thành viên của WTO thì hạn chế về năng lực cạnh tranh sẽ trực tiếp gây những tác động tiêu cực đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Khi EU còn sử dụng hạn ngạch để hạn chế hàng dệt may nhập khẩu từ các nước thì các nước xuất khẩu đều gặp khó khăn trong việc tăng lượng hàng xuất khẩu vào thị trường này. Do vậy, nhiều nước có năng lực sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may lớn như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ… không phát huy được hết lợi thế của họ khi xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU. Những khó khăn của các nước này cũng tạo cơ hội cho các nước yếu hơn trong lĩnh vực dệt may duy trì được thị phần nhất định trên thị trường hàng dệt may EU. Tuy nhiên, khi việc áp dụng hạn ngạch không còn tồn tại, thì cuộc cạnh tranh sẽ trở nên rất gay gắt đối với các nước có tiềm lực yếu. Những nước có sản phẩm dệt may thiếu khả năng cạnh tranh sẽ đứng trước nguy cơ sụt giảm về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào các thị trường lớn trên thế giới. Các nhà nhập khẩu có nhiều cơ hội hơn khi lựa chọn các đối tác có uy tín, giá cả rẻ, chất lượng tốt, có thể đáp ứng được các đơn hàng giá trị lớn trong thời gian ngắn. Các tiêu chuẩn chính mà các nhà nhập khẩu hàng dệt may từ các thị trường lớn như EU, Mỹ đề ra là chất lượng, sự tuân thủ các quy định về môi trường - xã hội - pháp luật, giá cả và khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu. Việc nhập khẩu hàng dệt may sẽ nghiêng về xu thế thay đơn đặt hàng trước vài tháng bằng đơn đặt hàng trước vài tuần, đầu tư lớn vào công tác kế hoạch tiêu dùng, dành nhiều bộ sưu tập hơn cho từng mùa, dùng ít nhà cung cấp hơn và cộng tác chặt chẽ với các nhà cung cấp được lựa chọn. Các nhà phân tích dự báo rằng, sau khi bỏ quota, giá bán các sản phẩm dệt may trên thị trường thế giới trung bình sẽ giảm khoảng 20%. Thực tế kết quả xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU những tháng đầu năm 2005 cho thấy hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp phải những khó khăn lớn trên thị trường EU trong giai đoạn này. Bắt đầu từ khi EU dành ưu đãi thuế quan theo chế độ GSP mới cho những nước bị tổn thất nặng trong thảm họa sóng thần ở châu á, trong đó có những nước là đối thủ cạnh tranh mạnh với Việt Nam trong xuất khẩu hàng dệt may như Srilanca (được EU miễn thuế nhập khẩu), Thái Lan thì thách thức đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU tăng lên nhiều.

Khi thị trường đã được mở cửa tự do thì việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa là điều kiện quan trọng bậc nhất để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm

dệt may Việt Nam vào thị trường EU. Do vậy, việc phân tích để làm rõ những nguyên nhân làm cho hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam chưa có sức cạnh tranh cao trên thị trường EU là hết sức cần thiết, để từ đó có những giải pháp cho phù hợp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn hiện pdf (Trang 56 - 60)