- Khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá cả
3.1.1. Định hướng và mục tiêu của chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm
Nam đến năm 2010
Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường thế giới phụ thuộc nhiều vào chiến lược phát triển ngành dệt may nước ta. Chỉ khi ngành công nghiệp dệt may có nền tảng phát triển bền vững, thì xuất khẩu hàng dệt may ra các thị trường trên thế giới, trong đó có thị trường EU mới có điều kiện được đẩy mạnh và tăng trưởng vững chắc. Do vậy, để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào EU thì trước hết phải xác định mục tiêu, chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam trong những năm tới.
Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 55/2001/QĐ-TTg ngày 23/4/2001 đã xác định mục tiêu là: "Phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới".
Các chỉ tiêu chủ yếu được đề ra trong Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2010 được thể hiện ở bảng 3.1 dưới đây.
Trong những năm tới, để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu, sản xuất hàng dệt may Việt Nam phải hướng vào những mặt hàng cao cấp như mặt hàng sợi bông 100%, T-shirt, Jean vải, hàng len và giả len… cho những thị trường lớn như Mỹ, EU,
Nhật Bản.
Bảng 3.1: Những chỉ tiêu chủ yếu trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2010
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2010
Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 4.000-5.000 8.000-9.000 Sử dụng lao động trong ngành Nghìn người 2.500- 3.000 4.000 đến 4.500 Sản phẩm chính - Bông xơ - Xơ sợi tổng hợp - Sợi các loại - Vải lụa - Sản phẩm dệt kim - Sản phẩm may mặc 1.000 tấn 1.000 tấn 1.000 tấn Triệu mét vuông Triệu sản phẩm Triệu sản phẩm 30 60 150 800 300 780 80 120 300 1.400 500 1.500
Tỷ lệ nội địa hóa trên sản phẩm may
% > 50 > 70
Nguồn: Tổng công ty Dệt May Việt Nam - Chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2010
Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu là một mục tiêu quan trọng của Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2010. Đây cũng là định hướng quan trọng, phù hợp với Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001 - 2010 của nước ta.
Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001 - 2010 xác định nhóm sản phẩm công nghiệp chế biến trong năm 2010 phải phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 20-21 tỷ USD, gấp 5 lần so với năm 2000 và chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu. Cho đến năm 2010, mặt hàng dệt may cùng với giày dép vẫn là hạt nhân của nhóm sản phẩm công nghiệp chế biến xuất khẩu, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu mỗi mặt hàng chiếm từ 35-40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nhóm. Tốc độ tăng bình quân của kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may phải đạt từ 15-16%/năm. Đối với hàng dệt may xuất khẩu phải chuyển dần từ hình thức gia công là chính sang nôi địa hóa trên cơ sở tăng cường đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào, tạo nhãn hiệu có uy tín, chuyển mạnh sang bán FOB; thu hút mạnh đầu tư nước ngoài để tăng cường năng lực thâm nhập vào các thị trường trên thế giới.