Khái quát hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn hiện pdf (Trang 41 - 45)

2.1. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU từ 1992 đến nay đến nay

2.1.1. Khái quát hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU EU

Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và EU chính thức được thiết lập từ 22/10/1990. Hiệp định dệt may được ký kết năm 1992 đặt dấu mốc cho quan hệ thương mại giữa hai bên phát triển và từ năm 1995, khi hiệp định khung hợp tác được ký kết, quan hệ thương mại giữa hai bên có những bước tiến đáng kể. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai bên tăng nhanh, đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU năm 2004 đã đạt 4,97 tỷ USD, tăng gấp 13 lần so với năm 1994. Năm 2004, EU đã trở thành thị trường lớn nhất của hàng xuất khẩu Việt Nam.

Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu hàng từ Việt Nam trong tổng kim ngạch hàng nhập khẩu của EU cũng có xu hướng tăng lên trong những năm qua. Cụ thể là năm 1995, tỷ trọng này là 0,10%, năm 1998: 0,26%, năm 2001 là 0,33%, năm 2004 là 0,48%. Khả năng tăng thị phần hàng xuất của Việt Nam vào thị trường của EU còn rất lớn nếu hàng hóa Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường đầy tiềm năng này.

Qua số liệu hàng năm cũng cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU tăng nhanh, nhưng tốc độ tăng không đều và thiếu ổn định. Việc tỷ lệ tăng không ổn định do nhiều nguyên nhân, như giá cả của một số mặt hàng phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới như cà phê, hạt tiêu, bông, giá gia công may mặc… và hầu hết các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU đều phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu khác (ví dụ như Trung Quốc, Thái Lan đối với

hàng nông sản, dệt may), cùng với cơ chế quản lý nhập khẩu chặt chẽ của thị trường EU. Trong nhiều trường hợp, sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào EU còn rất thấp, biểu hiện ở chỗ không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, số lượng, điều kiện giao hàng của nhà nhập khẩu EU.

Bảng 2.1: Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU thời kỳ 1994-2004 Nội dung Năm Kim ngạch XK của VN (tỷ USD) Tỷ trọng % (2) trong (1) Tổng kim ngạch nhập khẩu của EU (tỷ USD)* Tỷ trọng % (2) trong (4) Tổng kim ngạch XK XK vào thị trường EU 1 2 3 4 5 1994 4,054 0,383 9,5 622,489 0,06 1995 5,448 0,720 13,2 713,252 0,10 1996 7,255 0,90 12,4 738,505 0,12 1997 9,185 1,608 17,5 757,852 0,21 1998 9,361 2,125 22,7 806,569 0,26 1999 11,135 2,506 22,5 864,539 0,29 2000 14,455 2,847 19,7 923,241 0,31 2001 15,027 3,003 19,6 914,000 0,33 2002 16,706 3,150 18,9 941,989 0,34 2003 20,176 3,852 19,1 940,504 0,41

2004 26,003 4,970 19,2 1.027,9 0,48 Kế hoạch Kế hoạch

2005

31,000 6,200 20 - -

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo hàng năm của Bộ Thương mại; Tổng cục Hải quan. * Nguồn số liệu cột 4: EUROSTAT.

Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU có hàng trăm loại, nhưng kim ngạch xuất khẩu tập trung vào 9 mặt hàng là giày dép, dệt may, cà phê, hải sản, gạo, cao su, than đá, điều nhân và rau quả. Kim ngạch xuất khẩu 9 mặt hàng này chiếm trên 75% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU. Hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU phần lớn là của các ngành công nghiệp nhẹ và tiêu dùng, sử dụng nhiều lao động hoặc là hàng có mức độ gia công chế biến thấp, nguyên nhiên liệu và nông sản. Hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng trên 70%, hàng nông sản chiếm 20% và khoáng chất, nguyên liệu thô chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào EU.

Xét theo thị trường thành viên EU thì các nước Đức, Anh, Pháp, Hà Lan luôn là những thị trường có sức mua lớn nhất những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Các thị trường này có tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu hàng Việt Nam hàng chục phần trăm mỗi năm. Những nước như Thụy Điển, áo, Ai Len, Bồ Đào Nha là những thị trường nhỏ, có sức tiêu thụ hàng hóa của ta thấp. Những nước như Tây Ban Nha, Hy Lạp là những thị trường mới đối với hàng của ta nhưng là những thị trường có nhiều hứa hẹn vì mức tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu hàng Việt Nam hàng năm rất cao. Kim ngạch xuất khẩu của ta năm 2002 sang Tây Ban Nha tăng gần 3 lần và sang Hy Lạp tăng gần 6 lần so với năm 1997.

Hoạt động nhập khẩu của Việt Nam đối với hàng hóa các nước EU cũng được mở rộng trong thời gian qua, tuy nhiên không phát triển mạnh bằng hoạt động xuất khẩu. Kim ngạch hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ EU trong mấy năm vừa qua tương đối ổn định, trung bình khoảng 1,5 tỷ USD/năm. Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ hầu hết

các thành viên EU, nhưng kim ngạch nhập khẩu lớn nhất vẫn là từ các nước Đức, Pháp, I-ta-lia, Anh và Hà Lan. Kim ngạch nhập khẩu có tốc độ tăng hàng năm không lớn cũng như không có sự thay đổi đột biến về kim ngạch giữa thị trường các nước thành viên EU. Một số thị trường nhỏ, tuy tốc độ tăng trưởng thương mại hai chiều với Việt Nam lớn nhưng giá trị tuyệt đối còn rất hạn chế. Hàng nhập khẩu từ EU chủ yếu là các mặt hàng chế tạo có hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm của các ngành công nghiệp nặng. Các mặt hàng nhập khẩu chính là máy bay, ô tô, phụ tùng, linh kiện ô tô, máy và thiết bị điện, máy công cụ và máy chế biến, hóa chất, chất dẻo, tơ sợi tổng hợp, sắt thép đặc chủng, phân bón, dược phẩm. Kể từ năm 1999 trở lại đây, Việt Nam nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị công nghệ nguồn trực tiếp từ các nước EU. Trước đó, những mặt hàng này Việt Nam nhập từ các nước Đông Nam á là chủ yếu. Trong nhiều trường hợp các máy móc này do các chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất của các công ty EU tại Đông Nam á sản xuất nhưng chất lượng không đảm bảo như hàng cùng loại được sản xuất tại các nước EU. Nguyên phụ liệu dệt may, da và tân dược cũng được các nhà sản xuất của chúng ta quan tâm nhập khẩu trực tiếp từ các nước EU vì chất lượng và uy tín của sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực này.

Trong quan hệ thương mại những năm vừa qua, theo thống kê của phía EU thì kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU lớn hơn nhiều so với thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam. Nguyên nhân là Việt Nam đã xuất khẩu một lượng lớn hàng hóa sang EU thông qua các đối tác trung gian ở Hồng Kông, Singgapo, Thái Lan,... Ví dụ, năm 2002, theo thống kê của phía EU thì kim ngạch hàng Việt Nam xuất sang EU không phải là 3,1 tỷ euro mà là 4,4 tỷ euro, trong đó gần 2 tỷ euro là giày dép và khoảng gần 0,7 tỷ euro là hàng may mặc ta xuất sang EU thông qua trung gian hoặc là gia công qua đối tác nước thứ ba. Đây là một thiệt thòi lớn cho Việt Nam vì hàng Việt Nam lưu thông trên thị trường EU nhưng dưới nhãn mác các nước khác. EU cũng luôn đề cập đến vấn đề Việt Nam xuất siêu sang EU và đề nghị Việt Nam mở cửa thị trường, hạ thuế suất nhập khẩu để hàng hóa và dịch vụ của EU thâm nhập vào Việt Nam nhằm cân bằng cán cân thanh toán thương mại giữa hai bên. Trong những năm

gần đây, tỷ trọng hàng tiêu dùng của EU xuất khẩu vào Việt Nam có chiều hướng tăng, phần lớn là hóa mỹ phẩm và các loại rượu, bia.

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với 10 nước thành viên mới của EU trong

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn hiện pdf (Trang 41 - 45)