Về kim ngạch xuất khẩu:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn hiện pdf (Trang 45 - 51)

tháng 12/1992, có hiệu lực từ năm 1993, đã đánh dấu bước phát triển quan trọng của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam ra thị trường thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng. Từ chỗ kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ra thế giới mới chỉ tính đến con số triệu USD vào đầu những năm 1990, đến nay ngành công nghiệp dệt may nước ta đã có sự lớn mạnh không ngừng. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dệt may từ năm 1992 đến nay là khoảng 11%/ năm và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trên 20%/ năm đã góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt khi quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa đang diễn ra ngày càng sâu sắc trên thế giới. Quy mô và chất lượng sản phẩm được nâng cao, mẫu mã hàng hóa đa dạng, thị trường xuất khẩu được mở rộng.

Đến năm 2004, cả nước ta đã có trên 1000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may, trong đó có 231 doanh nghiệp nhà nước, 449 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 354 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ngành dệt may đã tạo ra chỗ làm cho gần hai triệu lao động, cùng với đó là hàng chục vạn lao động làm dịch vụ, phụ trợ như trồng bông, trồng dâu nuôi tằm, thêu đan, sản xuất bao bì, phụ liệu… Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của nước ta đã vươn ra được trên 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó có những thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may từ chỗ chỉ đạt 211 triệu USD, chiếm 8,2 % tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 1992, thì đến năm 2004 đã đạt 4,319 tỷ USD, chiếm 16,6 % kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may hàng năm của Việt Nam từ 1992 đến 2004 được thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may

trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam những năm qua

Đơn vị: Triệu USD

xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may

Tỷ lệ so với tổng kim ngạch xuất khẩu

(%) 1992 2.581 211 8,2 1993 2.985 350 11,7 1994 4.054 550 13,6 1995 5.448 750 13,8 1996 7.255 1.150 15,8 1997 9.185 1.349 14,7 1998 9.361 1.450 15,5 1999 11.135 1.682 15,1 2000 14.455 1.892 13,1 2001 15.027 1.975 13,1 2002 16.706 2.752 16,5 2003 20.176 3.687 18,3 2004 26.003 4.319 16,6 Kế hoạch 2005 31.000 5.193 16,8

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo hàng năm của Bộ Thương mại; Tổng công ty Dệt May Việt Nam.

Bảng 2.2 cho thấy, từ năm 1992 đến 2004, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ra thị trường thế giới tăng liên tục. Xuất khẩu hàng dệt may chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt

may của Việt Nam hiện nay đứng hàng thứ hai trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Trong các thị trường nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam thì EU có một vị trí đặc biệt. EU là một trong những thị trường lớn của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam. Thị trường EU còn đóng vai trò như là cầu nối để hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam đi vào thị trường hàng dệt may thế giới, bởi vì thị trường EU được đánh giá như nơi kiểm định nghiêm ngặt đối với hàng dệt may xuất khẩu của các nước, do vậy nếu hàng dệt may nước nào thâm nhập và đứng vững được trên thị trường này thì khả năng phát triển tại các thị trường khác trên thế giới là rất lớn. Mặc dù trước khi ký Hiệp định dệt may với EU thì ngành may mặc Việt Nam đã có sản phẩm xuất khẩu, nhưng thị trường và sản phẩm xuất khẩu rất nhỏ bé, chủ yếu chỉ là những sản phẩm đơn giản, sản xuất thủ công, xuất khẩu sang thị trường các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam chỉ thực sự phát triển mạnh kể từ khi Hiệp định dệt may được ký kết giữa Việt Nam và EU. Sau này, khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết cũng tạo điều kiện để hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn do thâm nhập được vào Hoa Kỳ - một thị trường nhập khẩu hàng dệt may rất lớn.

Cho đến trước thời điểm 1/1/2005, việc xuất khẩu hàng dệt may nước ta vào thị trường EU thực hiện theo chế độ hạn ngạch. Theo Hiệp định dệt may Việt Nam - EU năm 1992, Việt Nam được phép xuất khẩu sang EU 151 chủng loại mặt hàng (cat) trong đó có 46 loại không bị hạn ngạch. Tổng số hạn ngạch theo hiệp định này là 21.298 tấn với kim ngạch khoảng 450 triệu USD. Cho đến trước thời điểm EU đồng ý không áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam (1/1/2005) thì Hiệp định này đã qua 4 lần sửa đổi theo hướng tăng hạn ngạch cho hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU. Thỏa thuận sửa đổi Hiệp định Dệt may và mở cửa thị trường giữa Việt Nam và EU được tiến hành gần đây nhất là vào giữa tháng 2/2003. Theo thỏa thuận sửa đổi này, EU tăng hạn ngạch dệt may cho Việt Nam mỗi năm lên khoảng 20%, đặc biệt một số nhóm hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam (cat nóng), có mức tăng từ 50 đến 75%. Đây là một bước tiến đáng kể đối với

ngành dệt may Việt Nam trong quan hệ với EU trong thời kỳ quá độ tiến tới tự do hóa hoàn toàn việc xuất khẩu hàng dệt may vào EU. Đổi lại, Việt Nam sẽ mở cửa thêm thị trường cho một số lĩnh vực như bảo hiểm, rượu, xe máy, dược phẩm, dịch vụ vận tải biển cũng như giảm thuế nhập khẩu hàng dệt may và nguyên liệu nhập khẩu từ EU.

Trong thời gian thực hiện xuất khẩu theo hạn ngạch, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào EU tăng nhanh, đặc biệt trong những năm đầu thực hiện Hiệp định. Tuy nhiên, những năm gần đây, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU không đều và không nhanh như giai đoạn đầu, trong năm 2001, 2002 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU giảm so với năm trước do các doanh nghiệp dệt may tập trung nhiều vào việc làm hàng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam cũng có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây (xem bảng 2.3).

Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang hầu hết 15 nước thành viên cũ EU. Trong số các nước này, Đức là nước nhập khẩu lớn nhất với giá trị nhập khẩu hàng năm chiếm trên 40% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào EU, tiếp đến là Pháp, Hà Lan, Italia, Anh.

Đối với các nước mới gia nhập vào Liên minh châu Âu: Trong những năm qua kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang những nước này đạt từ 30-50 triệu USD một năm. Trong số các nước thành viên mới của EU, những năm qua hàng dệt may của Việt Nam chỉ thâm nhập vào thị trường Ba Lan, Hunggari và Séc, còn các thị trường khác thì không đáng kể. Hàng dệt may Việt Nam xuất sang khu vực này chủ yếu thông qua các công ty của người Việt Nam đang sinh sống tại đây dưới hình thức buôn bán nhỏ là chủ yếu.

Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU

ngạch xuất khẩu hàng dệt may (triệu USD) Kim ngạch XK (triệu USD) Tăng so với năm trước (%) Tỷ lệ trong tổng kim ngạch XK hàng dệt may (%) 1993 350 259 74% 1994 550 298 15% 54,2% 1995 750 355 19% 47,3% 1996 1.150 428 21% 37,2% 1997 1.349 460 7% 34,1% 1998 1.450 508 10% 35% 1999 1.682 557 10% 33,1% 2000 1.892 609 9% 32,2% 2001 1.975 605 -1% 30,6% 2002 2.752 552 -9% 20,1% 2003 3.687 650 17% 17,6% 2004 4.319 700 7% 16,2%

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo hàng năm của Bộ Thương mại, Tổng công ty Dệt May Việt Nam.

Năm 2005 đánh dấu sự biến động lớn trên thị trường hàng dệt may thế giới. Hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may được dỡ bỏ hoàn toàn giữa các nước là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới. Mặc dù chưa là thành viên của WTO, nhưng qua những nỗ lực trong đàm phán, Việt Nam cũng được EU chấp thuận bỏ hoàn toàn chế độ hạn ngạch đối với hàng dệt may xuất khẩu kể từ 1/1/2005. Đây là một thỏa thuận quan trọng, giúp Việt Nam có cơ hội tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may vào EU.

Tuy nhiên, kết quả xuất khẩu dệt may của Việt Nam ra thị trường thế giới nói chung và khu vực EU nói riêng trong những tháng đầu năm 2005 không được khả quan như mong đợi. Kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm chỉ đạt 1,32 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2004 và quá thấp so với mục tiêu tăng 18-20% năm nay. Nếu trong những tháng cuối năm, tình hình xuất khẩu không có tiến triển gì mới thì mục tiêu xuất khẩu 5,1-5,2 tỷ USD hàng dệt may trong năm 2005 sẽ khó trở thành hiện thực. Đối với thị trường EU, mặc dù chế độ hạn ngạch đã được dỡ bỏ hoàn toàn, nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU trong những tháng đầu năm 2005 chẳng những không tăng mà còn giảm gần 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các thị trường lớn lại có mức sụt giảm mạnh như Đức, Anh, Pháp. Điều đó cho thấy tính cạnh tranh gay gắt và báo động những khó khăn trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn hiện pdf (Trang 45 - 51)