Những nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn hiện pdf (Trang 60 - 72)

- Khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá cả

2.2.2. Những nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU

khẩu Việt Nam vào thị trường EU

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp của sản phẩm dệt may xuất khẩu nước ta nói chung, xuất khẩu vào thị trường EU nói riêng. Có những nguyên nhân thuộc về khâu đầu tư, sản xuất, có nguyên nhân nằm ở khâu tiêu thụ sản phẩm và cũng có cả các nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách của nhà nước. Từ thực tế, tác giả luận văn cho rằng, những nguyên nhân cơ bản dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU là:

Thứ nhất: Khả năng nội địa hóa của nguyên phụ liệu ngành dệt may còn rất hạn chế.

Thực trạng sản xuất hàng dệt may nước ta thời gian qua cho thấy việc thiếu cơ sở nguyên liệu, phụ liệu trong nước đáp ứng được đòi hỏi cả về số lượng, chất lượng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may chưa cao. Về mặt chiến lược dài hạn, việc xây dựng và phát triển cơ sở nguyên liệu, phụ liệu trong nước là một trong những vấn đề cấp thiết cần giải quyết để ngành dệt may phát triển nhằm giải quyết tốt cả hai mục tiêu: phục vụ cho xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa.

Ngành công nghiệp dệt may có sự gắn bó chặt chẽ giữa ngành dệt và ngành may. Sản phẩm của công nghiệp dệt được dùng làm nguyên liệu chính cho công nghiệp may. Do vậy, để đáp ứng được nguyên liệu nội địa phục vụ cho ngành may xuất khẩu thì cũng có nghĩa là đồng thời phải phát triển được nguyên liệu cho cả ngành dệt và ngành may. Hiện nay, phần lớn sản phẩm của công nghiệp dệt trong nước chưa bảo đảm được chất lượng cho công nghiệp may hàng xuất khẩu. Ngành dệt kém phát triển dẫn đến ngành may phải làm gia công. Theo số liệu của Tổng công ty Dệt May Việt Nam, tỷ lệ vải xuất

khẩu, phục vụ xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt còn thấp, chỉ đạt trên 30% so với nhu cầu, vả lại những sản phẩm này còn bị hạn chế về mẫu mã, chất lượng và thời gian giao hàng. Những yếu kém của ngành dệt, một phần lại bắt nguồn từ hạn chế của nghề trồng bông. Việt Nam có rất nhiều lợi thế để phát triển nghề trồng bông, nhưng hiện nay sản phẩm bông của nước ta mới đáp ứng được 10-15% nhu cầu dệt, đặc biệt với xơ tổng hợp, ta vẫn phải nhập khẩu 100%. Sợi bông nước ta có nhược điểm ngắn, chất lượng thấp nên chỉ dệt được vải thấp cấp. Việc triển khai đưa các giống bông nước ngoài vào trồng thử tại Việt Nam chưa được tiến hành mạnh. Nhiều năm nay, hệ thống tưới tiêu, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho cây bông chưa được đầu tư đúng mức, chủ yếu trông vào tự nhiên. Điều này dẫn tới năng suất, chất lượng bông xơ thu hoạch không ổn định, phần lớn các doanh nghiệp dệt may vẫn nhập bông nguyên liệu từ nước ngoài là chính. Một nguồn nguyên liệu nữa mà Việt Nam có ưu thế là tơ tằm cũng còn rất hạn chế trong việc nội địa hóa nguyên phụ liệu cho ngành dệt may. Hiện nay chúng ta vẫn phải nhập tơ sống từ Trung Quốc để xe tơ và dệt lụa với số lượng trên 200 tấn/năm. Đây cũng là một nghịch lý trong vấn đề nguyên liệu của ngành dệt bởi nghề trồng dâu, nuôi tằm từ xưa đến nay vẫn được coi là một nghề truyền thống của dân tộc ta.

Cũng như nguyên liệu, việc sản xuất phụ liệu cho ngành may xuất khẩu của nước ta hiện nay cũng có nhiều hạn chế. Trong khi các doanh nghiệp ngành may đã có sự tập trung đầu tư cho các xí nghiệp may quy mô lớn hàng nghìn công nhân thì việc đầu tư cho phát triển phụ liệu lại không được chú ý thích đáng. Trong thời gian qua Việt Nam chưa chú trọng đến công tác quy hoạch để phát triển sản xuất phụ liệu cho ngành dệt may. Bên cạnh đó, các loại hóa chất, thuốc nhuộm chính của công nghiệp dệt may vẫn phải nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài. Ngành công nghiệp hóa dầu của nước ta chưa có bước phát triển đột phá. Việc chậm trễ trong xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất không những làm ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của ngành dầu khí Việt Nam, mà còn làm ảnh hưởng đến việc tăng cường khả năng sản xuất của Việt Nam đối với các sản phẩm hóa chất, thuốc nhuộm.

Việc quá phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập ngoại vừa làm tăng chi phí sản xuất, giảm sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu, vừa làm cho ngành dệt may nước ta phát triển thiếu sự bền vững, dễ bị ảnh hưởng khi nguồn cung cấp nguyên phụ liệu có khó khăn. Đó là một trong những nguyên nhân chính làm giảm sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới nói chung, trên thị trường EU nói riêng.

Thứ hai: Thiết bị công nghệ thiếu đồng bộ, công nghệ ngành dệt còn lạc hậu, việc phối hợp trong đầu tư đổi mới công nghệ chưa được thực hiện tốt.

Dệt may là một trong những ngành có công nghệ không quá phức tạp, nhưng việc ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ và đầu tư đồng bộ công nghệ, thiết bị là yếu tố quan trọng tác động đến việc tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm trong ngành công nghiệp dệt may. Lĩnh vực dệt và may có những đặc trưng công nghệ riêng, công nghệ sử dụng trong ngành dệt phức tạp hơn công nghệ sử dụng trong ngành may. Trong những năm qua ngành may nước ta có tốc độ đầu tư đổi mới công nghệ khá cao so với các ngành kinh tế khác. Máy móc, công nghệ tiên tiến đã và đang dần thay thế cho những máy móc cũ để bảo đảm cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu. Theo Bộ Công nghiệp, hiện nay trên cả nước ngành may đã đổi mới được 95% máy móc, thiết bị, trong đó đưa khoảng 30% máy chất lượng cao, tự động hóa vào sản xuất ở các khâu cắt chỉ, ráp sơ đồ, trải vải… Nhiều doanh nghiệp đã trang bị những thiết bị chuyên dùng có công nghệ hiện đại như máy thêu tự động, máy cắt, máy vắt 5 chỉ, máy thùa đính, trần giầy pasant, may cạp 4 kim, bàn là treo, bàn là hơi có đệm hút chân không, phần lớn các công nghệ cho ngành may được nhập từ các nước có công nghệ tiên tiến.

Bên cạnh một ngành may khá hiện đại về công nghệ thì ngành dệt của nước ta hiện nay còn rất lạc hậu. Nhiều thiết bị kéo sợi của Trung Quốc, ấn Độ từ những năm 1970-1975 vẫn còn được sử dụng. Phần lớn số thiết bị ngành dệt hầu hết đã rất cũ và thiếu đồng bộ giữa các khâu. Thiết bị dệt còn quá ít so với thiết bị kéo sợi, phần lớn lại là máy dệt thoi khổ hẹp, chủng loại nghèo nàn, vải làm ra không đáp ứng được nhu cầu thị trường... Về thiết bị kéo sợi cũng có tới hơn 60% là cọc sợi chải thô, chỉ số chất lượng

bình quân thấp, chỉ có khoảng 26 - 30% là cọc sợi chải kỹ, chỉ số cao dùng cho dệt kim và vải cao cấp. Dây chuyền nhuộm hoàn tất cũng đã lạc hậu, phần lớn là thiết bị khổ hẹp, tiêu hao nhiều hóa chất, thuốc nhuộm, dẫn đến chi phí cao. Tốc độ đổi mới công nghệ của ngành dệt rất chậm, các thiết bị hiện đại của các nước công nghệ nguồn như Đức, Thụy Sĩ, Italia, Pháp… mới chiếm khoảng 30% trong thiết bị ngành dệt nước ta. Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành dệt may thì trình độ công nghệ hiện nay của ngành dệt nước ta còn lạc hậu hơn so với các nước tiên tiến trong khu vực khoảng 10 - 15 năm, trình độ tự động hóa chỉ đạt mức trung bình, không ít công đoạn còn sử dụng lao động trực tiếp của con người làm cho chất lượng sản phẩm không ổn định. Theo nhận định của các chuyên gia thì hiện nay năng suất dệt vải của Việt Nam chỉ bằng 30% của Trung Quốc [36].

Việc đầu tư không cân đối giữa ngành dệt và ngành may đã làm nảy sinh tình trạng khập khiễng trong hiệp tác giữa hai ngành. Ngày nay, ngành may đã có thể đảm nhận được nhiệm vụ sản xuất sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu, trong khi đó sản phẩm dệt có chất lượng không cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành may. Sự lạc hậu trong công nghệ của ngành dệt là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế trong việc nội địa hóa nguyên phụ liệu ngành may. Trong năm 2005, Tổng công ty Dệt May Việt Nam có kế hoạch đầu tư 2.237 tỷ đồng để mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, nhưng so với nhu cầu thì còn rất nhỏ bé. Theo nghiên cứu của Hiệp hội dệt may Việt Nam, trong vòng 5 năm tới, ngành dệt may Việt Nam phải cần tới 1 tỷ USD để đầu tư đổi mới công nghệ.

Việc phân công, hiệp tác trong ngành dệt may ở nước ta còn thể hiện sự kém hiệu quả ở chỗ, quá trình đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị chưa được tính toán trên giác độ toàn ngành mà chỉ cục bộ trong từng doanh nghiệp. Vì thế có những công đoạn được nhiều doanh nghiệp đầu tư và không khai thác hết công suất, dẫn đến lãng phí vốn. Do thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa dệt và may, dẫn đến các doanh nghiệp mạnh ai nấy làm, không tính đến nhu cầu của thị trường. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng không muốn đầu tư vào ngành dệt vì vốn lớn, hiệu quả thấp. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong

nước, nhất là các doanh nghiệp nhà nước cả ở Trung ương lẫn địa phương, sau khi đầu tư không huy động hết công suất thiết bị do không có đơn hàng, hoặc giá thành sản phẩm cao đã không cạnh tranh được. Nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc đầu tư phần thiết bị hiện đại mà ít chú ý đến đầu tư chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân công nên không khai thác được các tính năng ưu việt của các thiết bị hiện đại mà mình đang có.

Thứ ba: Hạn chế về trình độ, tay nghề của đội ngũ lao động.

Ngành dệt may nước ta là ngành thu hút được lực lượng lao động lớn trong nước. Số lao động hiện đang làm việc trực tiếp trong ngành dệt may khoảng 2 triệu người. Lực lượng chủ yếu trong đội ngũ lao động ngành dệt may nước ta là lao động trực tiếp sản xuất, lao động quản lý, lao động kỹ thuật.

Lao động quản lý gồm các nhà quản trị các cấp trong các doanh nghiệp. Hầu hết lực lượng này có trình độ học vấn khá, đã trải qua quá trình hoạt động lâu năm, có khả năng về chuyên môn, nghiệp vụ… Tuy nhiên, một bộ phận lao động quản lý, đặc biệt trong các doanh nghiệp nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu trong quản lý hiện đại, thiếu kỹ năng quan hệ tốt với con người, do vậy chưa phát huy được hết tiềm năng của người lao động. Lực lượng lao động kỹ thuật ở nước ta hiện nay rất thiếu, đặc biệt đội ngũ thiết kế sản phẩm ở các doanh nghiệp may xuất khẩu. Trong nhiều năm, các doanh nghiệp may xuất khẩu của nước ta quá tập trung vào sản xuất hàng gia công nên gần như lệ thuộc hoàn toàn vào mẫu mã của nước ngoài. Ngành dệt may của nước ta chưa coi trọng khâu thiết kế mẫu mã, thường copy các mẫu đã có sẵn trên thị trường. Đa số lao động kỹ thuật thiết kế chưa được đào tạo có hệ thống những kiến thức cơ bản về ngành thiết kế thời trang.

Lực lượng lao động đông nhất trong ngành dệt may là lao động phổ thông trực tiếp đứng máy sản xuất. Đa số lao động thuộc lực lượng này ít được đào tạo qua trường lớp mà thường học nghề dưới hình thức một kèm một ngay tại chỗ làm việc trong một thời gian ngắn. Trình độ hiện nay của lực lượng lao động này được đánh giá là chưa cao và không đồng đều, thể hiện ở chất lượng sản phẩm và năng suất lao động còn thấp. Dù năng suất lao động bình quân của công nhân may Việt Nam hiện đã cao gấp 3-4 lần so với

hồi đầu thập niên 90, thế kỷ XX nhưng vẫn chỉ ngang bằng Trung Quốc, hơn Indonexia một chút và thấp hơn Malayxia, Đài Loan, Hàn Quốc. Tiền lương bình quân của lao động trong ngành dệt may Việt Nam hiện là thấp so với nhiều nước, nhưng giá thành một đơn vị sản phẩm của ngành may Việt Nam vào loại cao trong khu vực, mà nguyên nhân chính là do chi phí dịch vụ quá cao.

Không những hạn chế về chất lượng, lao động phổ thông trong ngành dệt may Việt Nam còn chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, việc đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao chưa được chú trọng đúng mức. Nhu cầu về lao động có tay nghề tăng cao trong thời gian cao điểm làm hàng dệt may xuất khẩu, trong khi nguồn cung rất hạn chế dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may cạnh tranh gay gắt để thu hút đội ngũ lao động có tay nghề cao. Có không ít doanh nghiệp, đặc biệt các các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề mà khi có nhu cầu thì sẵn sàng trả lương cao để thu hút đội ngũ lao động này từ doanh nghiệp khác về làm việc cho mình trong thời gian cao điểm. Trong nhiều trường hợp, người lao động được trả lương cao hơn so với doanh nghiệp cũ nhưng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các quyền lợi khác không được bảo đảm. Tình trạng lao động có tay nghề cao thuyên chuyển nơi làm việc cũng dẫn đến sự biến động thường xuyên đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp dệt may và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp đầu tư cho việc đào tạo đội ngũ lao động, không chỉ ở chỗ mất chi phí đào tạo tay nghề, mà quan trọng hơn là ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, thời hạn thực hiện các hợp đồng sản xuất cho khách hàng. Tình trạng hụt hẫng đội ngũ lao động có tay nghề trong ngành dệt may nước ta thời gian qua còn do lao động ngành may đi xuất khẩu lao động ngày càng nhiều, nhưng việc đào tạo để có lực lượng lao động thay thế, bổ sung cho số lao động đó thì còn rất hạn chế, gây khó khăn cho ngành dệt may nước ta.

Thứ tư: Ngành thiết kế thời trang nước ta chưa phát triển tương xứng với yêu cầu.

Trong sản xuất hàng dệt may thì khâu thiết kế thời trang là khâu tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Để phát triển ngành công nghiệp dệt may theo hướng hiện đại và nâng cao

hiệu quả xuất khẩu hàng dệt may thì việc chú trọng đầu tư cho ngành thiết kế thời trang là rất cần thiết. Viện mẫu thời trang ra đời năm 1996 với các chức năng như tìm hiểu thị trường trong ngoài nước, dự báo mẫu mã và chất liệu sản phẩm… đã đánh dấu bước phát triển ban đầu của ngành thời trang Việt Nam. Hoạt động của ngành thời trang đã tạo điều kiện để hàng Việt Nam giao lưu, hội nhập với thế giới và còn khai thác nguồn nguyên liệu vải nội địa của các công ty dệt Việt Nam như Phước Long, Phong Phú, Việt Thắng, Thành Công… Tuy nhiên, ngành thiết kế thời trang của nước ta hiện nay còn quá non trẻ và thiếu chiến lược phát triển dài hạn. Các nhà thiết kế thời trang Việt Nam rất thiếu thông tin về ngành thời trang trong nước cũng như quốc tế, cơ hội giao lưu, học hỏi từ các nhà thiết kế khu vực và thế giới không nhiều. Việc thiếu tính hội nhập với xu thế thời trang thế giới dẫn đến hệ quả là ngành thời trang Việt Nam lạc hậu khá xa so với các nước. Theo Tạp chí Dệt may và Thời trang số 3/2003 thì Trung Quốc đã có bước phát

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn hiện pdf (Trang 60 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)