Kiến nghị về phía chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009 – 2015 (Trang 89 - 93)

II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2009 – 2015.

2. Kiến nghị về phía chính quyền địa phương.

2.1 Tạo môi trường thuận lợi, giảm chi phí khởi nghiệp và vận hành kinh doanh. doanh.

Công tác đăng ký thành lập doanh nghiệp đã được thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, nhưng tính đồng bộ và hiệu quả chưa cao. Để tạo điều kiện rút ngắn thời gian và chi phí gia nhập thị trường của doanh nghiệp, giao các sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Cục thuế rà soát lại đề án cải cách thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh, khắc dấu, đăng ký mã số thuế, mua hóa đơn; bàn bạc, thống nhất xây dựng quy trình giải quyết các công việc về đăng ký thành lập doanh nghiệp trình UBND tỉnh quyết định ban hành trong quý 3/2005.

Đơn giản hóa quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu công trình; tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đất đai phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Các sở quản lý chuyên ngành thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong thẩm định và cấp chứng chỉ hành nghề, cấp giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư theo quy định tại quyết định số 181/2003/QĐ-TTg, để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp

2.2 Tăng cường nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

Kiểm soát hoạt động các doanh nghiệp, hướng các doanh nghiệp phát triển theo định hướng phát triển doanh nghiệp của tỉnh.

2.3 Tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp.

Trong vấn đề kích thich đầu tư: Rà soát các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và khuyến khích đầu tư của tỉnh; đối chiếu với tình hình thực tế để điều chỉnh, bổ sung, hệ thống hóa, phổ biến rộng rãi cho cộng đồng doanh nghiệp và đông đảo nhân dân biết để thực hiện (như chính sách về miễn giảm tiền thuê đất và kết cấu hạ tầng, hỗ trợ tìm kiếm thị trường và xúc tiến thương mại, hỗ trợ đào tạo công nhân, hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ…).

Trong vấn đề tạo điều kiện huy động vốn cho doanh nghiệp: Ngân hàng nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại đa dạng hóa các hình thức tín dụng, mở rộng phạm vi và nâng cao mức độ cho vay đối với các doanh nghiệp dân doanh. Cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ ngân hàng, chủ động tiếp cận doanh nghiệp để hướng dẫn nghiệp vụ, thẩm định dự án, giám sát sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo lợi ích của chung doanh nghiệp và ngân hàng.

suất huy động vốn một cách linh hoạt, thực hiện có kết quả một số biện pháp gửi tiền tiết kiệm…Các tổ chức tín dụng nên quan tâm hơn đến khối doanh nghiệp dân doanh, thực hiện cho vay dựa trên cơ sở tính hiệu quả của dự án, thường xuyên cải tiến quy trình, thủ tục cho vay theo hướng đơn giản thuận tiện, giảm thiểu phiền hà cho doanh nghiệp vay vốn.

Trong vấn đề hỗ trợ khoa học công nghệ: Sở Khoa học – Công nghệ nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật, nâng cao trình độ công nghệ, như chính sách hỗ trợ lãi suất cho đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, hỗ trợ thuê chuyên gia, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng Giám đốc, đào tạo công nhân lành nghề; hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế, đăng ký bản quyền sở hữu công nghiệp, đăng ký nhãn mác, xây dựng và củng cổ thương hiệu sản phẩm.

2.4 Tạo lập môi trường tâm lý xã hội, nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển doanh nghiệp. phát triển doanh nghiệp.

Đài truyền hình cần mở thêm chuyên trang, chuyên mục hàng tuần để tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân, phát triển doanh nghiệp, các sở ngành chịu trách nhiệm cung cấp nội dung, thông tin giải đáp các vướng mắc cho các doanh nghiệp.

Thực hiện tốt chương trình hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV để trang bị và nâng cao kiến thức về kinh tế thị trường, năng lực tổ chức, quản ký sản xuất kinh doanh, năng lực quản lý kỹ thuật và công nghệm chuyển giao công nghệ cho cán bộ doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp; đào tạo khởi sự doanh nghiệp giúp cho những người có nguyện vọng phát triển bằng con đường kinh doanh nắm chắc các quy định hiện hành của nhà nước về thành

lập và hoạt động của doanh nghiệp cũng như các kiến thức và kỹ năng thành lập chiến lược kinh doanh.

Kết luận

Tỉnh Thanh Hóa là một tỉnh nhỏ thuộc khu vực miền Trung, được đánh giá là tỉnh có nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, những tiềm năng của tỉnh vẫn chưa được khai thác hợp lý và có hiệu quả.

Các DNNVV trong tỉnh với nguồn vốn ban đầu ít, nhân lực hạn chế nhưng đã bước đầu khai thác những nguồn lực sẵn có trong tỉnh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nguồn lực sẵn có trong tỉnh bao gồm lao động nhàn rỗi, các tài nguyên khoáng sản, mây tre đan, cói…Đặc điểm của DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đó là tỷ suất sử dụng lao động/ công nghệ là lớn. Vì thế, có những doanh nghiệp có số lao động lớn hơn 300 lao động những vẫn chỉ được xem là DNNVV.

Tuy nhiên, các DNNVV trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại chiếm tỷ trọng cao. Trong lĩnh vực dịch vụ, một số doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo tính chất thời vụ như các doanh nghiệp hoạt động môi giới lao động xuất khẩu…sau một thời gian hoạt động thì ngừng do hoạt động không có lãi.

Thực tế, trong tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh thì chí có khoảng 55% doanh nghiệp là hoạt động có lãi. Các doanh nghiệp mang tính lâu dài là những doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, các doanh nghiệp tạo ra sản phẩm. Việc nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp này là việc cần thiết và phải được thực hiện ngay.

Sự xuất hiện của các hiệp hội như: hiệp hội Cói, hiệp hội Ga, hiệp hội các DNNVV…trên địa bàn tỉnh đã phần nào minh chứng được khả năng liên kết của các doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009 – 2015 (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w