I. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DNNVV TRONG NƯỚC
2. Năng lực cạnh tranh các DNNVV trong nước
2.5 Trình độ lao động.
Lực lượng lao động Việt Nam nhìn chung kỹ năng thấp, giá lao động rẻ nhưng không ổn định. Vì vậy có thể nói đội ngũ lao động trong các DNNVV vừa thừa vừa thiếu, không đáp ứng nhu cầu thị trường. Về lao động kỹ thuật, lực lượng lao động có chuyên môn còn hạn chế, trên 85% lực lượng lao động không có chuyên môn kỹ thuật. Chênh lệch giữa tỷ lệ lao động có trình độ cao
đẳng, đại học và kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật có xu hướng ngày càng giãn rộng (1:1,5:1,7 trong khi tỷ lệ hợp lý tại các nước phát triển là 1:4:10). Như vậy, cơ cấu lao động của nước ta nói chung và các DNNVV nói riêng là không hợp lý, chất lượng lao động thấp, không phù hợp với nhu cầu thực tế. Theo kết quả của nhóm điều tra cho thấy khoảng 60% lao động chưa học hết lớp 10 và phần lớn lao động là thủ công. Điều đó dẫn đến năng xuất lao động nhìn chung là thấp, ví dụ: năng xuất lao động trong ngành thép ở Việt Nam thấp hơn 15 lần so với mức trung bình của thế giới; ngành dệt thấp hơn 4 lần so với mức trung bình của thế giới.
Trình độ học vấn và đào tạo của người lao động rất khác nhau trong các loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân có tỷ trọng lao động phổ thông cao nhất (87,2%) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có lao động với trình độ cao đẳng, đại học cao nhất (13,5%). Đến nay trình độ học vấn và đào tạo của người lao động trong các doanh nghiệp chưa được cải thiện nhiều.
Trình độ tay nghề của người lao động thấp. Người lao động ít được đào tạo, đào tạo lại do kinh phí của các DNNVV hạn hẹp, một nguyên nhân nữa do sự không ổn định khi làm việc cho các DNNVV tác động làm cho nhiều lao động có kỹ năng không muốn làm việc cho khu vực này.
Theo kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu thì có 1,94% lao động trong các DNCNNT có trình độ đại học và trên đại học; 1,85 lao động có trình độ cao đẳng; 14,63% lao động có trình độ trung cấp và dạy nghề; 81,58% chỉ học hết cấp 2, 1 hoặc cấp 3.
Xét theo từng loại hình DNCNNT: đối với các DNNVV công nghiệp nông thôn tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học là 3,6%; lao động có trình độ cao đẳng là 2,27%; lao động có trình độ trung cấp và dạy nghề là 25,45%; chỉ học hết cấp1, 2, hoặc cấp 3 là 68,68%.
Đối với các HTX công nghiệp nông thôn tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học là 0,92%; lao động có trình độ cao đẳng là 2,58%; lao động có trình độ trung cấp và dạy nghề là 13,14; chỉ học hết cấp1, 2, hoặc cấp 3 là 83,36%.
Đối với các hộ gia đình tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học là 0,11%; lao động có trình độ cao đẳng là 1,29%; lao động có trình độ trung cấp và dạy nghề là 2,18; chỉ học hết cấp 1, 2 hoặc cấp 3 là 96,42%.
Biểu 2.2: Tỷ lệ trình độ lao động của các DNCNNT năm 2007
Trình độ đào tạo, trình độ tay nghề của lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp kém. Đa số lao động Việt Nam trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, đến năm 2006 mới có 27% lao động qua đào tạo. Trong các DNNVV hiện nay có tới 67% giám đốc doanh nghiệp không đọc được báo cáo tài chính.
Cơ cấu nhân lực bất hợp lý và mất cân đối nghiêm trọng không đáp ứng được yêu cầu nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đội ngũ lao động có kỹ thuật, có tay nghề cung cấp cho các công nghiệp, khu chế xuất ngày càng thiếu hụt.
Trong khu vực kinh tế tư nhân, khoảng 60 – 70% cán bộ quản lý doanh nghiệp mới có trình độ phổ thông trung học, 80% chưa qua đào tạo chuyên môn, chỉ có khoảng 5,13% có trình độ đại học trở lên.
Kỷ luật và tác phong lao động còn yếu, thiếu nghiêm túc đối với công việc, thiếu động lực để sáng tạo.
Cơ cấu tổ chức bộ máy sử dụng kinh doanh trong từng doanh nghiệp cũng như sự kết nối của toàn bộ hệ thống doanh nghiệp trong nền kinh tế lỏng lẻo.
Mức độ và trình độ tin học hoá quản lý thông tin còn thấp và chậm, việc đưa ra các quyết định quản lý sản xuất kinh doanh còn kém chính xác, chậm trễ, chắp vá, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh thị trường.
Bảng 2.6 : Trình độ đào tạo của giám đốc doanh nghiệp năm 1995
Đơn vị: %
Loại doanh nghiệp Trình độ đào tạo Cao đẳng, đại học Trung học chuyên nghiệp Công nhân kỹ thuật Loại khác Tổng số DN 35.8 9.4 4,6 50,2 DN Nhà nước 81.4 11,2 0,8 6,5 DN tập thể 14.8 17,2 8,5 59,5 DN tư nhân 8.3 6,9 7,1 77,7 Công ty TNHH 77.1 3,4 1,7 17,8 Công ty cổ phần 51.3 10,3 3,1 35,2 DN có vốn nước ngoài 87.7 2,7 0,1 9,4 (Nguồn: Tổng Cục Thống Kê) 2.6 Kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm.
Khả năng tiếp cận thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài của các DNNVV kém. Nguyên nhân do các DNNVV thường là những doanh với khả năng tài chính dành cho các hoạt động marketing không có và họ cũng chưa có nhiều khách hàng truyền thống. Quy mô thị trường của các DN thường bó hẹp trong phạm vi địa phương, việc mở rộng thị trường là rất khó khăn, các DN thường sử dụng các kênh sau đây để thu thập thông tin thị trường đầu tiên: internet, các tổ chức hỗ trợ xuất khẩu, khách hàng nước ngoài, các sứ quán và thương vụ, trong đó các khách hàng nước ngoài là nguồn cung cấp thông tin lớn nhất cho DNCNNT, sau đó là internet và các tổ chức hỗ trợ xuất khẩu. Chỉ có rất ít các công ty thu thập thông tin từ các sứ quán và thương vụ. Một bộ phận khác thu thập thông tin từ các nguồn khác như hội chợ thương
mại, khảo sát thực địa.v.v…So sánh dưới góc độ qui mô doanh nghiệp, các doanh nghiệp có quy mô vừa có khả năng tiếp cận thông tin tốt hơn các doanh nghiệp nhỏ. Ngoài ra, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường tiếp cận thông tin từ các tổ chức xúc tiến xuất khẩu, các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân lại coi khách hàng là nguồn thông tin chủ yếu. Điều này cho thấy các các tổ chức xúc tiến xuất khẩu và các văn phòng đại diện Việt Nam ở nước ngoài cần hỗ trợ tốt hơn cho đối tượng DNNVV, DNCNCT, là các doanh nghiệp gặp khó khăn lớn nhất trong tiếp cận thông tin thị trường, mà điều này làm hạn chế khả năng cạnh tranh của họ.
Hầu hết các DNNVV đang phải đối mặt cạnh tranh gay gắt từ thị trường bên ngoài. Trong các nguồn cạnh tranh mà các DNNVV nêu lên, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là đối thủ cạnh tranh chủ yếu, gấp 3 lần so với hàng nhập khẩu. Các mặt hàng do các DNNVV sản xuất và bán trên thị trường nội địa thuộc vào nhóm các thị trường “ngách” mà các doanh nghiệp nước ngoài không tiếp cận. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp trong nước sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng tương đối tương tự, cùng chủng loại, và khác bịêt so với sản phẩm nhập khẩu. Vì vậy, các DNNVV có quy mô và năng lực cạnh tranh yếu hơn chịu sức ép cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp nhà nước có quy mô và năng lực cạnh tranh lớn hơn.
Nhìn chung, các DNNVV Việt Nam còn thiếu chủ động và khả năng tiếp cận các nguồn thông tin thị trường. Theo điều tra của nhóm nghiên cứu cho thấy trên 90% DN gặp khó khăn về kỹ thuật xúc tiến thương mại cũng như trong nghiên cứu thị trường nước ngoài và thâm nhập thị trường xuất khẩu. Ngoài hạn chế về vốn, tiếp cận thị trường là một trong các cản trở đối với DNCNNT, điều này giải thích việc hầu hết các DNCNNT phải xuất khẩu gián tiếp thông qua hình thức gia công hơn là xuất khẩu trực tiếp. Nguyên nhân do DNCNNT thiếu thông tin, kinh phí, quan hệ, nguồn lực để tổ chức
các chuyến khảo sát, tham quan thị trường, tiếp cận thị trường cũng như các hạn chế trong các chương trình hỗ trợ DNCNNT của Chính Phủ.
Phần lớn các sản phẩm ở Việt Nam đều đơn điệu về mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng, nghèo nàn về chủng loại. So với sản phẩm của các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc (như các mặt hàng đồ chơi, hàng may mặc) sản phẩm của ta không hề thưa kém chất lượng nhưng kiểu dáng và mẫu mã thì kém xa nên sản phẩm Việt Nam chưa hấp dẫn người tiêu dùng
Nhìn một cách tổng quan thì ta thấy lý do vấn đề chính là mẫu mã, chủng loại hàng hoá của ta nghèo nàn, đơn điệu không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đây là nguyên nhân trực tiếp làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.