II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA.
3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
hàng hóa, năm 2007, lần đầu tiên tỉnh hoàn thành vược mức kế hoạch xuất khẩu (đạt 170,5 triệu USD, vượt 0,3% KH và tăng 27,6% so với năm 2006). Hiện nay, hàng hoá trong tỉnh được xuất khẩu đi 32 nước trên thế giới, với các mặt hàng chủ lực là: đá ốp lát, hàng may mặc, cao su, thuỷ sản đông lạnh, mây tre đan...
3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Hóa
3.1 Hạn chế
Chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhìn chung còn thấp, nhiều sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm có sự tăng trưởng cao (hàng da giày, dệt may, đồ uống, sản phẩm thép...) phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu bán thành phẩm nhập khẩu từ nước ngoài; công nghệ ở mức trung bình và lạc hậu; năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp và tay nghề của người lao động còn yếu; rất nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm xây dựng thương hiệu sản phẩm, chưa khẳng định được uy tín chất lượng và năng lực cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế, làm cho sức cạnh tranh thấp, chất lượng sản phẩm không có ưu thế rõ rệt trên
thị trường. Thu nhập của người lao động còn thấp, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội trong nhiều doanh nghiệp chưa bảo đảm.
- Khả năng tiếp cận nguồn vốn: Các DNNVV nguồn vốn chủ yếu là ít. Nhưng khả năng tiếp cận nguồn vốn doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.
Trong năm 2008, nền kinh tế xảy ra nhiều biến động, các ngân hàng có vốn nhưng lại ngần ngại cho vay. Theo điều tra PCI 2008 của chi nhánh VCCI Thanh Hóa thì có 70% doanh nghiệp điều tra của Thanh Hóa hiện đang có các khoản vay từ ngân hàng. Thời hạn vay từ 12 tháng trở xuống có 74,07% trong đó có 96,33% doanh nghiệp sử dụng tài sản thế chấp để thực hiện khoản vay. Và chủ yếu các khoản vay này từ ngân hàng thương mại nhà nước (83,93%).
Bảng 2.15: Đánh giá về việc vay vốn của các DNNVV Thanh Hóa.
(Đơn vị: %) Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý DN không thể vay vốn nếu không có tài
sản thế chấp 54,36 36,34 6,71 2,68
Lãi suất và các điều kiện cho vay đối với DN tư nhân luôn khó khăn hơn so với DN nhà nước
28,6 35,25 28,78 7,91
Thủ tục vay vốn phiền hà 19,85 32,35 40,44 7,35
Việc “bồi dưỡng” cho cán bộ ngân hàng
để vay được vốn là phổ biến 13,43 41,49 33,58 11,19
- Nhân lực: Số lượng lao động ở Thanh Hóa được đánh giá là dư thừa nhưng nguồn lao động có tay nghề, kiến thức cũng như trình độ văn hóa chưa cao. Cơ sở đào tạo nguồn lao động còn ít và yếu kém. Tỷ lệ lao động có tay nghề cao còn hạn chế.
Nguồn nhân lực cho các DNNVV đang ở tình trạng thiếu và yếu. Thiếu lao động chuyên nghiệp có tay nghề, những lao động sử dụng trong các doanh nghiệp tay nghề non kém, chất lượng thợ có nhiều hạn chế. Không có đủ đội ngũ lãnh đạo có chất xám làm việc cho doanh nghiệp. Các lao động trong DNNVV đa số phải được đào tạo lại thì mới có thể sử dụng được.
- Khả năng ứng dụng công nghệ: Ít DNNVV trên địa bàn tỉnh có khả năng ứng dụng công nghệ vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2 Nguyên nhân.
3.2.1 Nguyên nhân khách quan.
- Việt Nam là gia nhập WTO là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với các DNNVV. Các doanh nghiệp phải tuân thủ các điều lệ của WTO, thị trường mở cửa, tự do cạnh tranh. Các doanh nghiệp không còn được sự bảo hộ của Nhà nước như trước đây, chống bán phá giá. Các doanh nghiệp phải đương đầu với rất nhiều đối thủ trong và ngoài nước, thị phần bị tiến hành chia nhỏ. Để tồn tại được đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sức cạnh tranh đủ lớn trên thị trường.
- Năm 2008 là năm nền kinh tế thế giới đi vào suy thoái. Lạm phát trong năm 2008 khiến cho hầu hết các DNNVV gặp nhiều khó khăn. Lạm phát cao khiến cho 60% doanh nghiệp đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh, 20% doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản, chỉ có 20% doanh nghiệp có khả năng trụ lại được.
Trước sự lan rộng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và nhiều nước khác, các DNNVV lại đương đầu với những khó khăn nghiêm trọng hơn đó là thị trường bị thu hẹp trong khi giá bán sụt giảm mạnh
- Môi trường vĩ mô trong nước. Các cơ quan chính quyền vẫn chưa triển khai được các chính sách phát triển DNNVV như mong muốn. Hành lang pháp lý, các thủ tục hành chính chưa minh bạch trong việc triển khai. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng không được linh hoạt, đôi khi chính quyền địa phương, tỉnh lại áp dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng.
3.2.2 Nguyên nhân chủ quan.
- Trình độ quản lý của DNNVV.
Vẫn còn rất nhiều các doanh nghiệp vẫn còn làm ăn theo lối “gia đình trị ” và nguyên tắc thuận tiện là hiện tượng thường xảy ra. Điều này mang lại hiệu quả không cao cho hoạt động các doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp sử dụng quá nhiều nhân viên, chi phí của nhân viên ngày càng chiếm tỷ trọng lớn và đó được coi là khoản chi cố định. Các DNNVV trong tỉnh thường chỉ có một số ít lập quỹ dự phòng tài chính, điều này đã gây khó khăn khi các doanh nghiệp đối mặt với các rủi ro. Đôi khi, có những doanh nghiệp quá chú ý tới tiện nghi, làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, xem nhẹ thua lỗ ban đầu, tin tưởng quá mức ở bạn hàng…
- Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay hạn chế.
DNNVV khó chống đỡ với các công ty khác bởi hạn chế về tiềm lực tài chính. Một thực trạng chung của các DNNVV hiện nay là việc tiếp cận nguồn vốn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân là do các DNNVV không có chiến lược kinh doanh, không có các bản báo cáo tài chính, nhất là đối với các DN phát triển lên từ hộ kinh doanh cá thế, tài sản thế chấp cũng là vấn đề cần nói tới. Do đó, các DNNVV này khó có khả năng tiếp cận được với vốn vay của các
ngân hàng đặc biệt là việc vay vốn cho đầu tư dài hạn lại càng khó khăn hơn nữa.
Tuy nhiên, có những doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn có tính khuyến khích, hỗ trợ. Nhiều doanh nghiệp tính toán phiêu lưu, sẽ chiết khấu, tiết kiệm được nhiều thuế, nếu tăng cường vay vốn để đầu tư mua sắm, cho thuê tài chính, thuê máy móc, xe cộ. Nhưng điều đó chỉ đúng khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi và lãi nhiều. Khi gặp khó khăn các doanh nghiệp này trở thành con nợ và dễ phá sản.
- Khả năng nhạy bén với thị trường chưa cao. Năng lực thương trường của các DNNVV chưa cao. Ít có cơ hội tiếp cận đối với các nguồn lực của thị trường. Cũng do sự yếu kém của các bộ quản lý dẫn đến sự lựa chọn nhân sự có phần không hiệu quả làm cho nguồn nhân lực các doanh nghiệp có trình độ hạn chế, kém nhạy bén với những tình hình biến động của thị trường diễn ra liên tục.
- Khả năng nhạy bén với thị trường quyết định đến việc doanh nghiệp sẽ biết được đối tượng khách hàng hướng tới là ai, từ đó sẽ quyết định cung cấp sản phẩm, dịch vụ nào, giá thành là bao nhiêu. Cũng vì mặt hạn chế này mà hiện tại các doanh nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa cung cấp được những mặt hàng chất lượng, với giá cả phải chăng tới người tiêu dùng.
- Đội ngũ quản lý chưa chuyên nghiệp, chưa đưa ra được những chiến lược kinh doanh trong dài hạn. Văn hóa doanh nghiệp còn nhiều bất cập.
- Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin chưa nhiều. Điều này gây khó khăn trong việc tiếp cận các thông tin của thị trường, các bạn hàng, đối tác làm ăn. Khó nắm bắt được các cơ hội hay những thách thức đối với doanh nghiệp.
- Khả năng liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp cũng có nhiều hạn chế trong việc triên khai. Việc liên doanh liên kết các doanh nghiệp chỉ tồn tại
ở một số ít các ngành, lĩnh vực cụ thể như: ga, hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, cói…đa số các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác hoạt động độc lập dẫn đến tính cạnh tranh không cao.
CHƯƠNG III