Những kết quả đạt được của các DNNVV trong nước.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009 – 2015 (Trang 36 - 38)

I. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DNNVV TRONG NƯỚC

1. Khái quát về sự phát triển DNNVV trong nước.

1.1 Những kết quả đạt được của các DNNVV trong nước.

Các DNNVV Việt Nam đã trải qua một quá trình phát triển gắn với quá trình đổi mới nền kinh tế. Sau một thời gian phát triển, khu vực DNNVV đã có sự phát triển đáng kể về mặt số lượng và tỷ trọng so với toàn bộ khu vực doanh nghiệp trong cả nước. Năm 2005 (Sau 5 năm thực hiện luật doanh nghiệp), số lượng doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng tăng lên gấp nhiều lần so với 10 năm trước, cả nước đã có trên 125.000 doanh nghiệp thành lập mới (số doanh nghiệp đăng ký mới bình quân hàng năm tăng gấp 4 lần so với bình quân hàng năm giai đoạn 1991-1999. Trong số các doanh nghiệp tăng mới chủ yếu là các DNNVV chiếm 95% tổng số doanh nghiệp).

Năm 2006, cả nước có khoảng 245.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong đó: gần 2.000 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước; 3.000 doanh nghiệp cổ phần có sự tham gia của Nhà nước; 240.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước.

Năm 2007, ước tính cả nước đã có khoảng 300.000 doanh nghiệp (hầu hết là doanh nghiệp tư nhân), gần 3 triệu hộ kinh doanh cá thể và gần 20.000 hợp tác xã.

Doanh nghiệp là nền tảng phát triển kinh tế. Doanh nghiệp phát triển sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 phải có 500.000 doanh nghiệp. Như vậy, từ năm 2008 đến 2010, mỗi năm ít nhất phải có 70.000 DN mới ra đời. Để đạt được mục tiêu này thì nhân

tố quan trọng hàng đầu chính là các DNNVV. Với kết quả như đã phân tích ở trên cho thấy các DNNVV có sự phát triển nhanh về số lượng qua các năm, giai đoạn từ năm 2000-2006 số lượng các DNNVV tăng gấp 4,9 lần so với tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập từ năm 1991-1999. Tốc độ phát triển về số lượng của các DNCNNT năm 2007 tăng 7,42% so với năm 2006, xét về số lượng thì có 18.658 DNCNNT được thành lập mới (trong đó số các DNCNNVV nông thôn là 1.786; Hợp tác xã là 104; Hộ gia đình là: 16.768. Như đã nói ở trên đây là kết quả điều tra của 25/64 tỉnh thành trong cả nước, do vậy với tốc độ phát triển như trên cho thấy sự năng động của khối DNNVV sẽ đóng góp vào việc đạt được mục tiêu chung của quốc gia là tăng số lượng doanh nghiệp lên 500.000 vào năm 2010. Tuy nhiên để đạt được điều này cần phải tăng cường mạnh mẽ các chính sách, giải pháp thiết thực cả ở tầm vĩ mô và vi mô nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân thành lập mới và phát triển.

Ngày 29/12/2008 Tổng cục Thống kê đã có Báo cáo đánh giá tổng hợp tình hình kinh tế-xã hội năm 2008, trong đó số liệu tháng 12/2008 là số liệu ước tính. Sau khi cập nhật thêm thông tin, Tổng cục Thống kê đánh giá lại một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của năm 2008 như sau:

(1). Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: Sản lượng lúa cả năm đạt 38,7 triệu tấn (số liệu ước tính tháng 12/2008 là 38,63 triệu tấn); sản lượng sắn đạt 9,4 triệu tấn (số liệu tháng 12/2008 là 9,1 triệu tấn); sản lượng cà phê đạt 1055,8 nghìn tấn (số liệu tháng 12/2008 là 996,3 nghìn tấn). Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo giá so sánh tăng 6% so với năm 2007, trong đó nông nghiệp tăng 6% (số liệu tháng 12/2008 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 5,6%; trong đó nông nghiệp tăng 5,4%).

(2). Công nghiệp: Tốc độ tăng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp so với năm 2007 giảm từ 14,6% xuống 13,9%, trong đó tốc độ tăng của ngành

công nghiệp chế biến giảm từ 16% xuống 15,3%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước giảm từ 13,4% xuống 11,7%.

(3). Xuất, nhập khẩu hàng hoá: Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu cả năm 2008 đạt 62,7 tỷ USD, giảm 221 triệu USD so với ước tính ban đầu, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu đạt 80,7 tỷ USD, tăng 298 triệu USD, nhập siêu cả năm 2008 là 18 tỷ USD, tăng 26,8% so với mức nhập siêu năm 2007 và bằng 28,8% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu (số liệu ước tính tháng 12/2008 nhập siêu 17,5 tỷ USD, tăng 24,1% so với năm 2007 và bằng 27,8% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu).

(4).Tổng sản phẩm trong nước (GDP): GDP năm 2008 theo giá so sánh 1994 đạt 489,8 nghìn tỷ đồng, tăng 6,18% so với năm 2007, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,07%; công nghiệp và xây dựng tăng 6,11%; dịch vụ tăng 7,18% (số liệu ước tính tháng 12/2008 GDP theo giá so sánh đạt 490,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,23% so với năm 2007, trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,8%; công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%; dịch vụ tăng 7,2%).

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009 – 2015 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w