II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA.
1. Tình hình phát triển của DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
1.3 Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DNNVV thời gian gần đây.
trước kia hoàn toàn không có được.
Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của hội nhập kinh tế quốc tế và giai đoạn sau của chu kỳ chuyển giao công nghệ, nền kinh tế đang chuyển dịch sang kinh tế thị trường; hệ thống luật pháp đang được xây dựng và hoàn thiện. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực. Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách của Nhà nước ngày càng phù hợp đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và đặc biệt là DNNVV phát triển. Năng lực sản xuất và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã tạo ra tiền đề cần thiết cho bước phát triển mới.
Năm 2008 là năm nền kinh tế gặp khó khăn khi mà kinh tế tài chính Mỹ đi vào suy thoái, gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Các ngân hàng, các doanh nghiệp trong nước đã phải ra sức “chống đỡ” để có thể tồn tại. Hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp đã phải thận trọng hơn trong việc ra quyết định kinh doanh. Các nhà đầu tư trở nên “rụt rè” hơn. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư trong nước.
Thanh Hóa cũng không nằm ngoài vòng xoáy của thế giới, đặc biệt hơn Thanh Hóa chỉ là một tỉnh lẻ và đang trên đường phát triển của Việt Nam. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã gặp khó khăn với nguồn vốn đầu tư, khả năng tiếp cận nguồn vốn hạn chế hơn. Thị trường trở nên thu hẹp hơn, tỷ trọng xuất khẩu giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới.
1.3 Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DNNVV thời gian gần đây. đây.
Thanh Hóa là một tỉnh đất rộng người đông, có nhiều tiềm năng về kinh tế, song để khai thác được tiềm năng đó ngoài lực lượng kinh doanh, sản xuất
của nhà nước, các DNNVV trong tỉnh đã đóng góp một phần rất lớn thu nhập và ngân sách cho địa phương.
Các DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều bước tiến đáng kể trong thời kỳ hội nhập. Đó là sự xuất hiện của các hiệp hội DNNVV với mục đích chống bán phá giá, chống độc quyền và nâng cao khả năng xuất khẩu. Hiệp hội DNNVV tỉnh Thanh Hóa với 200 thành viên là các DNNVV; hiệp hội ga, hiệp hội cói… Các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may, tre đan, đồ thủ công mỹ nghệ, cói…đá granit…
1.3.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV
Năm 2008, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn đã có tốc độ tăng trưởng khá, góp phần tăng trưởng về kinh tế của tỉnh. Giá trị sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn đạt 12.186 tỷ đồng, tăng 16,9% so với năm 2007. Trong đó: Doanh nghiệp trung ương tăng 26,6%, doanh nghiệp nhà nước địa phương tăng 23,3%, doanh nghiệp dân doanh tăng 18%, hợp tác xã đạt: 280 tỷ đồng, tăng 15%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 12,3%.
Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thương mại và xuất khẩu các doanh nghiệp có sự phát triển mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ thị trường xã hội năm 2008 đạt gần 12.900 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ, trong đó khối kinh tế dân doanh chiếm trên 90% tổng khối lượng lưu thông hàng hóa trên thị trường. Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu ước đạt 101,7 triệu USD, trong đó thành phố Thanh Hóa chiếm 50,4% của toàn tỉnh. Lượng khách quốc tế tăng 19,6% so với năm 2007, doanh thu du lịch ước đạt trên 352 tỷ đồng.
Có được kết quả trên là do nhiều doanh nghiệp năng động trong việc mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ sản xuất,
tìm kiếm thị trường mới, sản phẩm mới. Đến nay các doanh nghiệp sản xuất trong tỉnh đã có hàng xuất khẩu đến 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Bang 2.9 : Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNVV
Các chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008
Số lượng DN hoạt động có lãi. Trong đó:
tỷ lệ DNNVV DN 498 Tỷ lệ: 5,55% 656 Tỷ lệ: 5,2% 758 Tỷ lệ: 3,64% 882 Tỷ lệ: 3,36% Số lượng DN hoạt động thua lỗ. Trong đó
tỷ lệ DNNVV DN 30 Tỷ lệ: 5,85% 35 Tỷ lệ: 5,2% 28 Tỷ lệ: 3,64% 30 Tỷ lệ: 3,36% Vốn đăng ký bình quân/DN Triệu 2.060 2.100 2.500 6.900
Lương bình quân/lao động Triệu 0,89 0,9 0,9 1,4
Tổng thu ngân sách từ các DNNVV Tỷ 49,3 96,83 132 1.850
(Nguồn: sở KH&ĐT tỉnh Thanh Hóa)
Năm 2008, ước tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 1.850 tỷ đồng tăng 18,2% so với năm 2007, trong đó: Tổng thu thuế từ các loại hình doanh nghiệp ước đạt 1.134,6 tỷ đồng chiếm 61,3% thu ngân sách trên địa bàn. Doanh nghiệp trung ương: 753,5 tỷ đồng, doanh nghiệp quốc doanh địa phương: 91,3 tỷ đồng, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài: 113,8 tỷ đồng, doanh nghiệp dân doanh đạt 176 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. Thuế thu từ các doanh nghiệp dân doanh có tốc độ tăng cao và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước từ khối doanh nghiệp.
Sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã góp phần đáng kể trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh và làm thay đổi cơ cấu GDP theo hướng tích cực: Cơ cấu GDP nông, lâm, ngư nghiệp – Công nghiệp, xây dựng – Dịch vụ ước năm 2008 là: 25,7% - 38,6 % - 35,6% (trong năm 2007 là: 30,3% - 36,2% - 33,2%).