I. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DNNVV TRONG NƯỚC
1. Khái quát về sự phát triển DNNVV trong nước.
1.2 Tình hình thành lập mới DNNVV trong nước.
Bảng 2.1 : Số lượng DN đăng ký thành lập và số lượng DN đang hoạt động
Tính đến năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số đăng ký thành lập 60127 79972 101507 129278 166508 206464 - Tổng số đang hoạt động 42288 51680 62908 72012 91755 113352 - Khu vực DNNN 5759 2011 2308 2641 3156 3697 4220 Khu vực ngoài nhà nước 35004 44314 55236 64526 84003 105569 123392 - Hợp tác xã 3237 3646 4104 4150 5349 6335 - - Doanh nghiệp tư nhân 20548 22777 24794 25653 2998 35001 - - Hợp danh 4 5 24 17 21 37 - - Công ty TNHH 10458 16291 23485 30165 40918 52549 - - Công ty cổ 757 1595 2829 4541 7735 11674 -
phần
Khu vực có vốn
FDI 1525 2011 2308 2641 3156 3697 4220
(Nguồn: Tổng cục thống kê_ thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2002 – 2007).
Biểu 2.1: Tỷ lệ % trên tổng số doanh nghiệp
Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển nhanh như hiện nay, cần hiểu rõ về sự phát triển của DNNVV. Trên thực tế, khu vực DNNVV có thể được coi là đang hoạt động tiên phong trong quá trình phát triển kinh tế và tự do hóa kinh doanh kể từ năm 2000 khi Luật dónh nghiệp có hiệu lực. Bên cạnh xu hướng cho rằng DNNVV chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, cũng lưu ý rằng một số lượng lớn các DNNN và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng là DNNVV, điều này được thấy rõ qua Bảng
1.2.1 Thách thức cạnh tranh đối với DNNVV thời kỳ hội nhập KTQD.
Hội nhập KTQD vừa tạo ra thời cơ cho sự phát triển, song cũng đặt ra thách thức vô cùng to lớn đối với các kinh tế quốc gia và đặc biệt là với các DNNVV.
Khi môi trường kinh doanh càng rộng bao nhiêu, thì cơ hội cho sự phát triển của các DNNVV cũng như thách thức của cạnh tranh càng lớn bấy nhiêu. Muốn vượt qua thách thức và tận dụng được cơ hội cho sự phát triển
đòi hỏi các DNNVV phải có “sức khỏe” tốt – đó chính là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Trong môi trường kinh doanh rộng lớn, mỗi một lĩnh vực kinh doanh sẽ có nhiều DNNVV tham gia và đưa sản phẩm của mình ra thị trường, như vậy sẽ có sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển trên mọi khía cạnh, nhưng về cơ bản sẽ là cạnh tranh trên bốn lĩnh vực sau:
Thứ nhất: Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm.
Đời sống càng cao thì con người càng có yêu cầu khắt khe đối với hàng hóa. Để được chấp nhận trên thị trường, các DNNVV phải tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm theo nghĩa rộng, không chỉ là những tính chất lý, hóa học cấu thành nên giá trị vật chất của sản phẩm, mà còn bao hàm cả những yếu tố cấu thành nên giá trị vô hình của sản phẩm như thương hiệu, uy tín của sản phẩm đối với người tiêu dùng... Vì vậy, muốn tồn tại và phát triển trên thị trường, DNNVV vừa phải cải thiện giá trị vật chất của sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho người sử dụng; vừa phải đầu tư để tạo ra và giữ được giá trị vô hình của sản phẩm. Theo yêu cầu của hội nhập KTQT, một loại rào cản được các tổ chức quốc tế chấp nhận và chắc chắn sẽ ngày càng được sử ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong điều kiện nền kinh tế phát triển là rào cản kỹ thuật. Tất cả các rào cản thương mại khác (rào cản về thuế quan, hạn ngạch, về giấy phép, về tỷ lệ nội địa hóa...) sẽ dần được xóa bỏ thông qua những thỏa thuận từ các hiệp định thương mại song phương và đa phương, nhưng rào cản kỹ thuật sẽ ngày càng khắt khe hơn. Đây chính là một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển.
Rào cản kỹ thuật là những yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm khi đưa ra thị trường như các quy định phải đạt đựơc tiêu chuẩn mang tính chất quốc tế (ISO 9000, ISO 9001, ISO 9002, ISO 14000...); các chỉ tiêu
về vệ sinh an toàn thực phẩm; đặc biệt là thương hiệu sản phẩm. Tạo ra sản phẩm có thương hiệu đã khó, gây dựng uy tín thương hiệu sản phẩm và giữ được uy tín đó càng khó khăn gấp bội trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của hội nhập KTQT.
Thứ hai: Cạnh tranh về giá cả.
Trong nền kinh tế thị trường, giá cả được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu. Khi thị trường cung càng lớn trong điều kiện hội nhập, nếu với chất lượng như nhau, sản phẩm nào có giá thấp hơn sẽ có sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường. Muốn hạ giá bán sản phẩm, các doanh nghiệp phải giảm chi phí đầu vào để đảm bảo lợi nhuận không bị giảm, tạo nên yếu tố cạnh tranh quan trọng giữa các doanh nghiệp. Đứng trên góc độ một doanh nghiệp, cơ sở để tính giá thành sản phẩm sẽ là tổng chi phí tạo ra giá trị vật chất và giá trị vô hình của sản phẩm.
Chi phí hình thành giái trị vật chất của sản phẩm bao gồm tổng chi phí cho các yếu tố đầu vào: chi phí mua nguyên nhiên vật liệu, chi phí thuê lao động và chi phí quản lý, chi phí cho vốn, chi phí cho công nghệ. Chi phí hình thành giá trị vô hình của sản phẩm bao gồm toàn bộ chi phí cho hoạt động xúc tiến thương mại: tạo thương hiệu sản phẩm, xú tiến mua, xúc tiến bán.
Thứ ba : Cạnh tranh về công nghệ.
Yếu tố tác động chủ yếu đến chất lượng sản phẩm là tiến bộ khoa học công nghệ mà DNNVV có được. Muốn đổi mới công nghệ, DNNVV phải có vốn lớn để đầu tư, sở hữu những tri thức tiến bộ và xây dựng một chiến lược kinh doanh hiện đại. DNNVV có thể sử dụng nhiều biện pháp để có đủ năng lực đổi mới công nghệ như: liên doanh, huy động vốn trên thị trường tài chính đáp ứng nhu cầu mua công nghệ mới, đầu tư nguồn nhân lực có trình độ tri thức cao đủ sức đổi mới công nghệ... Tùy theo chủng loại sản phẩm tham gia cạnh tranh trên thị trường mà sự đòi hỏi đổi mới công nghệ ở mức độ khác
nhau, bao gồm công nghệ liên quan đến giá trị vật chất của sản phẩm và công nghệ liên quan đến giá trị vô hình của sản phẩm. Trong một số trường hợp, giá trị vô hình của sản phẩm lại có ý nghĩa rất quan trọng ở môi trường cạnh tranh.
Thứ tư: Cạnh tranh về thị trường tiêu thụ.
Nếu các điều kiện khác như nhau, thì vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm lại trở nên đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, điều kiện kinh doanh càng hiện đại, môi trường cạnh tranh càng khốc liệt thì xúc tiến thương mại càng trở nên cần thiết nhằm chiếm lĩnh và tăng thị phần trên thị trường. Trong điều kiện tổng cầu của thị trường cố định, càng nhiều doanh ghiệp tham gia vào thị trưòng cung thì mức độ cạnh tranh càng cao. Muốn chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, doanh nghiệp thực hiện những biện pháp xúc tiến thương mại.
Như vậy, hoạt động của các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập KTQT đã có sự thay đổi về chất. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường, hành vi mua sắm của khách hàng, đưa ra cách thức đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất... Nói cách khác, để có thể chiến thắng trong môi trường cạnh tranh, các doanh nghiệp phải hướng tới ba mục tiêu: lợi nhuận, vị thế, an toàn. Do đó, các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới và tăng trưởng – có nghĩa là phải có một năng lực cạnh tranh tốt.
1.2.2 Tình hình phát triển các DNNVV.
Trong số 131.332 doanh nghiệp hoạt động vào cuối năm 2006, xấp xỉ 97% có không quá 300 lao động, và 87,1% có số vốn không quá 10 tỷ đồng, và vì vậy, có thể định nghĩa theo hai tiêu thức là DNNVV. Đơn giản hơn, các DNNVV, dù tồn tại dưới hình thức sở hữu nào, cũng chiếm đại đa số trong khu vực doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều DNNVV có xu hướng đăng ký rất nhiều ngành nghề kinh doanh. Khi ĐKKD, họ đăng ký một danh sách rất dài
các ngành nghề kinh doanh; do đó rất khó có thể thống kê chính xác về DNNVV theo ngành nghề kinh doanh. Theo ước tính, khoảng 40% các doanh nghiệp hoạt động theo lĩnh vực thương mại, 21% trong lĩnh vực sản xuất và 14% trong lĩnh vực xây dựng. Các con số thống kê chính thức chỉ ra rằng, vào cuối năm 2006, trung bình một doanh nghiệp được xếp vào DNNVV ở Việt Nam có 14 lao động với số vốn đăng ký là 7 tỷ VND (khoảng 430.000 USD).
Bảng 2.2 : Số lượng DNNVV phân theo quy mô vốn và hình thức sở hữu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 DNNN (<10 tỷ) 2.496 2.040 1.763 1.364 1.091 874 740 DN ngoài quốc doanh (<10 tỷ) 33.433 41.967 51.770 59.888 77.374 96.177 112.321 DN có vốn FDI (<10 tỷ) 376 663 683 743 955 1.182 1.297
(Nguồn: Tổng cục thống kê_ thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2002 - 2007)
Nghị định 90 định nghĩa DNNVV là doanh nghiệp có vốn đăng ký không quá 10 tỷ VND. Nhưng theo số liệu cung cấp ở bảng trên, dựa vào số liệu của tổng cục thống kê, mô tả DNNVV là những doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ VND.
Dựa vào tiêu chí về quy mô vốn, tỷ trọng các doanh nghiệp nhỏ với số vốn dưới 10 tỷ đồng đã giảm từ 54% năm 2000 xuống còn 29% vào năm 2006. Điều này chứng tỏ rằng một bộ phận lớn các DNNVV lớn hơn đã hình thành. Dựa vào tiêu chí lao động cũng tương tự như thế, tỷ trọng DNNVV sử dụng dưới 5 lao động đã giảm từ 24% xuống 12,8% trong giai đoạn 2000 – 2006, trong đó tỷ trọng các DNNVV sử dụng trong khoảng 5 – 9 lao động ngày càng tăng (từ 26% đến 44%). Điều này chứng tỏ rằng các DNNVV đang mở rộng quy mô hoạt động của mình.
Bảng 2.3 :Tỷ lệ DNNVV phân theo quy mô vốn trong tổng số DN
Đơn vị: %
Dưới 0.5 tỷ VND 30.1 27.7 22.2 20.1 18.3 17 10.8
0.5 – 1 tỷ VND 14.9 14.8 15.9 15.6 15.5 15.7 16.3
1 - 5 tỷ VND 24.3 26.5 29.3 30.9 33.1 34.1 39.1
5 - 10 tỷ VND 7.9 8 8.9 8.9 9.2 9.4 9.1
(Nguồn: Tổng cục thống kê – Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra 2001-1007)
Bảng 2.4 : Tỷ lệ DNNVV phân theo quy mô lao động trong tổng số DN
Tỷ lệ:% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Dưới 5 lao động 24,5 23,1 19,2 18,2 19,6 20,5 12,8 5 – 9 lao động 25,8 26,9 28,8 28,4 28,8 30,7 44,1 10 – 49 lao động 28,5 30,5 32,9 35 35,4 34,5 30 50 – 199 lao động 13,3 12,2 12 11,8 10,7 9,7 8,9 200 – 999 lao động 2,7 2,3 2,2 2 1,7 1,4 1,3 Tổng số DNNVV 5,7 5,1 4,9 4,6 3,9 3,2 2,8
(Nguồn: Tổng cục thống kê – Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra 2001-1007).
Tuy nhiên, tỷ lệ các DNNVV ở các nhóm có số lao động lớn hơn cũng giảm đi: các nhóm từ 10 – 49 người vẫn ổn định; nhóm số lao động từ 50 – 299 người giảm từ 16% xuống còn 10%. Điều này chỉ ra rằng trong khi Việt Nam rất thành công trong việc gia tăng số lượng DNNVV nhưng vẫn còn hạn chế:
Thứ nhất: Là sự phát triển của các doanh nghiệp có quy mô vừa.
Thứ hai: Sự phát triển từ các doanh nghiệp vừa thành các doanh nghiệp lớn.
Nếu xem xét các DNNVV trên quy mô về vốn, chúng ta cũng có một bức tranh tương tự. Tỷ trọng các doanh nghiệp có vốn từ 1 tỷ VND đến 5 tỷ VND tăng rõ rệt, từ 25% đến 49% trong giai đoạn 2000 – 2006.