II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA.
2. Năng lực cạnh tranh của các DNNVV trên địa bàn Tỉnh.
48,70% 0,26% Tỷ lệ Số vụ tranh chấp (bên nguyên không phải là DNNN) so
Tỷ lệ Số vụ tranh chấp (bên nguyên không phải là DNNN) so
với Tổng số vụ tranh chấp xét xử tại Tòa án kinh tế cấp tỉnh. 47,79% 19,44% Về chỉ số Đào tạo lao động, năm 2008, Thanh Hóa xếp thứ 62/64 tỉnh thành, thấp hơn năm 2007 là 6 bậc, xuống đến gần áp chót. Chất lượng dịch vụ giáo dục do các cơ quan của Tỉnh cung cấp thì có 28,47% được đánh giá là tốt hoặc rất tốt, trong khi đó tỉnh Vĩnh Long là 56,9% cao nhất cả nước. Chất lượng đào tạo nghề cho người lao động do các cơ quan Tỉnh cung cấp thì có 12,41% được đánh giá là tốt hoặc rất tốt, con số này ở tỉnh Vĩnh Long là 46,28%, cao nhất cả nước. Chất lượng giới thiệu việc làm của tỉnh Thanh Hóa có 7,86% được đánh giá là tốt hoặc rất tốt, ở tỉnh Đồng Tháp con số này là 41,79% cao nhất cả nước. Chỉ tiêu Số lượng trường dạy nghề do địa phương
quản lý trên 10.000 dân, có 0,38% được đánh giá là tốt, ở Ninh Bình là 2,05%. Chỉ tiêu Số lượng trung tâm giới thiệu việc làm trên 10.000 dân thì có 0,11% được đánh giá là tốt, ở Đà Nẵng con số này là 0,62%.
Về chất lượng đào tạo lao động phụ thuộc vào cả hai phía là các doanh nghiệp và cơ quan đào tạo. Bản thân một số doanh nghiệp không muốn cử người đi học, và các chương trình đào tạo lại mang tính chất ngắn hạn, thiếu chuyên sâu nên không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.
Thanh Hóa là một tỉnh nghèo nhưng tài nguyên thiên nhiên lại phong phú và được đánh giá là có tiềm năng lớn. Các DNNVV trên địa bàn tỉnh đã nhận thức được điều này và đã tiến hành tận dụng triệt để lợi thế sẵn có của địa phương trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển nhanh về số lượng, rộng về quy mô, phong phú về các loại hình và hoạt động ngày càng có hiệu quả. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được cải thiện đáng kể, từ thứ hạng 53/64 tỉnh, thành năm 2006 đã vươn lên xếp thứ 38/63 tỉnh, thành trong năm 2007. Năm 2007, toàn tỉnh đã thành lập mới được 794 doanh nghiệp, tăng 26% so với năm 2006; quý I năm 2008 thành lập được 200 doanh nghiệp; nâng tổng số doanh nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh lên 4.815 doanh nghiệp (cả nước đã có khoảng hơn 240.000 doanh nghiệp, gần 3 triệu hộ kinh doanh). Đã có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Thanh Hóa tìm hiểu cơ hội đầu tư, riêng quý I năm 2008 đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án với tổng vốn đăng ký 3.100 tỷ đồng.