Vốn (khả năng tài chính):

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009 – 2015 (Trang 67 - 69)

II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA.

2. Năng lực cạnh tranh của các DNNVV trên địa bàn Tỉnh.

2.1 Vốn (khả năng tài chính):

WACC là chi phí sử dụng vốn được doanh nghiệp tính toán dựa trên tỷ trọng các loại vốn mà doanh nghiệp sử dụng. Vốn của doanh nghiệp bao gồm: cổ phần thường, cổ phần ưu đãi, trái phiếu và các khoản nợ dài hạn khác. WACC được tính toán như sau:

WACC = (E/V)*Re + (D/V)*Rd *(1-Tc) Trong đó:

Re = chi phí sử dụng vốn cổ phần Rd = chi phí sử dụng nợ

E = giá trị thị trường của tổng vốn cổ phần

D = giá trị thị trường của tổng nợ của doanh nghiệp V = Tổng vốn dài hạn của doanh nghiệp

Tc = thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nói rộng hơn, tài sản của doanh nghiệp được tài trợ dù bằng vốn cổ phần hay bằng nợ thì WACC là chi phí sử dụng vốn bình quân của các khoản tài trợ của doanh nghiệp. Bằng việc tính toán chỉ số WACC, chúng ta biết được doanh nghiệp phải tốn bao nhiều chi phí cho mỗi đồng tiền tài trợ cho doanh nghiệp. WACC của doanh nghiệp còn được gọi là tỷ suất sinh lợi đòi hỏi tối thiểu mà doanh nghiệp phải đạt được khi quyết định thực hiện một dự án mở rộng nào đó, hoặc quyết định mua lại doanh nghiệp khác. WACC được sử dụng như một tỷ lệ chiết khấu thích hợp đối với các dòng tiền từ các dự án có mức rủi ro tương tự mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Còn nếu dự án có mức độ rủi ro cao hơn thì tỷ lệ chiết chấu sẽ đòi hỏi 1 tỷ lệ cao hơn tương ứng với mức rủi ro của dự án đó và ngược lại.

Bảng 2.12 : Vốn sản xuất bình quân năm của các doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế

(Đơn vị: Tỷ đồng)

2005 2006 2007

Nông, lâm nghiệp 1.290,3 1.555 1.531

Thủy sản 21,5 22 16,8

Công nghiệp 10.122,5 11.457,2 6.544,5

Xây dựng 3.525,1 4.204,1 5.241,4

Thương nghiệp 1.799,4 2.409,2 3.212,7

Khách sạn, nhà hàng 160,6 225,1 217

Vận tải, kho bãi, thông tin liên lac 599,7 800,5 853,9

Dịch vụ khác 843,2 1.075,1 6.150,4

Total 18.365,6 21.789,6 23.794,6

(Nguồn: Chi cục thuế tỉnh Thanh Hóa)

Ngành công nghiệp và xây dựng luôn chiếm tỷ trọng lớn, vốn bình quân năm tỷ lệ thuận. Mặc dù có sự giảm về vốn từ 11.475,2 tỷ (2006) xuống còn 6.241,4 tỷ đồng (2007) nhưng ngành xây dựng lại có chiều hướng gia tăng vốn sản xuất tương đối đồng đều qua các năm. Nhìn chung vốn sản xuất theo ngành kinh tế là tương đối ổn định theo các ngành nghề.

Doanh số cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn năm 2008 ước đạt 22.500 tỷ đồng, tăng 44% so với năm 2007; tổng dư nợ ước đạt 11.850 tỷ đồng, tăng 29,6% so với năm 2007, trong đó dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm 48%; dư nợ ngắn hạn chiếm 52%, dư nợ tăng mạnh ở các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Chất lượng tín dụng: Doanh nghiệp có quan hệ tín dụng năm 2008 là tốt, vay của các doanh nghiệp trả nợ đúng hạn, tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ lệ thấp 1,38%/dư nợ cho vay của các doanh nghiệp. Hiện nay, toàn tỉnh có 1524 doanh nghiệp có quan hệ với ngân hàng, trong đó có 31 doanh nghiệp nhà nước hoặc có vốn của nhà nước trên 51% vốn điều lệ và 1.378 doanh nghiệp dân doanh.

Tuy năm 2008 là năm tất cả các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế thế giới, nhưng Chính phủ đã có những giải pháp kiềm chế lạm phát, từ đó nhập siêu giảm dần. Cơ chế điều hành chính sách lãi suất ngân hàng của ngân hàng linh hoạt, từ mức lãi suất cho vay từ 21% đến nay giảm còn 12,7%/năm việc này nhằm chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009 – 2015 (Trang 67 - 69)