Các giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở phú thọ hiện nay pdf (Trang 112 - 127)

Trong những năm qua, hoạt động du lịch văn hóa của tỉnh Phú Thọ đã bước phát triển mạnh mẽ về quy mô và chất lượng. Mặc dù dội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước, quản lý doanh nghiệp, đội ngũ lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ được bổ sung và từng bước trưởng thành, nhưng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, hoạt động trên lĩnh vực văn hoá và du lịch... chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Vẫn còn tồn tại sự chênh lệch, chưa đồng bộ về chất lượng lao động giữa các điểm du lịch, các địa phương và các cơ quan kinh doanh du lịch thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Chất lượng lao động ở các trung tâm du lịch, ở các cơ sở kinh doanh với nước ngoài cơ bản đạt yêu cầu. Chất lượng lao động ở các cơ sở kinh doanh của tư nhân nhìn chung còn yếu, còn thiếu về chuyên môn, nghiệp vụ, chất lượng phục vụ du lịch hạn chế.

Đào tạo nguồn nhân lực du lịch văn hoá là chìa khóa để phát triển du lịch. Du lịch là ngành kinh tế - dịch vụ, là một ngành có giá trị gia tăng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng lao động. Đối tượng phục vụ của ngành là khách du lịch. Thành phần của khách du lịch rất đa dạng. Họ có trình độ học vấn khác nhau, nghề nghiệp khác nhau, địa vị xã hội khác nhau, thuộc nhiều độ tuổi khác nhau, từ nhiều nền văn hóa khác nhau nên nhu cầu dịch vụ cũng khác nhau. Chất lượng lao động dịch vụ du lịch phụ thuộc vào các tiêu chuẩn sức khỏe, đạo đức, hình thức, tay nghề, trình độ chuyên môn và đặc biệt là khả năng ứng xử. Chất lượng lao động trong ngành du lịch được đánh giá từ phía khách du lịch là chính.

Du lịch lễ hội đòi hỏi yếu tố con người, nguồn nhân lực phục vụ cho mọi công đoạn của chu trình du lịch văn hoá lễ hội một phẩm chất riêng, vừa phải am hiểu văn hoá, vừa phải am hiểu du lịch. Đối tượng khách du lịch lễ hội cũng rất đa dạng phong phú, họ chủ yếu có nhu cầu tìm hiểu, khám phá văn hoá. Do vậy, cần phải đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên có đầy đủ nghiệp vụ, tố chất làm du lịch văn hoá, họ là cầu nối giữa du khách và dân

bản địa, cầu nối giữa kho tàng văn hóa với nhu cầu tìm hiểu khám phá văn hoá của du khách: “Đội ngũ hướng dẫn viên phải qua các kênh thông tin tìm hiểu cụ thể nội dung và các hình thức thể hiện trong lễ hội để hướng dẫn cho du khách làm nổi bật các giá trị nhiều mặt của lễ hội, tạo sự thích thú, say mê, khám phá cho các đối tượng khách” [62, tr.300].

Cần có chính sách và kế hoạch đào tạo đội ngũ các bộ quản lý các hoạt động văn hoá, du lịch, có chính sách ưu tiên cán bộ để đào tạo, tu nghiệp ở nước ngoài, đồng thời mở các lớp đào tạo trong nước, các hệ đào tạo ngắn hạn, dài hạn phù hợp với nhu cầu người học và nghề đào tạo như quản lý- Vận tải hành khách, cán bộ hướng dẫn viên, nhân viên khách sạn, nghiệp vụ lễ tân…

Chú trọng đào tạo tập trung trình độ đại học, sau đại học đối với đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý bảo tồn văn hoá và hoạt động du lịch ở cấp huyện và cấp tỉnh. Đối với cán bộ địa phương cần tổ chức các đợt tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ tổ chức quản lý lễ hội truyền thống. đối với đội ngũ công chức cấp xã, nơi có tổ chức lễ hội truyền thống và các hoạt động văn hoá, du lịch. ưu tiên tuyển dụng công chức văn hoá xã hội có trình độ Cao đẳng, Đại học về chuyên ngành văn hoá hoặc du lịch. Ngành Văn hoá - Thể thao - Du lịch chủ động tổ chức tập huấn cho cán bộ chủ chốt xã, phấn đấu 100% cán bộ chủ chốt các xã, thị trấn được tập huấn nghiệp vụ quản lý di tích lễ hội và các nghiệp vụ văn hoá khác …

Về cơ sở đào tạo và nội dung đào tạo cần phải được quy hoạch, bố trí bổ sung cho phù hợp đáp ứng yêu cầu hiện đại. Bổ sung, thành lập mới khoa nghiệp vụ du lịch tại trường Đại học Hùng Vương. Quy hoạch nâng cấp trường văn hoá nghệ thuật tỉnh Phú Thọ thành trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật và Du lịch. Đào tạo đội ngũ giáo viên, giảng viên có trình độ Thạc sỹ, Tiến sỹ về văn hoá và du lịch để đáp ứng yêu cầu đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Hùng Vương và Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật và Du lịch Phú Thọ.

Cần phải nghiên cứu tăng cường giáo dục học sinh phổ thông bằng chương trình ngoại khoá, cho các em học sinh tham quan, chứng kiến các lễ hội truyền thống, các di tích lịch sử văn hoá, di tích khảo cổ để bồi dưỡng kiến thức lịch sử, nhận thức được giá trị của nền văn hoá cội nguồn, lịch sử truyền thống cha ông.

Để có nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, cần dự báo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng lao động. Nó là cơ sở đầu tiên để các cơ sở xây dựng mục tiêu và chương trình đào tạo, nội dung và đặc điểm phương thức đào tạo. Nếu đào tạo không dựa trên nhu cầu như đào tạo kỹ năng quản lý, đào tạo lao động phục vụ (lễ tân, buồng bàn, bar, bếp...), không chú ý tới đặc điểm của tài nguyên du lịch của vùng miền, thì sẽ dễ dẫn đến lãng phí trong đào tạo và tạo nên mất cân đối cung cầu nguồn nhân lực.

Bên cạnh kiến thức và trình độ chuyên môn, cần tập trung đào tạo về văn hóa ứng xử. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất để phát triển du lịch một cách bền vững. Phong cách giao tiếp ứng xử, tiếp xúc với du khách cũng sẽ trở thành một sản phẩm du lịch đặc thù. Sản phẩm này có mặt trong mọi chương trình, mọi công đoạn của chu trình kinh doanh du lịch.

Tiểu kết chương 3

1.Từ những đặc điểm và lợi thế của tỉnh Phú Thọ, xác định du lịch văn hoá là một ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cụ thể là du lịch lễ hội truyền thống, lấy lễ hội Đền Hùng làm trung tâm để phát triển các điểm, tuyến du lịch xung quanh. Từ lợi thế của nền văn hoá cội nguồn kết hợp với du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng Phú Thọ có thể tạo nên một chương trình du lịch bổ ích phù hợp với mọi đối tượng du khách. Để phát huy được lợi thế và hoạt động du lịch lễ hội có hiệu quả, hoạt động bảo tồn phát huy các giá trị của di sản lễ hội cần phải đặt trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng trong khu vực và cả nước để phát triển.

2. Trong phát triển du lịch của lễ hội, vấn đề quy hoạch phải đặt lên hàng đầu. Vấn đề đặt ra là quy hoạch và thực hiện quy hoạch phải được tiến hành đảm bảo đồng bộ, khoa học và hiệu quả, từ việc kiểm kê, rà soát quy hoạch các lễ hội cần phải bảo tồn, phục dựng, phát huy để gắn với hoạt động du lịch, đến việc quy hoạch các điểm, tuyến, khu du lịch, quy hoạch hệ thống giao thông hạ tầng kỹ thuật các khu du lịch, và các yếu tố khác có liên quan. Quy hoạch là cơ sở để xác định phân bổ và cân đối ngân sách nhà nước, ngân sách từ việc xã hội hoá nhằm thực hiện quy hoạch, đúng giai đoạn, đúng chu kỳ một cách cụ thể

và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh và của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

3. Trong hoạt động du lịch lễ hội, du lịch nhân văn, phải tăng cường tự quản lý của Nhà nước và sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, đoàn thể, các địa phương để đảm bảo môi trường văn hoá trong hoạt động du lịch lễ hội. Khi lễ hội truyền thống được gắn kết với hoạt động du lịch các yếu tố kinh tế và yếu tố thị trường dễ dàng làm tổn thương đến lễ hội, làm biến dạng hoặc phai nhạt bản sắc lễ hội truyền thống. Do vậy, việc tăng cường quản lý của Nhà nước trong hoạt động du lịch lễ hội phải tránh được tình trạng "thương mại hoá" lễ hội và tránh biến dạng, mất bản sắc lễ hội. Việc phát triển du lịch phải đi đôi với đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn thuần phong mỹ tục, tập quán và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Kết luận

Phú Thọ là mảnh đất cội nguồn của dân tộc, mảnh đất phát tích, là kinh đô xưa của các Vua Hùng dựng nước, nơi có đậm đặc các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể đặc sắc và phong phú. Lễ hội Đền Hùng và các lễ hội truyền thống của tỉnh Phú Thọ rất phong phú và mang nét đặc trưng của một vùng đất cổ xưa với một nền văn minh lúa nước, các lễ hội truyền thống đều phản ánh cuộc sống sinh hoạt thời Hùng Vương, phản ánh phong tục tập quán và nếp sống của cư dân nông nghiệp vùng đồng bằng châu thổ bắc bộ. Các lễ hội truyền thống vùng đất Tổ chủ yếu gắn với thời đại Hùng Vương và lịch sử thời đại các Vua Hùng tạo thành một không gian lễ hội, không gian văn hoá Hùng Vương khá rộng lớn và mang tính đặc trưng độc đáo riêng biệt, trở thành một nguồn tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị đặc biệt, trung tâm là lễ hội Đền Hùng và khu di tích lịch sử Đền Hùng. Ngoài ra các lễ hội khác cùng với hệ thống di sản văn hoá vật thể đình, đền, chùa, các công trình kiến trúc, các cảnh quan môi trường sinh thái tự nhiên phân bố đều trên toàn tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch nhân văn, du lịch lễ hội cội nguồn mà không có bất cứ nơi nào ở Việt Nam có được. Năm 2007 khi Quốc hội quyết định ngày 10/3 âm lịch hàng năm, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ và lễ hội Đền Hùng được coi là Quốc lễ thì lễ hội Đền Hùng trong tâm thức nhân dân lại càng tăng lên mạnh mẽ. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch lễ hội phát triển. Từ các yếu tố thuận lợi đó du lịch lễ hội cội nguồn sẽ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Phú Thọ.

Trong hệ thống tài nguyên nhân văn để phục vụ du lịch ở Phú Thọ thì lễ hội truyền thống là tài nguyên phong phú và đặc sắc, chiếm ưu thế nhất. Luận văn đã phân tích đề cập đến mối quan hệ và sự tác động qua lại tương hỗ thúc đẩy sự phát triển của lễ hội truyền thống đối với du lịch và tác động trở lại của du lịch đối với lễ hội truyền thống. Thực chất đây là một biểu hiện, một dạng cụ thể của mối quan hệ giữa kinh tế và văn hoá. Qua đó luận văn tiếp tục khẳng định văn hoá không phải là cái đuôi của kinh tế mà văn hoá là động lực, là mục tiêu của sự phát triển kinh tế- xã hội, văn hoá là sự điều tiết cho phát triển, khẳng định vai trò to lớn của lễ hội truyền thống, của di sản văn hoá đối với phát triển kinh tế. Đây là chức năng mới, giá trị mới của lễ hội truyền thống nói riêng

và di sản văn hóa nói chung trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Mối quan hệ tác động qua lại giữa lễ hội truyền thống và du lịch là mối quan hệ biện chứng, là khách quan tất yếu trong một xã hội phát triển và mở cửa hội nhập.

Từ quá trình nghiên cứu phân tích giá trị mối quan hệ biện chứng giữa lễ hội truyền thống và du lịch, từ thực tiễn quá trình theo dõi nghiên cứu khảo sát thực tế, việc bảo tồn các lễ hội truyền thống và các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, tác giả rút ra nhận định là việc bảo tồn các di sản văn hoá nói chung và lễ hội truyền thống nói riêng càng tốt và tạo nên giá trị đặc sắc bao nhiêu thì sự phát triển của ngành du lịch càng thuận lợi bấy nhiêu. Như vậy muốn phát triển du lịch lễ hội, du lịch nhân văn thì phải chăm lo tốt việc bảo tồn các di sản văn hóa cả vật thể và phi vật thể, tạo nên một giá trị văn hoá đặc sắc độc đáo. Bản chất của du lịch nhân văn, du lịch lễ hội là sự tìm hiểu, khai thác, khám phá văn hoá. Do vậy lễ hội càng độc đáo, đặc sắc thì giá trị càng lớn, quá trình khám phá khai thác càng thú vị hấp dẫn. Ngược lại nếu không bảo tồn tốt lễ hội truyền thống, để cho lễ hội truyền thống bị mai một, thất truyền hoặc phai nhạt, biến dạng mất bản sắc thì không còn giá trị cho hoạt động du lịch. Du lịch là môi trường để lễ hội truyền thống được bảo tồn và phát huy giá trị, đồng thời lễ hội truyền thống là tài nguyên du lịch to lớn và có giá trị cho phát triển du lịch bền vững.

Để bảo tồn phát huy tốt giá trị của các lễ hội truyền thống và phát triển du lịch, cần phải có kế hoạch quy hoạch chi tiết cụ thể từng giai đoạn, xác định rõ mục tiêu và hệ thống giải pháp để bảo tồn phát huy giá trị của lễ hội truyền thống trong hoạt động du lịch. Trong đó đáng chú ý việc kiểm kê, phân loại, đánh giá các lễ hội truyền thống và xác định mục tiêu cần bảo tồn, xác định các lễ hội cần phục dựng và các giải pháp để phục dựng các lễ hội truyền thống đảm bảo tính nguyên bản của lễ hội đúng với những sáng tạo của nhân dân và sẽ được tồn tại trong môi trường cộng đồng, tránh tình trạng sân khấu hoá lễ hội làm cho lễ hội bị biến dạng mất bản sắc. Việc quy hoạch phát triển du lịch lễ hội cần kết hợp giữa các yếu tố tài nguyên du lịch nhân văn, lễ hội truyền thống kết hợp với các tài nguyên du lịch tự nhiên như môi trường sinh thái…tạo ra các tua, điểm du lịch hấp dẫn, phong phú hài hòa và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám phá văn hoá kết hợp nghỉ dưỡng tham quan, thắng cảnh của du khách.

Văn hoá là là sự nghiệp của toàn dân, do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý. Bên cạnh việc phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, cần phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc bảo tồn phát huy các giá trị của lễ hội truyền thống nói riêng và di sản văn hoá nói chung. Trong quá trình bảo vệ và phát huy các di sản văn hoá, cần huy động sự tự giác tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân, nhân dân phải là người làm chủ thực sự của toàn bộ hệ thống di sản văn hoá, đồng thời nâng cao nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư khi tổ chức du lịch lễ hội.

Việc bảo vệ phát huy các di sản văn hoá và lễ hội truyền thống phải có sự hợp tác quốc tế, góp phần bảo vệ tốt các di sản, nghiên cứu ứng dụng khoa học vào việc nghiên cứu bảo vệ di sản và góp phần quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hoá.

Có thể nói rằng hoạt động bảo tồn phát huy giá trị của các lễ hội truyền thống để phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đang là vấn đề đặt ra cho cả công tác bảo vệ phát huy giá trị lễ hội và công tác phát triển ngành du lịch. Những kết quả và thành tựu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở phú thọ hiện nay pdf (Trang 112 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)