Đẩy mạnh các hoạt động marketing, thông tin, quảng bá, ứng dụng các thiết bị khoa học kỹ thuật và tăng cường đầu tư cho hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở phú thọ hiện nay pdf (Trang 106 - 109)

thiết bị khoa học kỹ thuật và tăng cường đầu tư cho hoạt động du lịch

Kết quả phát triển của du lịch văn hóa trong thời gian qua có sự đóng góp của công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, marketing du lịch.

Tính đến tháng 6 năm 2009, Phú Thọ đã có 249 di tích xếp hạng (trong đó: 69 di tích quốc gia, 180 di tích cấp tỉnh), gắn liền với mỗi di tích là một lễ hội truyền thống giàu tính nhân văn, là khối di sản giàu có có sức thu hút mạnh mẽ khách trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, truyền thuyết và cổ tích, sản phẩm thủ công, ẩm thực truyền thống còn

lưu truyền rất nhiều trên miền đất này. Đó là yếu tố quan trọng và là những nguồn tư liệu hết sức quý hiếm để tuyên truyền, quảng bá thu hút, hấp dẫn khách du lịch.

Tỉnh cần chú ý tổ chức và tham gia các hoạt động hợp tác, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm tổ chức quản lý du lịch. Việc tham gia các sự kiện du lịch quốc tế như hội chợ, hội nghị, hội thảo...thông qua đó để kêu gọi đầu tư, tìm cơ hội hợp tác và đầu tư vào lĩnh vực du lịch có ý nghĩa lớn đối với phát triển văn hoá du lịch.

Khi nói đến công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch thường đề cập đến nhiều các vấn đề có tầm vĩ mô, công nghệ hiện đại...Còn việc tuyên truyền quảng bá du lịch tại chỗ ở các điểm đến du lịch thì lại rất ít được quan tâm. Điều này cần có sự nhận thức đầy đủ của cả cộng đồng vừa là chủ thể tổ chức các hoạt động văn hóa, vừa là người tham gia hoạt động du lịch. Nghĩa là tại các điểm du lịch phải có sự quản lý tốt hơn, thái độ ứng xử với du khách tốt hơn, dịch vụ tốt hơn. ở một số nơi còn xem khách du lịch là cơ hội để ép mua, ép giá, tận thu vô điều kiện, hiện tượng này đã gây phản cảm cho khách du lịch. Do vậy, cần có hình thức tuyên truyền, quảng bá khơi dậy ý thức tự tôn dân tộc, truyền thống mến khách của người dân ở địa phương nơi tổ chức lễ hội du lịch. Khách du lịch ở nơi xa có nhu cầu tìm kiếm thông tin trên mạng internet, trong khi đó lượng thông tin về du lịch lễ hội Phú Thọ trên mạng còn ít và sơ sài. Đây là điều cần lưu ý trong quá trình hội nhập của thời đại bùng nổ về thông tin.

Cần đẩy mạnh công tác in ấn và xuất bản bản đồ, tờ rơi, tờ gấp, sách hướng dẫn du lịch Phú Thọ, đồng thời cần thiết phải có các biển quảng cáo tấm lớn, pano, áp phích tại sân bay Nội Bài, trục đường Quốc lộ từ Hà Nội đến Lào Cai và các tuyến du lịch khác nhằm phục vụ cho các sự kiện lễ hội trong năm, trong chương trình du lịch về cội nguồn.

Thông qua báo nói, báo viết, báo hình của Trung ương và địa phương tuyên truyền, quảng bá chương trình du lịch về cội nguồn thông qua các tin bài, bài viết, phóng sự, chuyên đề, video clip để giới thiệu về mảnh đất, con người và tiềm năng du lịch của Phú Thọ.

Tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa hướng tới thị trường nguồn, trong đó có các đối tượng cụ thể sau:

- Thị trường nội địa: Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế của cả nước, thu nhập của người Việt Nam ngày càng được nâng cao, nhu cầu du lịch của mọi đối tượng cũng tăng

trưởng theo. Phú Thọ có nhiều điểm du lịch hấp dẫn có đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong nước. ở các đô thị lớn của nước ta, nhiều người có mức thu nhập cao, họ có nhu cầu đi du lịch gia đình kết hợp với nghỉ dưỡng, viếng thăm các điểm du lịch văn hóa tâm linh. Đối tượng này giàu về tiền, nhưng nghèo về thời gian nên thường lựa chọn các hãng lữ hành lớn có uy tín, hoặc qua mạng để mua tuor du lịch trọn gói ngắn ngày. Họ rất cần thông tin chính xác, tin cậy về điểm đến du lịch.

Khí hậu Phú Thọ cũng như khí hậu Miền Bắc có 4 mùa và lễ hội truyền thống chủ yếu vào mùa xuân, nên du lịch cũng hình thành mùa du lịch. Vì vậy, công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch cũng cần phải quan tâm đến đặc thù này để xây dựng chương trình quảng bá thích hợp sẽ nâng cao hiệu quả.

- Thị trường quốc tế: Trung Quốc liền kề với Lào Cai, từ đó đi sâu vào Yên Bái, Phú Thọ. Khách du lịch Trung Quốc quan tâm nhiều đến các điểm du lịch văn hóa lịch sử tiêu biểu của địa phương và họ cảm thấy hài lòng khi được chào đón nhiệt tình. Người Hàn Quốc, Nhật Bản thường đi du lịch hướng về văn hóa, tham quan tìm hiểu kiến trúc cổ, địa danh lịch sử, bảo tàng và văn hóa thổ dân. Và như vậy, Phú Thọ sẽ là điểm đến hấp dẫn với khách du lịch Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước châu á.

Bên cạnh đó, khách du lịch Thái Lan, khách du lịch châu Âu cũng quan tâm rất nhiều đến du lịch văn hóa, trắc nghiệm du lịch văn hóa thổ dân.

Cần nhanh chóng xây dựng trang Web quảng bá tổng thể bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau về du lịch của Phú Thọ. Tổ chức giới thiệu tiềm năng du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù của Phú Thọ ở các thành phố lớn trong nước và các nước được xác định là thị trường nguồn. Dùng công nghệ thông tin để quảng bá du lịch, đây là con đường nhanh nhất và ngắn nhất để đưa thông tin về du lịch lễ hội của Phú Thọ đến với khách du lịch trong cả nước và thế giới.

Xây dựng chương trình xúc tiến quảng bá du lịch hàng năm theo chuyên đề; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan thông tin đối ngoại, cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài để quang bá hình ảnh du lịch của Phú Thọ.

Thực hiện các chương trình thông tin tuyên truyền, quảng bá về những sự việc sẽ diễn ra trên địa bàn vào từng thời điểm như các lễ hội truyền thống, các sự kiện văn hoá thể thao, tổ chức các chiến dịch truyền thông, quảng bá, phát động thị trường theo chuyên đề;

tổ chức tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị hội thảo du lịch trong nước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch của Phú Thọ nhất là các giá trị đặc trưng, bản sắc riêng có của vùng đất Tổ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở phú thọ hiện nay pdf (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)