Quá trình nhận thức

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở phú thọ hiện nay pdf (Trang 49 - 51)

Sự chuyển biến về nhận thức trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá lễ hội để phát triển du lịch bắt đầu từ sau Nghị quyết TW 5 khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam, tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đặc biệt là từ năm 2001, Quốc hội ban hành Luật Di sản văn hoá, năm 2005 ban hành Luật Du lịch đã làm thay đổi nhận thức và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc bảo tồn các di sản văn hoá gắn với việc phát triển du lịch.

ở Phú Thọ, nhận thức của các cấp lãnh đạo, nhân dân về bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa của di sản văn hoá và lễ hội truyền thống khá sâu sắc. Ngay sau khi tái lập tỉnh năm 1997, toàn tỉnh đã tiến hành kiểm kê có hệ thống toàn bộ di tích, kiểm kê lễ hội toàn tỉnh và xây dựng đề án bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể của tỉnh đến năm 2010. Đặc biệt là sau năm 2006 khi Quốc hội quyết định lấy ngày 10/3 hàng năm là Quốc lễ thì du lịch nhân văn, du lịch lễ hội trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Phú Thọ.

Nhận thức về việc gắn việc bảo tồn di sản văn hoá với phát triển du lịch được thể hiện rõ trong các Nghị quyết của Tỉnh Đảng bộ và các chương trình, đề án quy hoạch của Tỉnh như Nghị quyết số 01/NQ-TU của BTV Tỉnh uỷ Phú Thọ về phát triển du lịch Phú thọ giai đoạn 2006- 2010 định hướng đến 2020.

Chương trình phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến 2020 của UBND tỉnh Phú Thọ đã xác định mục tiêu xây dựng Thành phố Việt Trì thành Thành phố lễ hội, đồng thời phát huy các lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên du

lịch tự nhiên và văn hoá truyền thống, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch sẵn có đẩy mạnh tốc độ phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đưa Phú Thọ trở thành trung tâm du lịch hướng về cội nguồn, trọng tâm là khu di tích lịch sử Đền Hùng gắn với xây dựng Thành phố Việt Trì thành “Thành phố lễ hội”.

Từ khi Quốc hội chọn ngày 10/3 hàng năm là ngày Quốc lễ, nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân Phú Thọ về cội nguồn dân tộc cũng được nâng lên rất nhiều. Từ đó, khách du lịch từ mọi miền Tổ quốc về dự lễ hội cũng tăng với số lượng lớn, UBND tỉnh cũng điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch tại Đền Hùng, xác định Đền Hùng là khu du lịch thể thao lễ hội và sinh thái Quốc gia. Vì vậy, hướng phát triển du lịch Phú Thọ đến năm 2020 xác định "Đền Hùng là điểm du lịch về nguồn của cả nước, có vị trí quan trọng làm đòn bẩy phát triển du lịch tại các điểm du lịch khác trên địa bàn. [82, tr.96].

Nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền về bảo tồn các di sản văn hoá nhất là các lễ hội truyền thống để phát triển du lịch là đúng đắn thể hiện trong các Nghị quyết của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh, các chương trình đề án, dự án quy hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh và chương trình hoạt động hàng năm.

Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở địa phương và cộng đồng cư dân chưa nhận thức đầy đủ về giá trị của việc bảo tồn các lễ hội truyền thống để phát triển du lịch trên địa bàn. Qua điền dã nghiên cứu thực tế một số lễ hội truyền thống có tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và quá trình trao đổi phỏng vấn các đối tượng gồm lãnh đạo địa phương, ban tổ chức lễ hội và người dân cho thấy nhận thức về vấn đề này chưa đầy đủ. Điều đó dẫn đến quá trình thực hiện việc phục dựng, bảo tồn các lễ hội truyền thống không đúng với bản chất vốn có của lễ hội, làm mất đi giá trị nguyên bản của lễ hội. Sau đây là một số trường hợp điển hình:

Lễ hội Trò Trám - xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao là lễ hội truyền thống đặc sắc có tiềm năng phát triển du lịch tốt, địa phương đã nhiều lần tổ chức hội thảo để phục dựng bảo tồn lễ hội gắn với phát triển du lịch; đã đầu tư trang phục và một số vật dụng của trò diễn, đầu tư tu bổ Miếu Trò và sân diễn trò để phục vụ lễ hội Trò Trám có đủ điều kiện tổ chức đúng với tính chất và nội dung vốn có của nó, đồng thời phục vụ tốt hơn cho khách tham quan chứng kiến lễ hội. Tuy nhiên, lãnh đạo xã lại quy hoạch cắm đất thổ cư cho các hộ dân trên toàn bộ con đường độc đạo qua cánh đồng và hồ nước dẫn vào Miếu Trò,

cấp đất ngay trên trên cả mặt hồ nước sát bên Miếu Trò (nơi diễn ra lễ hội hàng năm). Việc cấp đất trên sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cảnh quan môi trường xung quanh di tích, làm mất cảnh quan sinh thái tự nhiên mặt hồ, hồ nước sẽ bị biến thành "ao tù” và với hệ thống nhà dân quay lưng vào toàn bộ di tích thì di tích sẽ mất đi vẻ linh thiêng, trang nghiêm thanh tịnh vốn có. Và như vậy thì khách du lịch về tham dự lễ hội không còn cảm thấy vẻ đẹp thanh tịnh và yên tĩnh của làng quê Việt Nam, sẽ cảm thấy bức bối trong không gian chật hẹp còn lại của di tích. UBND huyện Lâm Thao đã phải chỉ đạo dừng việc cấp phép xây dựng cho các hộ dân và yêu cầu xã lập quy hoạch di dời dân ra địa điểm khác, trả lại cảnh quan thiên nhiên vốn có của di tích.

Việc duy trì nội dung tế lễ, các trò diễn, lễ rước của lễ hội Trò Trám là rất cần thiết nhưng lễ rước, lễ tế của Trò Trám chỉ được rước một lần hàng năm vào dịp lễ hội. Nhưng lãnh đạo xã ở đây đã đem lễ hội rước lễ tế và thực hiện tại một ngôi Đền trong lễ khánh thành công trình Nhà Tả vu, Hữu vu của ngôi Đền tạo nên sự kệch cỡm "Râu ông nọ cắm cằm bà kia”.

Trong nhân dân, nhận thức về bảo tồn các lễ hội truyền thống cũng chưa đầy đủ và thống nhất, vẫn còn tư tưởng cá nhân hẹp hòi, người đi trước không chịu trao truyền kinh nghiệm cho người đi sau những lễ tiết, nghệ thuật trong nghi lễ lễ hội. Điều đó có thể làm lễ hội truyền thống dễ bị mai một và biến dạng, mất tính nguyên gốc của lễ hội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở phú thọ hiện nay pdf (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)