Đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông vàcác công trình dịch vụ văn hóa, vui chơi giải trí, ẩm thực tại các điểm du lịch lễ hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở phú thọ hiện nay pdf (Trang 100 - 102)

vui chơi giải trí, ẩm thực tại các điểm du lịch lễ hội

Hệ thống giao thông là yếu tố quan trọng trong việc phát triển các tua tuyên du lịch, ảnh hưởng đến việc phát triển các dịch vụ, lưu thông hàng hoá phục vụ khách du lịch. Vì vậy, căn cứ vào các điểm du lịch, khu du lịch để quy hoạch đầu tư nâng cấp hoặc xây dựng mới hệ thống giao thông phục vụ du lịch. Trong đó chú trọng cả hệ thống giao thông động và giao thông tĩnh.

Xây dựng cải tạo hệ thống giao thông động là hệ thống giao thông giúp các phương tiện vận chuyển lưu động một cách thuận tiện, đồng thời chú ý cả các hệ thống giao thông tĩnh (bao gồm các điểm đỗ xe, các bến bãi đỗ xe an toàn thuận tiện) tại các điểm du lịch, khu du lịch lễ hội.

Đặc điểm du lịch lễ hội chủ yếu tổ chức theo mùa vụ vào thời điểm lễ hội diễn ra, do vậy lượng du khách thường tăng đột biến. Nếu hệ thống giao thông không đảm bảo sẽ dễ dẫn đến ùn tắc giao thông vào các dịp lễ hội hoặc gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến tính mạng của khách du lịch. Hệ thống giao thông của Phú Thọ hiện nay khá thuận tiện phục vụ du lịch lễ hội. Tuy nhiên vào các dịp 10/3 hàng năm vẫn diễn ra tình

trạng quá tải, hệ thống hạ tầng giao thông không phát triển kịp so với sự gia tăng các phương tiện vận tải hành khách, nhất là xe ô tô du lịch.

Xác định lễ hội Đền Hùng là trọng tâm, do vậy các tuyến giao thông được xác định gồm tuyến quốc lộ số 2, Hà Nội - Lào Cai qua Đền Hùng tuyến này cơ bản đảm bảo được vận chuyển hành khách từ khu vực Hà Nội lên Đền Hùng. Tuy nhiên trên quốc lộ 2 đoạn Phù Ninh - Tuyên Quang cần quy hoạch mở rộng và nâng cấp tuyến đường này để du khách từ Lào Cai - Yên Bái - Hà Giang - Tuyên Quang thuận lợi trong các dịp về Đền Hùng tham gia lễ hội, quy hoạch nâng cấp tuyến quốc lộ 32A, 32B, 32C nối Việt Trì - Đền Hùng - Tam Nông - Thanh Sơn và Sơn La- Điện Biên. Đây là tuyến quan trọng thứ 2 cần nâng cấp để tạo điều kiện du khách từ các tỉnh vùng Tây Bắc, Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu về Đền Hùng.

Căn cứ vào thực tế và sự thay đổi địa giới hành chính Hà Tây hợp nhất vào Hà Nội, do vậy cầu Trung Hà nối Tam Nông với Hà Nội và trục đường Hồ Chí Minh dọc theo tuyến bờ hữu Sông Hồng lên Yên Bái là yếu tố thuận lợi cần bổ sung quy hoạch mở tuyến đường lớn nối đường Hồ Chí Minh qua cầu Phong Châu, qua Lâm Thao lên Đền Hùng. Tuyến giao thông này nếu được mở sẽ cơ bản giảm tải cho tuyến quốc lộ 2. Việc mở bổ sung tuyến giao thông nối đường Hồ Chí Minh qua huyện Lâm Thao lên Đền Hùng sẽ tạo một trục hành lang kinh tế tạo điều kiện phát triển các loại hình dịch vụ khách sạn sinh thái khu vực ven phía tây Đền Hùng. Đây là khu vực đồi núi thấp có điều kiện để quy hoạch các khách sạn sinh thái nghỉ dưỡng và hệ thống Resoft tiện nghi hiện đại phục vụ du lịch.

Cần khảo sát cụ thể và quy hoạch chi tiết hệ thống bãi đỗ xe tại tất cả các điểm du lịch lễ hội, đảm bảo lưu lượng xe máy và ô tô ra vào thuận tiện tránh tình trạng ùn tắc giao thông. Hiện nay các điểm đỗ xe ô tô và xe máy chưa được quy hoạch chi tiết và khoa học, hạ tầng bến bãi thấp kém, bụi bẩn, diện tích chật hẹp, thường bị quá tải trong mùa lễ hội. Cần phải quy hoạch các công trình vệ sinh công cộng tại các bãi đỗ xe và các điểm du lịch đông người đảm bảo sạch sẽ và kín đáo. Việc quy hoạch các công trình vệ sinh công cộng vừa giải quyết vấn đề môi trường vừa giúp du khách sau một chặng đường dài có nơi tu chỉnh trang phục, vệ sinh cá nhân để bước vào lễ hội một cách tự tin

thoải mái. Bên cạnh đó cần đầu tư xây dựng hệ thống đèn chiếu sáng, điện phục vụ sinh hoạt và hệ thống cấp thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường.

Tỉnh cần có chính sách khuyến khích xây dựng các công trình dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, các cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch. Đối với du lịch lễ hội ở Phú Thọ nhất là tại các lễ hội thuộc các điểm du lịch miền núi như vườn quốc gia Xuân Sơn, hồ Ao Châu Hạ Hoà, Ao Giời - Suối Tiên cần nghiên cứu một loại hình cơ sở lưu trú mới đó là hệ thống nhà dân có phòng cho khách du lịch thuê (Homestay). Loại hình này vừa tiết kiệm cho ngành du lịch không phải đầu tư cơ sở vật chất, vừa hợp với thị hiếu của khách du lịch, vừa không bị lãng phí đầu tư. Tuy nhiên, cần hướng dẫn và hỗ trợ người dân bản địa về kiến thức du kịch lễ hội (giao tiếp, ứng xử và phong cách phục vụ) đồng thời phải tăng cường quản lý để đảm bảo an toàn cho khách.

Bên cạnh đó cần quy hoạch xây dựng các khu vui chơi giải trí với hệ thống hoàn chỉnh và phong phú tại các điểm du lịch. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay hầu như không có khu riêng biệt phục vụ cho nhu cầu vui chơi, giải trí của khách du lịch. Vì vậy, cần có những giải pháp để phát triển và đa dạng hóa các loại hình vui chơi giải trí, như: Tìm các nhà đầu tư và đẩy nhanh tốc độ xây dựng các khu vui chơi giải trí tại công viên Văn Lang và khu Bạch Hạc để phục vụ nhu cầu của khách du lịch và nhân dân địa phương. Song song với việc đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất của dịch vụ vui chơi giải trí thì cũng cần chú trọng phát triển các hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống cội nguồn. Đầu tư xây dựng Trung tâm giới thiệu văn hóa nghệ thuật truyền thống cội nguồn, xây dựng mô hình làng bản của người Văn Lang xưa...để du khách có dịp tìm hiểu cuộc sống của tổ tiên thời xa xưa, gợi lên giá trị truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" và các giá trị văn hoá khác của người Việt Nam. Cần khai thác các thiết chế thể thao hiện có tại thành phố Việt Trì và trung tâm một số huyện, thị một cách hiệu quả, như: Nhà thi đấu, bể bơi, sân vận động...để tổ chức các sự kiện thể thao đỉnh cao nhằm thu hút khách du lịch và phục vụ cho các nhu cầu vui chơi giải trí của người dân địa phương.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở phú thọ hiện nay pdf (Trang 100 - 102)