Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với việc bảo vệ và phát huy, khai thác các giá trị văn hóa mang tính đặc trưng của lễ hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở phú thọ hiện nay pdf (Trang 104 - 106)

việc bảo vệ và phát huy, khai thác các giá trị văn hóa mang tính đặc trưng của lễ hội phục vụ cho hoạt động du lịch

Hệ thống các quan điểm của Đảng và bảo tồn di sản văn hoá gắn với phát triển kinh tế đã được nhà nước thể chế hoá bằng pháp luật. Đây là cơ sở pháp lý để nhà nước tăng cường việc quản lý và mọi công dân có trách nhiệm và nghĩa vụ phải thực hiện. Điều 9 của Luật Di sản văn hoá ghi rõ: "Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy các di sản văn hoá nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá".

Điều 25 Luật Di sản văn hoá cũng quy định: "Nhà nước tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hoá của các lễ hội truyền thống; bài trừ các hủ tục và chống các biểu hiện tiêu cực, thương mại hoá trong tổ chức và hoạt động lễ hội. Việc tổ chức các lễ hội truyền thống phải theo quy định của pháp luật” [60, tr.16-22].

Trong quá trình lãnh đạo thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội, Tỉnh uỷ- UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành một số nghị quyết về quy hoạch phát triển văn hoá, quy hoạch phát triển du lịch như Nghị quyết 01/NQTU ngày 02/01/2006 về phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2006-2010. UBND tỉnh xây dựng chương trình số 987- CTr- UBND ngày 02/06/2006 về chương trình phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006- 2010 và định hướng đến 2020. UBND tỉnh cũng xây dựng quy hoạch phát triển văn hoá đến năm 2020, trong đó cũng đề cập đến bảo tồn các giá trị của di sản văn hoá, các lễ hội truyền thống để phát triển du lịch. Trong quy hoạch điều chỉnh phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 cũng xác định các dự án trọng điểm đầu tư tập trung để xác định nguồn tài nguyên chính cho du lịch Phú Thọ là các di sản văn hoá, tập trung chủ yếu là lễ hội Đền Hùng, khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, rừng quốc gia Xuân Sơn…

Tuy nhiên Tỉnh uỷ Phú Thọ chưa có Nghị quyết chuyên đề về việc bảo tồn các di sản văn hoá, bảo tồn các lễ hội truyền thống để phát triển du lịch. Có một thực trạng là ngành Văn hoá thông tin theo chức năng nhiệm vụ thì chủ yếu tham mưu công tác văn hoá nói chung, trong đó có một số chương trình về bảo tồn di sản văn hoá và lễ hội truyền thống. Còn ngành thương mại du lịch thì tham mưu hoạch định phát triển du lịch mà chưa chú trọng đến việc quy hoạch bảo tồn các di sản văn hoá. Năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định lập Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch; Cấp tỉnh có Sở Văn hoá Thể thao - Du lịch. Việc hợp nhất này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu các chương trình dự án bảo tồn các giá trị của di sản văn hoá, lễ hội truyền thống để phát triển kinh tế xã hội mà trọng tâm là du lịch.

Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước về lĩnh vực này rất cần thiết phải ban hành Nghị quyết chuyên đề về bảo tồn lễ hội truyền thống để phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, đồng thời tuyên truyền thực hiện tốt Luật Di sản văn hoá

Cấp uỷ chính quyền các cấp phải lãnh chỉ đạo thực hiên tốt Chỉ thị 27/CT - TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII và chỉ thị 14/1998-CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Các cấp uỷ chính quyền phải tổ chức đánh giá sơ tổng kết Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ về tổ chức và quản lý lễ hội.

Để quản lý và tổ chức tốt lễ hội truyền thống bảo tồn và phát huy giá trị của từng lễ hội nhất thiết phải thành lập ban tổ chức lễ hội dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền cùng cấp. Lễ hội ở cấp nào thì cấp đó thành lập ban tổ chức. Phải làm tốt công tác tuyên truyền để toàn dân nhận thức và tự giác trong việc bảo tồn các di sản văn hoá nói chung và lễ hội truyền thống nói riêng."Tận dụng thế mạnh của các phương tiện truyền thông đại chúng để tuyên truyền, quảng bá giới thiệu cái hay cái đẹp của lễ hội, cũng chỉ ra những yếu tố tiêu cực, lạc hậu cần phê phán, loại bỏ” [53].

Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước trong việc bảo tồn phát huy các giá trị truyền thống gắn với phát triển du lịch phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành. Chính quyền các cấp phải giao nhiệm vụ cụ thể từng cấp, từng ngành trong việc phối hợp thực hiện công tác bảo tồn và các quy định của luật di sản văn hoá, luật du lịch.

Chính quyền các cấp phải có chế tài xử phạt đối với các hành vi của tổ chức cá nhân vi phạm Luật di sản văn hoá, Luật du lịch và các quy định khác, đảm bảo cho quá trình thực hiện bảo tồn di sản văn hoá nói chung, lễ hội truyền thống nói riêng để phát triển du lịch. Các hành vi như lấn chiếm đất đai, xây dựng các công trình trái phép hoặc công trình làm ảnh hưởng đến không gian văn hoá của lễ hội truyền thống đều phải được kiểm tra xử lý nghiêm minh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở phú thọ hiện nay pdf (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)