Giá trị văn hoá tâm linh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở phú thọ hiện nay pdf (Trang 25 - 27)

Con người luôn có nhu cầu lớn về đời sống vật chất và tinh thần. Bên cạnh cuộc sống vật chất, cuộc sống hiện thực thì các yếu tố thuộc về lĩnh vực tinh thần là nhu cầu không thể thiếu, nó giúp con người cân bằng trong đời sống thực tại. Trong cuộc sống thế tục, con người đôi khi bất lực trước sức mạnh tự nhiên, có lúc họ bế tắc trong sự giải thoát và phải tìm đến nguồn sức mạnh tinh thần, tìm đến sự che chở phù hộ của tổ tiên

dòng tộc, của thành hoàng, của các vị thần, từ đó giúp họ có niềm tin tạo nên động lực, sức mạnh để vượt qua khó khăn trong lao động sản xuất và cuộc sống. Họ cầu mong và tin tưởng vào sự che chở của tổ tiên và thần linh cho cuộc sống bình an, mùa màng bội thu, dân khang vật thịnh. Trong các lễ hội truyền thống Việt Nam, các yếu tố tâm linh được ẩn chứa khá sâu sắc từ việc chuẩn bị đồ cúng tế, các nghi lễ tế, lễ rước, các bài tế… cầu nguyện thần linh đến các trò diễn đều chứa đựng giá trị văn hoá tâm linh.

Bên cạnh đó, giá trị văn hoá tâm linh của lễ hội trong đời sống xã hội hiện nay còn thể hiện ở chỗ con người luôn hướng tới cái chân- thiện- mỹ, cái cao cả mà con người luôn ước vọng tôn thờ, trong đó có cả niềm tin tôn giáo tín ngưỡng. Một điều chắc chắn rằng đứng trước tổ tiên, thần linh không một người nào cầu mong ước nguyện điều xấu sa có hại cho người khác, có hại cho cộng đồng. Khi trở về thế giới tâm linh, họ luôn mong muốn và tin tưởng vào sự chứng giám và phù hộ của thần linh vì sự trung thực, thành tâm của họ. Vì vậy, những nghi lễ, tín ngưỡng trong lễ hội đã giúp con người thoả mãn nhu cầu về đời sống tâm linh.

Trong xã hội hiện đại, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và công nghệ thông tin, đời sống vật chất có thể đầy đủ, đời sống tinh thần cũng có thể được nâng lên do hệ thống thông tin, các hoạt động vui chơi, giải trí, phim ảnh, thể thao, nghỉ dưỡng… Tuy nhiên, các hoạt động trên vẫn không thể tạo ra sức mạnh cộng đồng, sự “cộng cảm”, "cộng mệnh’’; không thể có “thời điểm mạnh”, "không gian thiêng” như ở hoạt động lễ hội. Chỉ khi nào trở về với văn hoá dân tộc, lễ hội cổ truyền, con người hiện đại mới được tắm mình trong dòng nước mát đầu nguồn của văn hoá dân tộc, tận hưởng những giây phút thiêng liêng, ngưỡng vọng những biểu tượng siêu việt cao cả chân- thiện - mỹ, được sống những giờ phút giao cảm hồ hởi đầy tinh thần cộng đồng. “Con người có thể phô bày tất cả những gì tinh tuý đẹp đẽ nhất của bản thân qua các cuộc thi tài, qua các hình thức trình diễn nghệ thuật, cách thức ăn mặc lộng lẫy đẹp đẽ khác hẳn ngày thường… tất cả đó là trạng thái thăng hoa từ cuộc sống hiện thực, vượt lên trên đời sống hiện thực. Nói cách khác, lễ hội đã thuộc về phạm trù cái thiêng liêng của đời sống tâm linh, đối lập và cân bằng với cái trần tục của đời sống hiện thực’’ [72, tr.8].

Đối với người dân Việt Nam, lễ hội là một trong những loại hình văn hoá lâu đời nhất, lễ hội có sức lôi cuốn, hấp dẫn và trở thành nhu cầu, khát vọng của người dân cần

được đáp ứng, thoả nguyện qua mọi thời đại "Thông qua những hình thức biểu hiện của mình, lễ hội không phải là mê tín dị đoan mà là cách ứng xử thông minh, khôn ngoan của con người đối với sức mạnh vô hình hay hữu hình mà họ chưa nhận thức được. Lễ hội trở thành một hiện tượng văn hoá tổng hợp làm thoả mãn nhu cầu văn hoá tâm linh và tâm lý vật chất của con người. Bản chất của lễ hội là sự tổng hợp và khái quát cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong xã hội ở từng giai đoạn lịch sử ”[62, tr.89].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở phú thọ hiện nay pdf (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)