Sự cần thiết hoàn thiện công tác đào tạo CNKT tại Công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại Công ty cổ phần Lilama Hà Nội (Trang 66 - 70)

III. Thực trạng công tác đào tạo CNKTcủa công ty

5.Sự cần thiết hoàn thiện công tác đào tạo CNKT tại Công ty cổ phần

đạt được những kết quả đáng kể, tạo ra giá trị sản xuất kinh doanh lớn, khẳng định vị trí đứng đầu trong tập đoàn Lilama Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế đòi hỏi lãnh đạo Công ty quan tâm hơn nữa

5. Sự cần thiết hoàn thiện công tác đào tạo CNKT tại Công ty cổ phầnLilama Hà Nội Lilama Hà Nội

Công ty cổ phần Lilama Hà nội vinh dự và tự hào đứng trong hàng ngũ của Tổng công ty lắp máy Việt Nam đang trên bước đường khẳng định thương hiệu, phấn đấu trở thành tập đoàn công nghiệp mạnh của cả nước. Mấy năm gần đây Công ty đã tập trung chiều sâu cả về con người và thiết bị chế tạo, lắp đặt, nâng cao khả năng cạnh tranh, chủ động hội nhập kinh tế

quốc tế. Từ một đơn vị chuyên ngành lắp máy đơn thuần, Công ty cổ phần Lilama Hà Nội đã mạnh dạn và tiên phong vươn sang lĩnh vực chế tạo cơ khí cho các dự án công nghiệp lớn và là một trong những đơn vị thành viên làm tổng thầu EPC (nhà thầu cả gói gồm thiết kế, mua sắm, chế tạo, xây lắp, thí nghiệm và chạy thử). Để thực hiện thành công nhiệm vụ được giao, đặc biệt trong những công trình có công nghệ và kỹ thuật hiện đại, chủ yếu là máy móc thì cần thiết phải có một đội ngũ công nhân lành nghề, thành thạo công việc, tạo ra hàng chục mối hàn chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Mặt khác, Công ty vừa đưa vào hoạt động Nhà máy sản xuất tấm thép mạ kẽm, sơn mạ màu với công suất lớn, sử dụng máy móc nhập khẩu. Vấn đề đặt ra là phải tận dụng lực lượng CNKT hiện có, thực hiện nâng cao tay nghề, bồi dưỡng kiến thức, tăng năng suất lao động để sản xuất ra những lô hàng có giá trị, đạt chất lượng tốt. Do vậy công tác đào tạo CNKT cần phải được quan tâm đúng mực

Qua phân tích trên có thể nhận thấy rằng Công ty cổ phần Lilama Hà Nội có một đội ngũ CNKT đông đảo, tay nghề vững, có ý thức học hỏi và nâng cao tay nghề.

Công tác tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo khá tốt, toàn Tổng công ty có một quy trình đào tạo thống nhất, tương đối hoàn chỉnh

Phương pháp đào tạo phù hợp với ngành nghề cũng như nhu cầu công nhân, được sự ủng hộ tham gia nhiệt tình của đội ngũ công nhân

Tai nạn lao động trong năm hầu như không xảy ra, nếu có chỉ là những va chạm nhỏ không gây thiệt hại lớn về người và của.

Bên cạnh đó còn một số tồn tại trong công tác đào tạo CNKT sau:

- Quy mô đào tạo còn khá nhỏ, nhiều công nhân vẫn chưa nhận thấy tầm quan trọng của đào tạo nên từ chối tham gia khóa đào tạo

- Trong việc xác định nhu cầu đào tạo chưa thực hiện được công tác đánh giá thực hiện công việc của công nhân, không kết hợp phân tích tổ chức, phân tích tác nghiệp và phân tích công nhân

- Đánh giá kết quả đào tạo mang tính hình thức không có tiêu thức đánh giá cụ thể, vì vậy chưa đánh giá hiệu quả đào tạo một cách chính xác. Trước và sau mỗi khoá đào tạo không sử dụng các chỉ tiêu như thời gian thu hồi chi phí đào tạo, tính giá trị hiện tại thuần mà cuối năm cán bộ phòng tổ chức chỉ tính giá trị tổng sản lượng tăng lên

- Việc xây dựng kế hoạch hoá công tác đào tạo chưa thực sự chặt chẽ cụ thể, chỉ khi Công ty nhận được đơn đặt hàng mới có kế hoạch đào tạo, kế hoạch không có tính dài hạn

- Công nhân gia công được đào tạo từ cuối năm 2004 nhưng đến cuối năm 2005 Nhà máy mạ kẽm, mạ màu mới đi vào hoạt động nên số công nhân này chưa được sử dụng nên phải nghỉ không lương hoặc một số đi theo các công trình nhưng chỉ là công nhân phụ, do vậy ảnh hưởng kiến thức được đào tạo, thời gian thu hồi chi phí đào tạo kéo dài nghĩa là chưa đạt hiệu quả cao

- Đối tượng đào tạo không đồng đều, có người tham gia từ 2 – 3 khóa đào tạo trong khi các bộ phận khác chưa từng tham gia một khóa đào tạo nào

Nguyên nhân của những hạn chế là do:

- Nguồn vốn đầu tư mở rộng quy mô nhà xưởng, lớp học còn hạn chế, đôi khi chưa có sự quan tâm đúng mực

- Công tác nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ đào tạo chưa được chú ý - Số lượng trang thiết bị chưa đủ đáp ứng nhu cầu học tập, giáo trình sử dụng được xây dựng trên tiêu chuẩn cấp bậc nên không còn phù hợp với công nghệ tiên tiến

- Việc đào tạo vẫn phải tập trung vào giải quyết lượng thiếu hụt nhân lực mà chưa thể tập trung vào các nhiệm vụ khác, chỉ quan tâm mục tiêu trước mắt mà chưa có kế hoạch dài hạn

- Công ty còn phải đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng nên chi phí và sự quan tâm giành cho công tác đào tạo CNKT không nhiều

- Chưa xây dựng được hệ thống bản phân tích công việc từng bộ phận dẫn đến không xác định được những kỹ năng cần thiết cần đào tạo

- Việc xây dựng mục tiêu đào tạo còn mang tính chung chung không được lượng hoá nên khó đánh giá hiệu quả đào tạo

Mọi sự thành công đều còn những mặt hạn chế, cái quan trọng phải nhìn vào nhược điểm để khắc phục tồn tại, có như vậy mới tạo ra sự phát triển bền vững kịp với kinh tế thị trường. Công ty cổ phần Lilama Hà Nội nên xây dựng cho mình một bộ phận chuyên trách đào tạo để nguồn lực con người thực sự là lợi thế cạnh tranh trên thương trường. Hoàn thiện từng bước trong các chương trình đào tạo để đạt hiệu quả cao

Chương III:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CNKT CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại Công ty cổ phần Lilama Hà Nội (Trang 66 - 70)