Thực hiện kế hoạch đào tạo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại Công ty cổ phần Lilama Hà Nội (Trang 57 - 60)

III. Thực trạng công tác đào tạo CNKTcủa công ty

2. Các phương pháp đào tạo CNKT tại Công ty cổ phần Lilama Hà Nộ

3.5. Thực hiện kế hoạch đào tạo

Các khóa đào tạo được tiến hành ngay sau khi kế hoạch đào tạo được duyệt như khóa đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân hàn năm 2005 khi kế hoạch được duyệt và ra quyết định đào tạo vào ngày 03/01/2005 thì khóa học được bắt đầu từ ngày 05/01/2005 và kết thúc vào cuối tháng 3/2005. Hầu hết các khóa có số học viên tham gia bằng với số học viên có tên trong kế hoạch. Máy móc trang thiết bị phục vụ cho phần thực hành chưa thật đầy đủ, có học viên phải đợi người thực hành trước làm song thao tác mới đến lượt mình

Trưởng phòng tổ chức và trưởng phòng kinh tế kỹ thuật có trách nhiệm giám sát quá trình đào tạo. Công nhân tham gia khoá đào tạo vẫn được hưởng các chế độ như người đang thực hiện sản xuất kinh doanh. Trong quá trình

học tập họ phải tham gia đầy đủ thời gian học và có trách nhiệm báo cáo kết quả của mình trong cả quá trình đào tạo

Công ty có các biện pháp khen thưởng và khuyến khích những người có thành tích, đạt kết quả cao trong học tập, có sáng kiến cải tiến cách thức làm việc giảm chi phí, tiết kiệm nguyên vật liệu. Tạo điều kiện phát huy sáng tạo, hỗ trợ một phần kinh phí khi họ tự trao dồi kiến thức và có các công trình nghiên cứu

Mỗi học viên phải có một bản cam kết đào tạo theo mẫu. Nếu vi phạm học viên sẽ phải bồi thường những chi phí như: học phí, chi phí tài liệu học tập, chi phí hỗ trợ phương tiện lại, chỗ ở trong thời gian đi học, tiền lương, tiền thưởng, chi phí quản lý chung (tính bằng 10% tổng các chi phí trên cộng lại), ngoài ra còn bị kỷ luật, nặng nhất là không cho tiếp tục tham gia đào tạo, trả về phòng Tổ chức để phân công, bố trí lại công việc.

3.6. Đánh giá kết quả đào tạo

Sau mỗi khoá đào tạo các cán bộ quản lý đào tạo tiến hành đánh giá chất lượng đào tạo thông qua kết quả các bài kiểm tra lý thuyết và khả năng sử dụng máy móc dưới sự theo dõi trực tiếp của cán bộ.

Điểm lý thuyết * 1 + điểm thực hành * 2 Điểm tổng kết =

3

Sau đó tiến hành đánh giá và phân loại xuất sắc, khá, trung bình, không đạt yêu cầu

Cán bộ quản lý phối hợp với tổ trưởng các phân xưởng theo dõi quá trình làm việc, khả năng vận dụng kiến thức đã đào tạo vào thực tế, tình hình tăng năng suất lao động… so với trước khi đào tạo và những công nhân không tham gia đào tạo. Tuy nhiên sự đánh giá này chỉ là quan sát mang tính chủ quan, dựa trên kinh nghiệm. Trưởng phòng tổ chức thống kê số liệu cập nhật kết quả đào tạo vào hồ sơ cá nhân

Bảng 7. Kết quả một số khoá đào tạo

Xếp loại Đào tạo công nhân hàn Đào tạo công nhân gia công

Tổng Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%)

95 100 120 100

Xuất sắc 30 31,6 20 16,7

Khá 60 63,2 80 66,6

Trung bình 5 5,2 20 16,7

(Tổng hợp kết quả đào tạo năm 2204, 2005)

Tất cả số công nhân tham gia các khoá đào tạo đều đạt yêu cầu. Phần lớn số học viên đạt loại khá và họ tiếp tục nâng cao tay nghề của mình qua quá trình làm việc. Số học viên đạt loại xuất sắc sẽ được chọn tiếp để bồi dưỡng, có cơ hội tham gia các khoá học nâng cao lên tiếp, bổ nhiệm các chức vụ quản lý (tổ trưởng, quản đốc). Vẫn tồn tại một số nhỏ học viên đạt loại trung bình do khả năng tiếp thu kiến thức, nhất là khoá đào tạo vận hành dây chuyền mạ, ngoại ngữ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả chung của toàn khoá. Tuy nhiên, tất cả công nhân được đào tạo đều được làm việc tại Nhà máy mạ thép, mạ màu và củng cố kiến thức qua học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Công tác đánh giá được tiến hành ngay sau khóa đào tạo thể hiện quá trình đào tạo xuyên suốt nhưng ý kiến đánh giá lại do ý kiến chủ quan và điểm bài kiểm tra nên không được chính xác và chưa phản ánh hết chất lượng đào tạo. Mặt khác, Công ty đã không có chỉ tiêu cụ thể tính hiệu quả đào tạo về chi phí, trang thiết bị, quá trình thực hiện…

Công ty cổ phần Lilama Hà Nội đã áp dụng quy trình đào tạo của Tổng công ty lắp máy Việt Nam, đây là một quy trình tương đối hoàn chỉnh sử dụng cho mọi đối tượng song do là một công ty nhà nước nên hoạt động đào tạo vẫn chưa được quan tâm đúng mức, đôi lúc chỉ mang tính hình thức chưa đem lại hiệu quả cao, gây lãng phí mà nếu sử dụng chi phí đào tạo cho hoạt động khác có thể đem lại kinh tế cao hơn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại Công ty cổ phần Lilama Hà Nội (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w