Kết quả đào tạo CNKT qua một số năm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại Công ty cổ phần Lilama Hà Nội (Trang 60 - 63)

III. Thực trạng công tác đào tạo CNKTcủa công ty

4. Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo CNKT

4.1. Kết quả đào tạo CNKT qua một số năm

Khi tiến hành tuyển dụng người lao động Công ty lựa chọn hầu hết đối tượng đã qua các trường lớp đào tạo từ các trung tâm dạy nghề, trường CNKT, trung cấp, cao đẳng. Công tác nâng cao trình độ cho CNKT luôn được lãnh đạo Công ty chú trọng và bổ sung khi có nhu cầu. Trong quá trình làm việc phụ thuộc vào tình hình sản xuất, kinh doanh và phương hướng phát triển trong tương lai mà Công ty tiến hành đào tạo CNKT để đáp ứng yêu cầu công việc.

Năm 2003 Công ty mở lớp đào tạo tổ trưởng tại công ty cho 25 công nhân có tay nghề thành thạo, có ý thức trách nhiệm, được phát hiện có khả năng quản lý tốt. Những người công nhân này được đào tạo về cách thức để gắn kết mọi người trong tổ của mình, cách tạo phong trào thi đua sản xuất, cách chia lương và chấm công…Người tổ trưởng trở thành người anh cả gương mẫu, chịu trách nhiệm với cấp trên về các vấn đề liên quan đến các tổ viên như nghỉ ốm, đảm bảo thời gian làm việc, quan hệ với các bộ phận khác, đề nghị khen thưởng những người hoàn thành xuất sắc công việc. Ngoài ra Công ty còn tổ chức lớp hàn nâng cao tay nghề cho công nhân tổ hàn. Số người tham gia đào tạo là 62 người, được chia làm ba đợt. Sau khi đào tạo công nhân có tay nghề vững hơn, có điều kiện áp dụng những kiến thức đã học ở các trường dạy nghề trước khi nhận vào Công ty vào thực tế trên thiết bị máy móc của Công ty, từ đó năng suất lao động tăng lên rất nhiều.

Đến năm 2004 do thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh và chuẩn bị đội ngũ CNKT cho Nhà máy sản xuất tấm thép mạ kẽm, sơn mạ màu nên Công ty tiến hành đào tạo công nhân vận hành dây chuyền mạ và dây chuyền sơn với tổng số là 120 người, phần lớn trong số họ đã tốt nghiệp các trường trung cấp và cao đẳng. Khoá học kéo dài trong hơn bốn tháng, trong đó do nhà máy sử dụng các thiết bị ngoại nhập nên hai tháng đầu tập trung đào tạo ngoại ngữ cho công nhân để họ có thể điều khiển và làm chủ dây chuyền sản

xuất, chương trình đào tạo do giáo viên bách khoa giảng dạy. Tiếp tục hai tháng rưỡi đào tạo chuyên môn, vừa dạy lý thuyết, vừa dạy thực hàn. Công ty đã mời giáo viên trường Đại học Bách khoa và các chuyên gia giảng dạy trực tiếp cho công nhân trên dây chuyền sản xuất. Tất cả công nhân tham gia khoá đào tạo đều cảm thấy có hứng thú và tự tin với công việc mình sắp đảm nhận.

Năm 2005, khi đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường, Công ty nhận được rất nhiều hợp đồng có giá trị cao. Là thành viên của Tổng công ty lắp máy Việt Nam, Công ty cổ phần Lilama Hà Nội cũng phải tập trung cả nhân lực và vật lực để chuẩn bị thi công các dự án lớn, có tầm cỡ quốc gia như Trung tâm hội nghị quốc gia, khu công nghiệp Dung Quất, Nhà máy xi măng Thăng long… nên Công ty tiếp tục mở lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân hàn nhằm đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ thi công các công trình. Trong khóa đào tạo đó có 95 công nhân hàn điện và hàn hơi đạt yêu cầu và được cấp chứng chỉ trình độ hàn 3G (hàn thép trắng). Sau đó Công ty tiến hành chọn ra trong đó 25 người xuất sắc để tiếp tục đào tạo lên trình độ 6G (hàn ống thép trắng). Điều đáng mừng là tinh thần học tập của công nhân hàn rất cao, người nào cũng mong muốn mình có cơ hội tham gia khoá đào tạo hàn 6G để nâng cao kỹ năng của mình cũng như tiếp cận với công cụ lao động hiện đại, góp sức mình vào các công trình trên mọi miền đất nước.

Như vậy cho tới nay có khoảng hơn 50% số công nhân đã được tham gia các khóa đào tạo do Công ty tổ chức. Kết quả đào tạo về phía người công nhân thể hiện qua mức độ hài lòng về khóa học, qua phỏng vấn trực tiếp công nhân với câu hỏi: “Xin cho biết mức độ hài lòng chung của anh (chị) về khoá đào tạo”, kết quả thu được như sau:

Bảng 8. Đánh giá của CNKT về khóa đào tạo

Loại công nhân Không hài lòng Bình thường Rất hài lòng

Công nhân hàn 12,5% 43,75% 43,75%

Khoá đào tạo vận hành dây chuyền mạ và dây chuyền sơn được công nhân bộ phận gia công đánh giá rất cao, 90% ý kiến cho rằng rất hài lòng, còn lại có ý kiến bình thường, chứng tỏ công tác đào tạo được sự ủng hộ đồng tình của những người đã tham gia đào tạo. Kết quả đạt được đó do cả lãnh đạo Công ty và học viên đều có ý thức tham gia một cách nghiêm túc. Khoá đào tạo thực hiện ở Trường kỹ thuật công nghệ Lilama 1, chương trình đào tạo được xây dựng bài bản phù hợp với phương pháp đào tạo, kiến thức lý thuyết được kết hợp học với thực hành nên học viên không bỡ ngỡ với thực tế. Giáo viên là những người có kinh nghiệm giảng dạy, thuận lợi rất nhiều trong việc truyền đạt kiến thức cho học viên.

Trong khoá đào tạo công nhân hàn, vẫn còn 12,5% có ý kiến không hài lòng. Qua phỏng vấn, những người này cho biết nguyên nhân không hài lòng do khóa đào tạo chưa được sự quan tâm của lãnh đạo công ty về chỗ ở và các chế độ khuyến khích, sau khoá đào tạo một bộ phận công nhân hàn vẫn chưa được tham gia vào các công trình có ứng dụng kiến thức mới. Giáo viên không có giáo án cụ thể nên kiến thức thiếu tính hệ thống, đôi khi còn lạc hậu. Mặt khác, khoá đào tạo diễn ra vào thời kỳ tết nguyên đán nên tinh thần học tập của công nhân không cao (vì phần lớn số công nhân ở các tỉnh lẻ), nên bị gián đoạn mặc dù toàn khoá chỉ kéo dài từ 2 – 3 tháng.

Kết quả đạt được ở trên là do sự quan tâm của lãnh đạo công ty cũng như bộ phận phụ trách đào tạo của Tổng công ty lắp máy Việt Nam. Số công nhân được đào tạo đã có mặt ở các nhà máy, xí nghiệp của công ty cũng như ở các công trường trên mọi miền đất nước, góp phần khẳng định uy tín công ty trên thị trường lắp máy và thu về nhiều dự án lớn có quy mô mang tầm cỡ quốc gia, các công trình có vốn đầu tư nước ngoài

Qua phân tích tổng hợp có bảng năng suất lao động bình quân qua một số năm như sau:

Bảng 9. Tình hình năng suất lao động qua các năm Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năng suất lao động (trđ/người) 157.9 302.3 274.43 340.81

Tốc độ tăng (%) 9.1 91.5 9.2 24.2

Như vậy năng suất lao động bình quân của Công ty liên tục tăng qua các năm, một phần do Công ty thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh, song một mặt chứng tỏ chất lượng lao động của Công ty không ngừng được nâng cao. Năm 2004 năng suất giảm do giá trị sản lượng công ty giảm sút do tập trung xây dựng Nhà máy sản xuất thép, đồng thời số lao động cũng tăng lên. Năm 2005 khi mà nhà máy vẫn đang xây dựng, số lao động giảm không đáng kể thì tốc độ tăng năng suất đạt 24.2% , để đạt được kết quả đó công tác ảnh hưởng đến rất nhiều, công nhân qua các khóa đã vận dụng kiến thức vào quá trình sản xuất tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm chất lượng đảm bảo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại Công ty cổ phần Lilama Hà Nội (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w