Tình hình sử dụng CNKT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại Công ty cổ phần Lilama Hà Nội (Trang 41 - 46)

II. Những đặc điểm của Công ty cổ phần Lilama Hà Nội ảnh hưởng tớ

2.2.Tình hình sử dụng CNKT

2. Đặc điểm nguồn nhân lực và tình hình sử dụng CNKT

2.2.Tình hình sử dụng CNKT

Bảng 4. BẢNG SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG CNKT

THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA HÀ NỘI QUẢN LÝ NĂM 2005 Công nhân kỹ thuật Tổng số Tỷ lệ

Trong đó Bậc

thợ bình quân Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7

I. Công nhân xây dựng 15 2,8% 3 5 4 3 4,5

Mộc 1 1

Nề, bê tông 12 3 5 3 1

Sơn 2 2

II. Công nhân cơ giới 41 7,7% 6 4 18 5 3 5 3,1

Cần trục, ô tô, cẩu xích, cẩu lốp 16 5 5 3 3

Lái xe ô tô (xe tải, xe con) 20 6 4 10

Vận hành máy nổ 5 3 2

III. Công nhân lắp máy 216 40,4% 20 97 45 30 23 1 3,7

Lắp máy thiết bị đường ống 43 5 17 9 6 6

Lắp đặt thiết bị điện 88 8 42 16 11 10 1

Lắp đặt cơ khí (Lắp máy) 61 7 28 12 7 7

Cẩu chuyển 14 8 6

IV. Công nhân cơ khí 259 48,5% 36 109 72 33 9 3,5

Hàn điện, hàn hơi 161 22 57 54 24 4

Gò 5 2 3

Tiện 9 5 2 2

Nguội 6 4 2

Gia công kết cấu thép 33 5 25 3

Sửa chữa cơ khí 35 4 19 3 4 5

V. Công nhân khảo sát 3 0,6% 1 2 3,7

Trắc đạc 3 1 2

Tổng cộng 534 100% 6 60 228 129 70 40 1 3,6

nhiệm sản xuất, thi công, lắp đặt các thiết bị, trong đó chủ yếu là nam làm việc ở các phân xưởng, công trường với những ngành nghề phong phú và đặc thù, thực hiện chuyên môn hoá sâu. Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty là lắp máy nên số công nhân lắp máy và công nhân cơ khí chiếm phần lớn (88,9%) và là lực lượng chính tạo ra giá trị sản lượng cho Công ty. Hàng năm Công ty luôn có nhu cầu đào tạo và tuyển dụng để không ngừng nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ công nhân này. Công nhân cơ khí gồm có công nhân hàn, gò, đúc, phay, bào, gia công…song do tính chất công việc khi lắp đặt các thiết bị hầu như chỉ sử dụng công nhân lắp máy và công nhân hàn để kết nối các chi tiết với nhau nên công nhân hàn với số lượng lớn (30,1%) luôn được Công ty chú trọng hơn cả và là đối tượng đào tạo hàng năm. Ngoài ra, còn một bộ phận nhỏ công nhân khảo sát, công nhân siêu âm, công nhân in tuy không tạo ra sản phẩm chính nhưng cũng góp phần không nhỏ trong thành công của Công ty cổ phần Lilama Hà Nội

Nhận thấy trong số 534 công nhân thì số công nhân bậc 3 và bậc 4 chiếm già nửa (42,7% và 24,2%) so với năm sinh từ 1975 đến 1987 thì chứng tỏ chất lượng công nhân của công ty tương đối cao, họ có sức khoẻ, chưa mấy vướng bận chuyện gia đình nên có thể làm việc ở các công trình trên mọi miền đất nước. CNKT bậc 1, 2 thường là những người mới vào làm việc tại công ty từ 1 – 2 năm (12,3%) chủ yếu là công nhân cơ khí và công nhân lắp máy, những người này có nhiệm vụ phục vụ công nhân chính trong quá trình làm việc và những công nhân chính có trách nhiệm hướng dẫn công nhân phụ để họ dần nâng cao tay nghề. Công ty cần thường xuyên tổ chức hội thi nâng bậc hàng năm để vừa kiểm tra tay nghề, vừa xác định chính xác nhu cầu, vừa tạo động lực phấn đấu cho công nhân

Công nhân bậc 3 trở lên bao gồm tất cả các nghề cơ giới, lắp máy, cơ khí, khảo sát đã từng làm việc từ 2 – 3 năm, có tay nghề tương đối thành thạo và ổn định, có nhiều người đã là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Công

nhân bậc 7 có một người ở bộ phận lắp đặt thiết bị điện có kinh nghiệm làm việc lâu năm và kỹ năng xử lý tốt các tình huống đột xuất xảy ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về bậc thợ cơ cấu theo ngành nghề, ta thấy công nhân xây dựng có bậc thợ bình quân cao nhất (4,5), sau đó đến công nhân lắp máy (3,7). Bộ phận này chủ yếu làm việc ở các công trường đòi hỏi có kinh nghiệm làm việc, tay nghề thành thạo, đảm bảo chất lượng các công trình, có kiến thức nhất định về chuyên môn và thẩm mỹ, làm việc khoa học . Do đối tượng lao động của họ là những thiết bị có khối lượng lớn, mọi sai lầm dù nhỏ cũng dễ phát hiện và ảnh hưởng đến cả công trình nên hầu hết khi được nhận vào làm họ đều đạt được yêu cầu của công việc. Thêm vào đó do tính chất ngành nghề ít thay đổi, thực hiện chuyên sâu, là nghề cơ bản cùng với thực tế kế hoạch sản xuất kinh doanh nên Công ty không có nhu cầu đào tạo công nhân thuộc các ngành nghề này

Trong khi đó công nhân cơ khí với số lượng lớn, chiếm gần nửa số CNKT của công ty, bậc thợ bình quân là 3,5, phần đông sinh năm 1980 trở lại đây. Tuổi đời trẻ, có sức khoẻ, có khả năng phát triển là một trong những thuận lợi mà lãnh đạo công ty chọn là đối tượng để đào tạo bồi dưỡng, từ đó nâng dần chất lượng công nhân, tạo điều kiện thi nâng bậc, đây là một trong những lý do để tăng lương, tăng cơ hội thăng tiến và phát triển. Song công tác này phải được thực hiện nghiêm túc, tránh mắc bệnh hình thức lấy thành tích. Trong số đó công nhân bậc 2 và bậc 3 có nhu cầu đào tạo rất lớn mà công ty mới chỉ đáp ứng được một phần. Yêu cầu đặt ra phải coi đào tạo là một động lực kích thích người lao động - những đối tượng mà tâm lý làm việc chưa thực sự ổn định và đào tạo chính là hoạt động tạo ra và duy trì nguồn nhân lực chất lượng cao.

Nhìn chung đội ngũ công nhân hiện tại của Công ty đã đáp ứng được yêu cầu về sản xuất kinh doanh. Trong thời gian tới Công ty đặt mục tiêu tiếp tục khẳng định vị trí của mình trong thị trường lắp máy và cung cấp các sản phẩm thép mạ kẽm, mạ màu tới mọi công trình trong và ngoài nước do vậy lãnh đạo

công ty cần phải quan tâm thường xuyên nâng cao trình độ lành nghề cho công nhân để họ có thể đáp ứng tốt yêu cầu, khối lượng công việc đặt ra cũng như chú trọng công tác tuyển dụng và đào tạo mới CNKT

Căn cứ vào định mức khối lượng sản phẩm chủ yếu Công ty đã xác định được nhu cầu sử dụng CNKT trong năm tới như sau:

Bảng 5. BẢNG TÍNH NHÂN CÔNG THEO ĐỊNH MỨC KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM NĂM 2006

STT Nội dung công việc

Đơn vị tính Khối lượng Định mức nhân công Tổng số công theo định mức (công) Tổng số người theo định mức (người) 1 Lắp đặt thiết bị các loại tấn 3900 12.5 C/T 487500 169.2 2 Lắp kết cấu thép các loại tấn 4800 10.5 C/T 50400 175 3 Gia công KCT các loại tấn 3200 23.5 C/T 75200 261 4 Kéo dây điện và phụ tùng các

loại m 134000 0.1 C/m 13400 46.5

5 Lắp ống và phụ tùng các loại m 26000 0.15 C/m 3900 13.5

6 Đào đất các loại m3

11600 0.6 C/m 3960 24.1 7 Sơn kết cấu thép các loại m2

54000 0.125 C/m2 6750 23.4

8 Đổ bê tông các loại m3

3100 1.2 C/m3 3720 12.9

9 Xây các loại m3

1700 3.5 C/m3 5950 20.6

10 Lợp tôn các loại m2

35000 0.064 C/m2 2240 7.7 11 Bảo ôn đường ống và thiết bị m2

5200 0.9 C/m2 4680 16.2

Tổng cộng 770.1

(Bản kế hoạch quỹ tiền lương và đơn giá tiền lương năm 2006)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy trong quá trình đóng góp tạo ra sản phẩm chủ yếu thì công nhân lắp máy và công nhân cơ khí vẫn là bộ phận công nhân chính, phụ trách công việc chính trong lắp đặt và xây dựng và đương nhiên lượng công nhân thuộc hai bộ phận này vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số CNKT toàn Công ty. Do ngày càng nhận được nhiều đơn đặt

hàng về lắp đặt các công trình đặc biệt các công trình có quy mô lớn, mang tầm cỡ quốc gia và đưa vào sử dụng Nhà máy sản xuất thép mạ kẽm, mạ màu, với khối lượng công việc ngày càng tăng như vậy đòi hỏi về số lượng và chất lượng công nhân phải thường xuyên được bổ sung thông qua các hoạt động tuyển dụng và đào tạo lại, đào tạo nâng cao nhằm tăng năng suất lao động bình quân. Vì vậy đòi hỏi lãnh đạo Công ty phải quan tâm hơn nữa đến hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không những đáp ứng mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh của Công ty trên thị trường

Công nhân gia công tiếp tục tăng về số lượng từ 120 người lên 261 người để vận hành dây chuyền mạ và sơn và hoàn toàn là sử dụng thiết bị mới ngoại nhập nên công tác đào tạo công nhân cho bộ phận này tiếp tục được đặt ra và rút kinh nghiệm từ khóa đào tạo trước từ khâu tuyển chọn đối tượng đào tạo, dự tính chi phí đến quá trình thực hiện, đánh giá hiệu quả

Với không khí thi đua là một trong những thành viên của tập đoàn Lilama Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới có phương thức hoạt động là tổng thầu trọn gói bao gồm từ thiết kế đến xây dựng và chạy thử, nhiệm vụ đặt lên đôi vai những người thợ Lilama không chỉ là lắp máy mà còn xây dựng, do vậy nhu cầu về CNKT năm tới Công ty tăng cường cả công nhân xây dựng lên tới hơn 40 người. Trình độ công nhân xây dựng tương đối cao với bậc thợ bình quân là 4,5 mà khi mới được tuyển dụng người lao động chưa chắc có được bậc thợ như vậy mà còn phải qua đào tạo các khóa nâng cao bậc thợ và tổ chức thi nâng bậc để đap ứng yêu cầu công việc. Đây là một hoạt động Công ty cần chú trọng trong chiến lược phát triển của mình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại Công ty cổ phần Lilama Hà Nội (Trang 41 - 46)