- Kết quả cho vay giai đoạn 1997 – 2005:
3.3.4. Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực và hoàn thiện bộ máy tổ chức
- Hoạt động của tín dụng ngân hàng nhất là tín dụng đối với kinh tế nông hộ thường đầu tư cho các đối tượng trồng trọt, chăn nuôi và chế biến các sản phẩm và các ngành dịch vụ để phát triển nông nghiệp khác như: dịch vụ kỹ thuật cây trồng, con vật nuôi, dịch vụ cung cấp nước, dịch vụ cơ khí nông thôn, giao thông vân tải, thông tin liên lạc, tài chính tín dụng, y tế và các ngành dịch vụ khác:
+ Về dịch vụ cây trồng, con vật nuôi: đầu tư xây dựng nâng cấp hỗ trợ phát triển các cơ sở, các hộ sản xuất giống cây, con và kỹ thuật chăm sóc…
` + Đối với dịch vụ thủy lợi cấp nước: Đầu tư xây dựng quản lý, khai thỏc cỏc cụng trỡnh tưới tiêu nước, thủy lợi nội đồng, mua sắm máy móc phục vụ tưới tiêu để phục vụ cho sản xuất.
+ Dịch vụ cơ khí trong nông nghiệp: sản xuất, sửa chữa các công cụ chăm sóc cây, con và trong thu hoạch và bảo quản, chế biến nông sản… và hướng đến cơ giới hóa rộng trong nông nghiệp…
Những hoạt động trên của quá trỡnh sản xuất trong nụng nghiệp nhất là trong hộ sản xuất đều có sự tác động trực tiếp của hoạt động tín dụng ngân hàng do đó trong công tác đào tạo nguồn nhân lực không chỉ đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ tín dụng mà cần kết hợp đào tạo chuyên môn hóa nghiệp vụ tín dụng và các nghiệp vụ mà đối tượng tín dụng tác động làm cho tín dụng ngân hàng thâm nhập sâu vào các yếu tố đầu tư định lượng và mặt định tính. Con người là yếu tố quyết định của mọi thành công, chất lượng của đội ngũ cán bộ nói chung và tín dụng nói riêng là một trong những yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả của hoạt động ngân hàng trong đó co công tác tín dụng. Yêu cầu các nguồn nhân lực cho sự nghiệp đổi mới hoạt động ngân hàng là xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức vững vàng về mặt nghiệp vụ nhất là nghiệp vụ tín dụng, am hiểu về luật pháp, cơ chế, chính sách của Nhà nước, am hiểu những kiến thức kinh doanh trong cơ chế thị trường, có phẩm chất đạo đức tốt, yêu ngành, yêu nghề, ngoài ra cũn phải biết một số nghiệp vụ của cỏc ngành kinh tế kỹ thuật khỏc, điều đó sẽ thuận lợi cho công tác cho vay của ngân hàng, làm cho vốn tín dụng đầu tư đúng mục đích và hiệu quả cao.
- Đối với việc hoàn thiện bộ máy Nhà nước đó cú nhiều đổi mới về tổ chức bộ máy trong đó có NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Quảng Nam nói riêng theo tinh thần đề án cơ cấu lại ngân hàng. Tuy nhiên, tốc độ đổi mới diễn ra cũn khỏ chậm và chưa thực sự tạo được bước đột phá đáng kể. Do đó, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện bộ máy tổ chức là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trỡnh tỏi cơ cấu ngân hàng thương mại Nhà nước trong thời gian tới.
Một yêu cầu quan trọng của việc hoàn thiện bộ máy tổ chức của ngân hàng thương mại Nhà nước là làm rừ mối quan hệ giữa cơ quan quản lý và cơ quan điều hành theo
hướng nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý của của hội đồng quản trị, đặc biệt là trong hoạch định chiến lược quản lý rủi ro, đồng thời nâng cao hiệu quả điều hành của giám đốc và các thành viên trong ban điều hành, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT an toàn, hiệu quả và đúng hướng.
Để đạt được yêu cầu này, việc cơ cấu lại và hoàn thiện bộ máy tổ chức ngân hàng sẽ phải thực hiện theo hướng chuyên môn hóa các nghiệp vụ như: nghiệp vụ thẩm định, nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ kế toán – ngân quỹ, nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế, nghiệp vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền và nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán…
Cùng với việc hoàn thiện mụ hỡnh bộ mỏy tổ chức trờn, trong lĩnh vực tớn dụng cần tổ chức theo hướng chuyên nghiệp và một đầu mối giao dịch với khách hàng, tách bạch các khâu thẩm định, quyết định cho vay, quản lý tớn dụng, xử lý tớn dụng, xử lý nợ trỏnh chồng chộo trong công việc giữa các bộ phận và tăng cường sự giám sát lẫn nhau để hạn chế rủi ro. Trên cơ sở đó, tiến hành tiêu chuẩn hoá quy trỡnh nghiệp vụ, ứng dụng cú hiệu quả những phần mềm phục vụ cho cụng tỏc thẩm định và quản lý tín dụng được tốt hơn và hiệu quả hơn.