phần xã hội hoá công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước
Mục tiêu quan trọng của việc tuyên truyền là nâng cao nhận thức của toàn xó hội về vấn đề nhân tài qua đó góp phần xây dựng văn hoá trọng người tài trong xó hội để người tài được phát huy và cống hiến tài năng cho đất nước. Tuy nhiên, công việc tuyên truyền rộng rói trong nhân dân không phải công việc của chỉ riêng báo chí. Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền rất cần sự vào cuộc của cả hệ thống báo chí kết hợp với các cấp, các ngành từ trung ương tới địa phương để xó hội hoá công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức của các địa phương, doanh nghiệp về về vị trớ, vai trũ của công tác tuyên truyền về nhân tài và sử dụng nhân tài.
- Các cấp từ trung ương tới địa phương cần thường xuyên định hướng và cung cấp thông tin cho báo chí về những hiện tượng mới nảy sinh, khi cũn là đơn lẻ; có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan báo chí trong việc giới thiệu các nhân tố mới, các tài năng trên các lĩnh vực. Có thể coi đây là động lực nuôi dưỡng, thúc đẩy các nhân tài phát triển về chất, tạo nên phong trào thi đua ở mỗi ngành, đơn vị, địa phương, cả với cá nhân điển hỡnh, nhõn tố mới, người tài.
- Các địa phương, doanh nghiệp cần tạo điều kiện để các nhà báo tiếp cận nhiều hơn nữa thực tiễn sôi động trong hoạt động kinh tế, văn hoá, những vấn đề mang tính thời đại, để họ có chất liệu tươi mới phản ánh kịp thời trên báo chí hoặc tập trung tuyên truyền.
Thứ hai, việc đổi mới và nâng cao chất lượng tuyên truyền về nhân tài trước hết phải tổng kết từ cơ sở và mỗi cơ sở phải chủ động trong tuyên truyền về các cá nhân này…
Hiện nay, cú tỡnh trạng nhiều đơn vị cơ sở ngại tuyên truyền các cá nhân có tài năng, nhân tố mới, điển hỡnh tiờn tiến. Người đứng đầu cơ quan rất ngại khen chê, ngại nói đến những cá nhân xuất sắc, thậm chí cũn khụng chớnh thức cụng nhận họ ở cơ quan
mỡnh vỡ sợ núi ra gõy mất đoàn kết, sợ không chính xác do không có cơ quan theo dừi, kiểm tra thường xuyên. Đây là dấu hiệu cho thấy chúng ta ít quan tâm đến công tác cổ vũ, động viên, khích lệ, khen thưởng và công nhận một cách công bằng người tài trong từ cơ quan, đơn vị nên không đánh giá họ một cách chuẩn xác và có sức thuyết phục. Thậm chí bản thân những người giỏi, có tài cũng không muốn xuất đầu lộ diện nhiều trên báo chí bởi nếu báo chí khi tuyên truyền có những vấn đề cũn phiến diện hoặc chưa thật sự chính xác sẽ gây ra nhiều rắc rối trong cuộc sống và công tác cho bản thân những người được lên báo đài (thực tế những trường hợp như thế đó xảy ra không ít!). Chính vỡ vậy, để thay đổi được nếp nghĩ của cả những người đứng đầu trong các cơ quan, doanh nghiệp không phải là vấn đề đơn giản. Nhà báo và rộng hơn là xó hội phải làm sao cho họ hiểu được tác dụng của việc tuyên truyền… Điều quan trọng là các cơ quan thông tin đại chúng phải giúp cán bộ có nhận thức và cảm quan mới, cách nhỡn mới thật sự đúng đắn và công bằng về nhân tài đất nước trong thời kỳ đổi mới, từ đó tỡm tũi phương thức tuyên truyền hấp dẫn, thuyết phục.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trong hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền trên báo chí về vấn đề nhân tài và sử dụng nhân tài ở nước ta hiện nay, có thể thấy một số giải pháp quan trọng nhất, đó là:
- Nhấn mạnh và quán triệt tầm quan trọng của việc tuyên truyền về vấn đề này cho lónh đạo của tất cả các cơ quan báo chí trong hệ thống báo chí nước ta.
- Thay đổi tư duy của các nhà báo trong cách nhỡn nhận, đánh giá một cách đúng đắn, khách quan hơn về nhân tài trong thời đại mới.
- Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về mọi mặt (lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xó hội, chủ trương, chính sách về đào tạo nhân tài của Đảng và Nhà nước ta) cho các phóng viên. Xây dựng đội ngũ phóng viên chuyờn theo dừi về mảng đề tài này.
- Đổi mới nội dung tuyên truyền, tập trung vào tuyên truyền các nhân tố mới, người tài trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
- Đổi mới hỡnh thức tuyờn truyền tập trung vào xõy dựng cỏc chuyờn mục thường xuyên, có tính ổn định trên các báo. Biện pháp hiệu quả là xây dựng các diễn đàn về vấn đề nhân tài và sử dụng nhân tài để lấy ý kiến đóng góp của bạn đọc rộng rói.
- Tổ chức các cuộc thi viết về đề tài này trên các báo.
- Tổ chức, huy động hệ thống báo chí và đóng góp của toàn dân, góp phần xã hội hoá công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước...
Thực hiện đồng bộ và có kết quả các giải pháp trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền về vấn đề nhân tài và sử dụng nhân tài ở nước ta hiện nay.
Kết luận
Nói đến tài năng con người là nói đến một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đến sự phát triển của cộng đồng, đến tính chất của chính thể xó hội, đến tương lai của đất nước. Nói đến tài năng con người là nói đến một vấn đề có nội hàm rộng lớn, có lý lẽ và thực tiễn nhiều mặt, khỏ phức tạp mà sự nhỡn nhận nú chưa hẳn dễ dàng thống nhất. Quan niệm đó vậy nhưng để sử dụng được nhân tài cũn khú khăn gấp bội. Thời đại ngày nay, công cuộc xây dựng đất nước hiện nay cần người tài hơn bao giờ hết. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta khát khao người tài song lại đang để lóng phớ một lực lượng chất xám to lớn do không biết kế sách để giữ chân họ. Không có một lực lượng những con người tài năng làm rường cột cho quốc gia, nguy cơ tụt hậu xa hơn với thế giới sẽ ngày càng gần lại. Chúng ta phải làm gỡ để tạo ra nhân tài và níu kéo họ ở lại. Đây sẽ cũn là một vấn đề vô cùng khó khăn, phức tạp và đụng chạm đến hàng loạt những nếp nghĩ, những cơ chế, những chính sách. Nhưng chúng ta không thể không làm. Và sự thật là chúng ta đang làm điều đó với những kết quả bước đầu không khỏi làm chúng ta ngạc nhiên với những kết quả nó mang lại. Đó là cơ sở để đất nước tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách đói ngộ người tài trong những năm tới.
Khi vấn đề này đó trở thành một trong những tõm điểm của dũng thời sự, chắc chắn báo chí không thể đứng ngoài cuộc. Báo chí ngày càng cần thiết hơn, khẳng định vai trũ và vị trớ tiờn phong trong tuyờn truyền về vấn đề nhân tài và phát huy nhân tài đất nước trong giai đoạn hiện nay và về sau này.
Sự vào cuộc của toàn binh chủng báo chí với nhiệm vụ tuyên truyền này là cơ sở thực tiễn vô cùng phong phú để rút ra những vấn đề lý luận hết sức cú ý nghĩa trong việc nghiên cứu về báo chí với nhiệm vụ tuyên truyền về vấn đề nhân tài và phát huy nhân tài đất nước. í nghĩa cú việc nghiên cứu này sẽ không dừng lại ở việc nâng cao hiệu quả tuyờn truyền mà nú cũn đóng góp được một phần nhỏ bé vào chính sách, chế độ đói ngộ, trọng dụng nhõn tài của Đảng, Nhà nước, góp phần nâng cao nhận thức của người dân đối với người tài trong thời đại mới.
Hơn 100 trang luận văn đó trỡnh bày đầy đủ các khái niệm về người tài, đặc trưng của nhân tài, nêu lên được vai trũ của họ trong cụng cuộc xõy dựng đất nước hiện nay. Luận văn cũng tỡm hiểu về cỏc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề nhân tài và nhất là khẳng định vai trũ rất quan trọng - là kênh truyền thông số 1 - trong việc tuyên truyền để phát huy và khơi dậy nguồn chất xám cho sự nghiệp chấn hưng đất nước. Trên cơ sở khảo sát trên 1000 số báo của 3 tờ báo là: Thanh niên, Tuổi trẻ và Vietnamnet luận văn đó cho thấy một số vấn đề nổi lên trong thực trạng của báo chí tuyên truyền về vấn đề nhân tài và sử dụng nhân tài hiện nay. Có thể khái quát một số vấn đề cơ bản như sau:
- Đó là việc đổi mới tư duy của báo chí trong việc nhỡn nhận, đánh giá một cách khách quan hơn về nhân tài, về vai trũ và vị trớ của nhõn tài trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Cách nhỡn đó rộng mở hơn, thoáng đóng hơn, công bằng hơn giữa vấn đề bằng cấp và thực tài, giữa tài và tật, giữa thực danh và hư danh...
- Báo chí đó cú thành cụng nhất định trong việc đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong cách đào tạo, sử dụng người tài trong xó hội ta hiện nay.
- Báo chí đó khẳng định là kênh truyền thông quan trọng nhất trong việc cổ vũ, động viên, khơi dậy phong trào học tập trong xó hội, dần tạo lập một nột văn hóa trọng người tài trong xó hội ta.
- Tuy nhiên, báo chí cũng bộc lộ một số hạn chế trong tuyên truyền về vấn đề này. Đó cũng nằm ở quan điểm chưa coi trọng vấn đề này, chưa có nhiều tác phẩm chống tiêu cực mạnh mẽ, chưa có sự đổi mới về nội dung, hỡnh thức thể hiện. Hạn chế nhất là sự thiếu cõn nhắc, cú khi tuyờn truyền thỏi quỏ, chưa đúng sự thật về nhân tài, khiến cho nhân vật gặp rất nhiều những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống và công tác. Hiện tượng a dua, chưa cân nhắc, điều tra kỹ càng về nhân vật khiến nhiều báo mắc sai sót, nhầm lẫn trong việc tuyên truyền thái quá về các nhân vật chưa thể hiện được tài năng thật sự.
Trước những hạn chế trên, luận văn đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục tỡnh trạng trờn, đề xuất một số biện pháp mới nhằm tăng cường hoạt động tuyên truyền,
nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả tuyên truyền về vấn đề nhân tài và phát huy nhân tài đất nước giai đoạn hiện nay.
Tuyển chọn những mầm tài năng tiềm ẩn trong dân là cả một công việc đũi hỏi một tỡnh thần trỏch nhiệm rất cao, hết sức cụng tõm vỡ dõn vỡ nước, của tất cả đội ngũ nhà bỏo. Với vinh dự và trỏch nhiệm nặng nề này, bỏo chớ sẽ cũn tiếp tục cú những đóng góp hiệu quả hơn nữa trong nhiệm vụ này.
Sử dụng nhân tài là yêu cầu hệ trọng của cả hệ thống chính trị quốc gia. Vỡ cuối cựng cỏc vấn đề của hội nhập, của quản trị quốc gia... đều là những vấn đề của tri thức, của hiểu biết. Chính vỡ vậy, đũi hỏi về người tài hết sức cấp bách hiện nay.
Chiến lược sử dụng người tài là tạo ra môi trường làm phát sinh cung cầu về người tài. Đó là việc xây dựng một mô hỡnh phỏt triển dựa trờn cơ sở là một nền văn hóa tôn trọng người tài trong xó hội. Bỏo chớ cú vai trũ quan trọng trong việc xỏc lập, hỡnh thành và duy trỡ nột văn hóa ấy. Trong nhiệm vụ này, báo chí góp phần tạo ra môi trường quan trọng, đảm bảo cơ chế bảo vệ người tài trong xó hội.
Đề tài: "Báo chí với vấn đề nhân tài và sử dụng nhân tài hiện nay" cung cấp một gúc nhỡn lý luận và thực tiễn để từ đó có những giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng tuyên truyền trên báo chí và đó cũng là góp phần tạo ra một tiếng nói trong xó hội tác động vào việc đào tạo, phát hiện và sử dụng nhân tài phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Hoàn thành luận văn này, mong muốn của tác giả là báo chí nói riêng và cả xó hội núi chung sẽ ngày càng quan tâm hơn đến đội ngũ trí thức của xó hội, tạo điều kiện hết sức để tạo ra một nét văn hóa trọng dụng người tài trong xó hội ta, xõy dựng một xó hội thực sự nhân văn, tạo điều kiện để mỗi người đều có thể cống hiến hết sức lực, tài năng của mỡnh cho cộng đồng, cho dân tộc và Tổ quốc.