THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN TRÊN BÁO CHÍ VỀ VẤN ĐỀ NHÂN TÀI VÀ SỬ DỤNG NHÂN TÀI Ở NƯỚC TA

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Nghiên cứu về báo chí trong phạm vi tuyên truyền về vấn đề nhân pot (Trang 37 - 43)

2.1.1.Thực trạng vấn đề nhân tài và trọng dụng nhân tài ở nước ta hiện nay

Nhõn tài, hiền tài - là nguyờn khớ của quốc gia. Nguyờn khớ thịnh thỡ nhõn tài, hiền tài nhiều. Nguyờn khớ suy thỡ nhõn tài hiếm, hiền tài càng khụng cú. Vào cỏc thời mạt vận của các triều đại phong kiến xưa, có lúc có tỡnh trạng: "Nhân tài như lá mùa thu. Tuấn kiệt như sao buổi sớm" tức là rất hiếm. Đất nước ta, dưới thời thực dân phong kiến cũng vậy, nhiều tài năng bị thui chột, nhân tài do đó chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Cũn hiền tài thỡ chỉ được hun đúc trong gian khổ hy sinh của cách mạng. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, biết bao thanh, thiếu niên thông minh, hiếu học đó phải hiến thõn cho Tổ quốc khi chưa được đào tạo để trở thành nhân tài.

Ngày nay, đất nước được độc lập tự do, nhân dân có quyền làm chủ, nhân tài có điều kiện nở rộ nếu được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, phát triển và sử dụng.

Toàn Đảng, toàn dân ta đang chăm lo đào tạo nhân tài. Các ngành tư tưởng, văn hóa, giáo dục, khoa học... đều dốc sức vào việc đào tạo nhân tài. Các đoàn thể quần chúng, các hội văn học nghệ thuật, khoa học kỹ thuật, các địa phương từ làng, xó đến huyện, tỉnh, thậm chí đến các gia đỡnh, dũng họ đều chăm lo đào tạo và phát triển nhân tài.

Thực tiễn đất nước cũng cho thấy một xu thế tất yếu đang diễn ra là sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa đũi hỏi phải cú nhiều nhõn tài để thực hiện. Ngược lại, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa lại là điều kiện để sản sinh ra nhiều nhân tài. Từ đông đảo các nhân tài sẽ xuất hiện những hiền tài.

Có chủ trương chính sách thu hút người tài của Đảng và Nhà nước nên trong những năm gần đây, các trí thức giỏi đã được bồi dưỡng đào tạo, được gửi đi đào tạo để sau này cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước. Thực tế hiện nay đã xuất hiện một lớp người mới trong xã hội mà tiêu biểu là đội ngũ trí thức và doanh nhân có hoài bão, lý tưởng, có tài năng đang cống hiến được nhiều cho đất nước. Họ là những tấm gương sáng cho lớp trẻ và mọi tầng lớp trong xã hội kinh trọng, noi theo.

Tuy đó cú chế độ, chính sách cụ thể để thu hút nhân tài góp "chất xám" dựng xây đất nước nhưng thực tế vẫn chưa nhận được sự hưởng ứng của nhiều nhà khoa học, trí thức. Chế độ, chính sách chưa đáp ứng được hai yêu cầu đầu tiên của các nhà trí thức và nhà khoa học là: tôn trọng họ và tạo điều kiện, phương tiện cho họ làm việc, cống hiến tài năng. Chính vì vậy, những năm gần đây, vấn đề phát huy nhân tài để xây dựng đất nước vẫn là một vấn đề nóng bỏng, cần có lời giải.

Nguyễn Trói từng núi: "Thế vận nước có lúc thịnh suy song hào kiệt đời nào cũng có". Thời nay, có nhiều người tài làm được những việc mà hàng triệu người khác không đảm đương nổi. Thế nhưng rất nhiều người trong số họ đó bị bỏ phớ, đất nước không sử dụng họ mà nước ngoài rước đón...

Có thể nói, cho đến nay, hầu như địa phương nào cũng công bố chính sách tuyển dụng, thu hút nhân tài như: khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đưa ra những phương án thu hút, sử dụng tài năng trẻ; khuyến khích các doanh nghiệp cấp học bổng để đào tạo cán bộ nguồn và khuyến khích cán bộ, công chức học tập, nâng cao trỡnh độ sau Đại học, xây dựng cơ chế thưởng cho người có công đào tạo tài năng trẻ... quy định ưu đói, thu hỳt nhân tài với một số cơ chế: quỹ ưu đói, khuyến khớch cỏc nhà khoa học đầu ngành, chuyên gia giỏi; ưu đói về nhà ở (thưởng nhà, bán nhà theo cơ chế trả dần); các ưu đói về phụ cấp, thưởng bằng tiền, trợ cấp mua tài liệu nghiên cứu...

Nhiều tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân tốt nghiệp loại khá, giỏi được các lónh đạo của địa phương mở rộng vũng tay đón nhận, phân về các đơn vị, Tuy nhiên theo phản ánh của báo chí: sau đó các đơn vị đó đùn đẩy qua lại, thủ tục rườm rà và nhận người trong tỡnh thế bị buộc phải nhận.

Tiếp theo đó là phân công công việc không hợp lý, cơ hội làm việc không có, hầu hết phân bổ về các đơn vị hành chính sự nghiệp nên đồng lương trả cho nhân tài được tính theo mức xếp hàng theo thâm niên… Đó là lý do khiến đa số những người được tuyển dụng làm chỉ một thời gian ngắn là chuyển sang các doanh nghiệp hoặc công ty nước ngoài.

Hiện nay, về số lượng người có học hàm học vị cao, Việt Nam đứng đầu ở khu vực Đông Nam Á. Song vỡ sao cỏc trường đại học tốt nhất của ta lại được xếp loại thấp hơn khoảng 50 bậc so với Thái Lan, cũn khoa học cụng nghệ của ta tụt hậu so với Thái Lan khoảng 30 năm? Mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ, "thực" - "ảo" trong khoa học vẫn cũn lẫn lộn; cỏc nhà khoa học thực sự chưa được nhỡn nhận đúng và chưa được tạo điều kiện tốt nhất có thể để làm việc; trong khi đó, các nhà lónh đạo lại chưa tỏ rừ quyết tõm trọng dụng người tài...

Văn bằng Tiến sĩ, Tiến sĩ khoa học tại các nước tiên tiến chỉ có "giá trị" hai năm. Sau thời gian đó, nếu chủ sở hữu không tiếp tục có ít nhất một sản phẩm khoa học mới, văn bằng tuy không bị thu hồi nhưng chỗ đứng của chủ sở hữu nó trong giới khoa học khụng cũn nữa. Văn bằng Phó giáo sư, giáo sư chỉ có giá trị khi được gắn với trách nhiệm đào tạo và vị trí cụ thể tại viện nghiên cứu hoặc trường Đại học. Khác với các nước, ở Việt Nam, văn bằng tiến sĩ, tiến sĩ khoa học, Phó giáo sư, giáo sư - phần "ảo" lại được tôn vinh và hưởng "lộc" cả đời, cũn "phần thực" (hành nghề như thế nào?) lại chưa được xem trọng.

Con đường nào vào khoa học cũng chông gai gian khổ. Khoa học chưa được coi trọng là một "nghề". Số đông chưa có điều kiện hành "nghề", chưa nói là phải "bỏ nghề" sau khi cú bằng, là một thực tế, khú chấp nhận. Tiến thõn theo cỏc bậc quản lý gần như trở thành lối đi độc đạo. Quan niệm này có nguồn gốc sâu xa từ hạn chế của văn hoá phương Đông.

Về tư duy này nhà văn Lỗ Tấn đó gọi "bằng cấp như hũn gạch để gừ cửa vào chốn quan trường. Cửa mở rồi thỡ cú thể vứt gạch đi". Giáo sư Hoàng Tụy gần đây đó

phỏt biểu trờn VietnamNet: "Khoảng 1/3 số Giáo sư Phó giáo sư phải thu hồi chức danh" - là một nhận xét đáng buồn.

Theo số liệu quốc tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng 340 bài được công bố, bằng số lượng của Thái Lan 10 năm về trước; cũn chỉ số nghiờn cứu ứng dụng triển khai (R&D) Thái Lan lớn hơn Việt Nam khoảng ba lần. Theo tiêu chí quốc tế, trong số 13.500 Tiến sĩ, Tiến sĩ khoa học chỉ có khoảng 500 người (chiếm 3,72%) có sản phẩm đích thực, được quốc tế ghi nhận thỡ quả là con số thỏch thức...

Vấn đề tồn tại lớn nhất nằm ở công tác cán bộ, trong đó cốt lừi là cỏn bộ cụng chức trong cỏc cơ quan công quyền của Nhà nước. Với cách sử dụng người của Đảng hiện nay thỡ người tài không được trọng dụng, người tài khó có cơ hội chiếm lĩnh được một vị trí nào đó để tự thể hiện mỡnh, tự khẳng định tài năng của mỡnh.

Việc thu hút nhân tài từ lâu đang trở thành "câu cửa miệng" của lónh đạo nhiều địa phương, nhưng trên thực tế, lời kêu gọi đó phần nhiều mang tính hỡnh thức. Hiện tại, nhiều địa phương đó lập trang web, kờu gọi thu hỳt nhân tài. Thế nhưng, khi vào trang web của Hà Nội, người ta không hề thấy một dũng thụng tin nào về thu hỳt nhân tài, cũn Thành phố Hồ Chí Minh, để tỡm cho ra quyết định thu hút nhân tài của thành phố này, người đọc phải lần vào mục văn bản chính sách mới được mục sở thị. Cũn trang web của tỉnh Bắc Ninh, sau một hồi tỡm kiếm, chỉ thấy quyết định thu hút nhân tài mà không hề có điều khoản, chi tiết cụ thể...

Giải thích cho hiện tượng này có nhiều nguyên nhân. Có thể do các địa phương cũn nghốo, kinh tế khoa học mặt bằng dõn trớ cũn thấp, từ đó dẫn tới môi trường làm việc cho đội ngũ cán bộ nói chung, người tài nói riêng rất khó khăn. Khó khăn lớn nhất vẫn là môi trường làm việc trong khi đây là điều quan trọng về lâu về dài đối với nhân tài, cũn hỗ trợ ban đầu chỉ mang tính động viên. Các chính sách thu hút nhân tài không xuất phát từ nhu cầu đặc thù riêng của mỗi địa phương mà thường được xây dựng theo khuôn mẫu na ná nhau giữa các tỉnh. Có thể nói rằng nhiều nơi không cầu người tài thực sự, mà chỉ sắm người tài chỉ để trang trí, cho bằng các tỉnh bạn. Do vậy vừa hết sức lóng phí, vừa không phát huy được vai trũ của họ trong công việc.

Đó chỉ là một phần của những thực tế nhức nhối về cách sử dụng nhân tài của chúng ta hiện nay mà báo chí đại diện cho người dân đó nói lên.

Nếu so với nhân tài ở các nước phát triển, nhân tài ở nước ta quả thật vô cùng khó khăn về mọi mặt để cống hiến tài năng cho đất nước. Sau đây là bảng so sánh chính sách đối với các cá nhân tài năng của ta so với các nước phát triển.

Điểm

so sánh Ở Việt Nam Ở một số nước phát triển

Sinh viên tốt

nghiệp thủ khoa

Sinh viờn giỏi tỡm được việc làm tốt trong cơ quan nhà nước không nhiều (vỡ biờn chế hết)

Sinh viên giỏi được doanh nghiệp ký hợp đồng, đỡ đầu, cấp học bổng, khi tốt nghiệp được đưa đi đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Lương trả theo ngạch, bậc, có thể

trả thêm cũng không nhiều. Việc tham dự hội nghị quốc gia, quốc tế ớt. Vỡ cũn trẻ, chưa đến lượt, chưa đủ tiêu chuẩn

Lương trả theo thành quả lao động (có thể rất cao). Được cấp hộ chiếu ưu tiên.

Tham dự các hội nghị quốc tế tự do, có thể được cấp kinh phí. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhân tài

Khi trong biên chế, do cơ chế, chính sách bó buộc rất khó thay đổi vị trí, nơi làm việc

Tự do sử dụng thời gian với tỷ lệ% được thoả thuận. Được di chuyển dễ dàng sau khi hoàn thành hợp đồng. Nếu đối xử không thỏa đáng, có quyền cắt hợp đồng chuyển nơi khác. Tạo ra thế cạnh tranh nhân tài

Đánh giá nhân tài

Mới đây, người tài năng cũng dự thi tuyển vào một số vị trí công tác. Nhưng do vị nể, con ông cháu cha, chạy chọt... nên việc

Người tài đấu thầu dự án, thi tuyển có tính cạnh tranh: công khai, minh bạch, đảm bảo ai tài giỏi hơn sẽ thắng. Ai tài cao thỡ chức trọng.

thi tuyển cũn hỡnh thức. Đứng đầu cơ quan, đơn vị, không ít nơi chưa phải là người có tài năng. Người tài cũn trẻ khú phỏt huy được tác dụng vỡ tõm lý trọng người cao tuổi, người có nhiều kinh nghiệm thực tế.

Người tài ít tuổi, nhiều tuổi, học hàm học vị cao thấp đều có thể thi tuyển. Ai thắng có thể thuê giáo sư, tiến sĩ khoa học làm theo hợp đồng.

Môi trường

làm việc

Bầu không khí hợp tác: thiếu, yếu.Thiên về làm việc cá nhân

Hợp tác theo cơ chế nhóm, làm việc cởi mở

Thông tin ít, thiếu tạp chí nước ngoài

Thông tin qua nhiều kênh, đặc biệt qua mạng, qua nhóm

Giao lưu quốc tế, dự hội nghị, hội thảo ít

Giao lưu, dự hội nghị quốc gia, quốc tế dễ dàng

Trang thiết bị, mỏy múc cũn lạc hậu, phũng thớ nghiệm hiện đại ít.

Máy móc, trang thiết bị hiện đại

Trỡnh độ ngoại ngữ, công nghệ thông tin thấp. Cập nhật thông tin qua mạng ít

Sử dụng ngoại ngữ tiếng Anh tốt, sử dụng máy tính nối mạng thành thạo. Có thể làm việc tại nhà.

Kết luận

Chất xỏm bị lóng phớ, chảy mỏu chất xám. Óc sáng tạo bị ức chế. Tài năng khó có điều kiện trở thành nhân tài. Rất nhiều tài năng trẻ được giải vàng quốc tế nhưng không thành nhân tài.

Một số có thể trở thành "nhân tài" nhưng chưa hẳn là nhân tài

Luụn luụn kớch thớch úc tỡm tũi, sỏng tạo, buộc phải suy nghĩ, do cơ chế cạnh tranh chất xám.

đích thực.

Nhân tài đích thực ít được trọng dụng do cơ chế, chính sách và nhiều lý do khỏch nhau.

Nhân tài không chỉ được trọng dụng mà cũn được suy tôn, hưởng nhiều quy chế ưu tiên, ưu đói.

(Nguồn: Đề tài nghiên cứu chính sách phát triển nhân tài khoa học công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Ban Khoa giáo Trung ương).

Trước những vấn đề nóng bỏng trên, báo chí đã vào cuộc. Rất nhiều tờ báo đã có các bài viết xung quanh chủ đề: Làm gì để phát huy thu hút được nhân tài và phát huy hết tài năng của họ cống hiến cho đất nước... Với rất nhiều nội dung tuyên truyền phong phú, báo chí đó ca ngợi các tấm gương người tài có những cống hiến cho công cuộc đổi mới đất nước, phản ánh thực trạng thu hút và sử dụng nhân tài của nước ta hiện nay và góp phần sửa đổi nhiều những bất cập trong các chủ trương, chính sách, nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo và cả người dân về vấn đề sử dụng nhân tài đất nước. Đây là một trong những nội dung và yêu cầu trong việc tuyên truyền trên báo chí hiện nay. Cũng là một nội dung thu hút đông đảo bạn đọc, tạo nên không khí sôi nổi trên các diễn đàn trên mạng internet.... Những bài báo có tác dụng rõ rệt trong việc cổ vũ động viên lớp trẻ, thế hệ 7X, 8X, 9X hăng say hơn trong học tập, công tác, nghiên cứu khoa học và kinh doanh để làm giàu cho đất nước.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Nghiên cứu về báo chí trong phạm vi tuyên truyền về vấn đề nhân pot (Trang 37 - 43)