Vấn đề cần thực hiện của báo chí trong tuyên truyền về vấn đề nhân tài và sử dụng nhân tà

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Nghiên cứu về báo chí trong phạm vi tuyên truyền về vấn đề nhân pot (Trang 90 - 92)

tài và sử dụng nhân tài

Tuyên truyền về vấn đề nhân tài và trọng dụng nhân tài cũng là việc sản xuất các tin bài giống như bao đề tài khác. Tuy nhiên, với những đặc trưng riêng của vấn đề nên chắc chắn, khi viết về chủ đề này, nhà báo cũng cần có những lưu ý riêng. Thực hiện tốt các nội dung đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền về vấn đề nhân tài. Đó là các các vấn đề mà báo chí - trước hết là các nhà báo - cần nắm vững và thực hiện tốt:

- Phải xác định rừ quan điểm tuyên truyền của báo chí trong tuyên truyền về vấn đề này là góp phần cùng xó hội định hướng, tham gia đào tạo, phát hiện, trọng dụng và phát huy nhân tài phục vụ đất nước. Đó là mục tiêu cao nhất. Khụng vỡ đề cao tính chiến đấu, tính chân thật khách quan mà nói quá nhiều về những tiêu cực trong cách sử dụng người tài của các địa phương, doanh nghiệp. Có đề cập cũng phải trờn tinh thần xõy dựng, gúp ý thẳng thắn và phân biệt nó với dạng bài đấu tranh chống quan liêu, chống tiêu cực. Có như vậy, tuyên truyền về vấn đề này mới phát huy được hết vai trũ trong việc hoàn thiện chính sách trọng dụng nhân tài của Đảng, cổ vũ động viên các tấm gương người tài, tạo ra các phong trào thi đua học tập, noi gương người tài, xây dựng được văn hoá trọng người tài trong xó hội, góp một tiếng nói để người tài được nhỡn nhận, đánh giá đúng vai trũ, có đất dụng vừ để phát huy trí lực.

- Cú cỏi nhỡn khỏch quan, trung thực về cỏ nhõn mỗi người tài, đánh giá họ một cách công bằng cả tài năng và đạo đức. Khi đi vào cơ chế thị trường, do tác động của nhiều yếu tố nên tính ổn định và sự thể hiện của nhân tài đất nước cũng có những nét rất khác trước. Thực tế đó cú những người hôm nay được bỏo chớ hết lời khen ngợi vỡ tài năng kinh doanh, quản lý, cú cụng lao đưa một doanh nghiệp, một công ty làm ăn phát đạt nhưng ngày mai có thể phá sản. Một doanh nhân hôm qua được ca ngợi về sự năng động trong làm ăn nhưng ngày mai cũng có thể đối diện với pháp luật. Một nhà khoa học trẻ công bố những phát hiện có giá trị nhưng sau này lại bị phát hiện là ăn cắp bản quyền v.v... Điều này cho

thấy việc sàng lọc, phân tích, so sánh, đánh giá để nhận diện chính xác những tài năng thật sự, để được xó hội cụng nhận, để họ phát huy hết tài năng, mang hết công sức phục vụ đất nước hoàn toàn không phải đơn giản. Trong khi thực hiện hiệc tuyên truyền về vấn đề nhân tài và sử dụng nhân tài, có nhiều vấn đề mà trước hết là các phóng viên, nhà báo cần lưu ý thực hiện để nâng cao chất lượng tuyên truyền. Nhà báo cần rèn luyện bản lĩnh để nhỡn nhận rừ đâu là nhân tài "thật", nhân tài "giả". Nếu khen ngợi một cách quá đáng những con người không thật sự xứng đáng sẽ gây ra những hậu quả khó lường về mặt dư luận xó hội. Do đó, nhà báo cần rèn luyện bản lĩnh và kinh nghiệm nghề nghiệp cũng như khả năng đánh giá con người một cách khách quan, công tâm.

- Tuyên truyền về vấn đề này cần xác định một đường ranh giới cho các phóng viên, yêu cầu phóng viên khi khen hay đánh giá tốt về một người tài cần phải có chừng mực, phải cho họ thấy được bên cạnh vinh quang mà họ đạt được là trách nhiệm nặng nề hơn ở phía trước đối với xó hội. Thành công của họ chỉ là bước đầu và bản thân cũn phải cố gắng rất nhiều để xứng đáng với kỳ vọng của xó hội. Khi biểu dương quá mức hay khen quá đáng khi thành tích của họ chưa thật sự nổi trội sẽ gây hiệu ứng "khó chịu" trọng dư luận xó hội, vừa ảnh hưởng không tốt đến uy tín của tờ báo, vừa gây tâm lý tự món của những người có tiềm năng "nhân tài", có thể gây tác hại không nhỏ đến quá trỡnh hỡnh thành nhân cách nhất là đối với những nhân tài trẻ tuổi. Điều đó gây ra phản tác dụng trong tuyên truyền.

Bên cạnh đó, khi nói về những chính sách bất cập về cách đào tạo, sử dụng người tài của từng địa phương, doanh nghiệp cũng cần chỉ rừ những nguyên nhân cả khách quan và chủ quan nhưng cái quan trọng hơn là nhà báo phải xuất phát trên tinh thần xây dựng, đóng góp cho việc hoàn thiện chính sách thu hút người tài của ngành, của địa phương đó. Nói quá nhiều về tiêu cực không những không giải quyết được vấn đề mà cũn làm cho chính những người tài khi nắm được thông tin sẽ sinh tâm lý bi quan, chán nản, không muốn làm việc, bỏ bê và đổ lỗi cho cơ chế chứ không phấn đấu làm việc một cách nghiêm túc.

Việc tuyên truyền các chính sách thu hút nhân tài phải đứng trên quan điểm phát huy nhân tài, nêu cao trách nhiệm cùng chung tay với các ngành các cấp và toàn xó hội tham gia giáo dục, định hướng, phát hiện, trọng dụng và phát huy nhân tài phục vụ cho sự nghiệp đổi mới chứ không có mục đích câu khách hay nói những vấn đề tiêu cực để tăng tính gay cấn, nóng bỏng cho tờ báo.

- Tạo ra các diễn đàn để người dân tham gia ý kiến đóng góp cho kế sách dùng người của Đảng, kế sách trọng dụng nhân tài trong thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Nghiên cứu về báo chí trong phạm vi tuyên truyền về vấn đề nhân pot (Trang 90 - 92)